CTTĐT - Sau 6 năm triển khai chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới đến nay huyện Trấn Yên đã có 6 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới là Báo Đáp, Việt Thành, Tân Đồng, Đào Thịnh, Nga Quán và Bảo Hưng. Huyện Trấn Yên đặt ra mục tiêu đến năm 2020 phấn đấu đạt huyện nông thôn mới (NTM). Hiện nay, cấp ủy, chính quyền và người dân trong huyện đang chung sức, đồng lòng thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để hoàn thành nhiệm vụ này.
Người dân xã Tân Đồng làm đường giao thông nông thôn
Báo Đáp là xã đầu tiên của huyện được công nhận đạt chuẩn NTM vào tháng 3/2015. Trong quá trình thực hiện Báo Đáp đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động để nâng cao nhận thức của cán bộ, nhân dân; thực hiện tốt việc phát huy quy chế dân chủ ở cơ sở để tạo dựng niềm tin trong nhân dân. Trong 5 năm triển khai xây dựng nông thôn mới, Báo Đáp đã huy động tổng nguồn vốn đầu tư xây dựng đạt gần 54 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp chiếm gần 20%. Do được biết, được bàn, được làm, kiểm tra và hưởng thụ chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM nên mọi người dân đều rất tin tưởng và nhiệt tình đóng góp sức người, sức của xây dựng các tiêu chí, kiến thiết quê hương. Diện mạo xã Báo Đáp đã đổi thay rõ nét, đời sống của nhân dân được cải thiện đáng kể; 100% đường trục xã, liên xã được nhựa hóa, bê tông hóa; hình thành các vùng sản xuất chuyên canh tập trung; thu nhập bình quân đầu người đạt 28 triệu đồng/năm; tỷ lệ người dân tham gia BHYT tăng lên 82%. Đồng chí Trần Quang Trung - Chủ tịch UBND xã Báo Đáp cho biết: “Chúng tôi suy nghĩ xây dựng NTM không phải là đích đến cuối cùng, chính vì vậy, sau khi hoàn thành thì hiện nay Báo Đáp đang tập trung thực hiện các giải pháp nhằm duy trì bền vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt được như nâng cao thu nhập người dân, xây dựng kết cấu hạ tầng, giảm tỷ lệ hộ nghèo…”
Đào Thịnh là xã thứ 6 của huyện Trấn Yên về đích NTM trong năm 2016. Xuất phát điểm mới chỉ có 6/19 tiêu chí đã hoàn thành, địa phương còn gặp nhiều khó khăn về hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất, dân sinh; nhiều tiêu chí được cho là khó hoàn thành như đường giao thông, cơ sở vật chất văn hóa, môi trường… Nhưng nhờ xây dựng đúng lộ trình, kế hoạch; xác định tiêu chí nào cần làm trước và có sự tác động đến các tiêu chí khác thì tập trung vận động nhân dân đồng lòng chung sức thực hiện trước. Trong quá trình vận động đã phát huy tính gương mẫu đi đầu của cán bộ, Đảng viên; công khai minh bạch các khoản đóng góp và sự huy động đầu tư cho xây dựng NTM. Đến nay đời sống của người dân đã thực sự thay đổi, nhà cửa khang trang hơn, đường sá đi lại thuận lợi hơn và quan trọng hơn là người dân phấn khởi, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng ủy, chính quyền trong quá trình xây dựng và củng cố các tiêu chí NTM.
Đồng chí Chu Đức Hiền - Chủ tịch UBND xã Đào Thịnh chia sẻ: “Để thực hiện hoàn thành chường trình xây dựng NTM, xã Đào Thịnh đã chủ động xây dựng lộ trình, kế hoạch; xác định tiêu chí nào cần làm trước và có sự tác động đến các tiêu chí khác thì huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận dốc sức của nhân dân, thực hiện triệt để phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng””. Trong giai đoạn 2011 - 2016, nguồn vốn để thực hiện xây dựng NTM của Đào Thịnh là hơn 50 tỷ đồng, trong đó Nhà nước hỗ trợ trên 30 tỷ đồng, nhân dân đóng góp khoảng 20 tỷ đồng. Hiện nay, số hộ nghèo của xã giảm xuống chỉ còn 7,4%; thu nhập bình quân đầu người đến năm 2016 đạt 26 triệu đồng/năm; cơ sở hạ tầng điện - đường - trường - trạm được nâng cấp.
Xác định xây dựng NTM là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; là cuộc vận động lớn, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực với sự tham gia cao nhất của mọi người dân nông thôn và trở thành phong trào thi đua sâu rộng giữa các hộ dân, cộng đồng dân cư và các địa phương trên địa bàn huyện, huyện Trấn Yên phấn đấu đến năm 2020 có 21/21 xã đạt chuẩn NTM; huyện Trấn Yên được công nhận huyện NTM. Riêng trong năm 2017, phấn đấu 4 xã đạt NTM gồm: Hưng Khánh, Vân Hội, Hưng Thịnh, Minh Quân nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới toàn huyện lên 10 xã. Để thực hiện được mục tiêu này, huyện Trấn Yên đã xây dựng kế hoạch theo lộ trình từng năm phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương. Trong đó, sẽ tiếp tục thực hiện tốt công tác tuyên truyền sâu rộng đến mọi cán bộ, đảng viên và người dân về mục tiêu, tiêu chí xây dựng nông thôn mới và cách làm hay, sáng tạo, phát huy cao độ vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt, Đảng ủy,chính quyền các xã cần tập trung vào việc phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân; thực hiện có hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Tiếp tục mở rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp hàng hóa, đẩy mạnh liên kết với doanh nghiệp để tổ chức sản xuất theo chuỗi gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm; áp dụng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Đồng chí Nguyễn Đức Mầu - Phó Chủ tịch UBND huyện Trấn Yên cho biết thêm: “Trong giai đoạn tiếp theo, huyện sẽ tạo môi trường thuận lợi cho hợp tác công - tư trong sản xuất hàng hóa, đảm bảo mối liên kết bền vững, ổn định đầu ra cho sản phẩm. Đồng thời triển khai tốt các cơ chế, chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư vào khu vực nông nghiệp, nông thôn; phát triển các loại hình Hợp tác xã, tổ hợp tác, kinh tế trang trại, kinh tế hộ gia đình, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn, bảo đảm phát triển nhanh và bền vững. Thêm nữa, huyện sẽ chú trọng các giải pháp về nguồn vốn và cơ chế huy động vốn, tăng cường thực hiện các giải pháp và đa dạng hóa các hình thức huy động nguồn lực thực hiện chương trình…”
Thành công xây dựng nông thôn mới ở 6 xã của huyện Trấn Yên khẳng định sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; tập trung triển khai quyết liệt từ công tác chỉ đạo, điều hành; tuyên truyền, vận động đến triển khai các tiêu chí; vận dụng linh hoạt, sáng tạo đường lối, chủ trương vào thực tế từng địa phương để có cách làm phù hợp, mang lại hiệu quả cao của cấp ủy Đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở, đặc biệt là sự chung sức, đồng thuận của nhân dân. Đây chính là tiền đề để Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện về đích theo đúng mục tiêu đề ra./.
1834 lượt xem
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sau 6 năm triển khai chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới đến nay huyện Trấn Yên đã có 6 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới là Báo Đáp, Việt Thành, Tân Đồng, Đào Thịnh, Nga Quán và Bảo Hưng. Huyện Trấn Yên đặt ra mục tiêu đến năm 2020 phấn đấu đạt huyện nông thôn mới (NTM). Hiện nay, cấp ủy, chính quyền và người dân trong huyện đang chung sức, đồng lòng thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để hoàn thành nhiệm vụ này.Báo Đáp là xã đầu tiên của huyện được công nhận đạt chuẩn NTM vào tháng 3/2015. Trong quá trình thực hiện Báo Đáp đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động để nâng cao nhận thức của cán bộ, nhân dân; thực hiện tốt việc phát huy quy chế dân chủ ở cơ sở để tạo dựng niềm tin trong nhân dân. Trong 5 năm triển khai xây dựng nông thôn mới, Báo Đáp đã huy động tổng nguồn vốn đầu tư xây dựng đạt gần 54 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp chiếm gần 20%. Do được biết, được bàn, được làm, kiểm tra và hưởng thụ chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM nên mọi người dân đều rất tin tưởng và nhiệt tình đóng góp sức người, sức của xây dựng các tiêu chí, kiến thiết quê hương. Diện mạo xã Báo Đáp đã đổi thay rõ nét, đời sống của nhân dân được cải thiện đáng kể; 100% đường trục xã, liên xã được nhựa hóa, bê tông hóa; hình thành các vùng sản xuất chuyên canh tập trung; thu nhập bình quân đầu người đạt 28 triệu đồng/năm; tỷ lệ người dân tham gia BHYT tăng lên 82%. Đồng chí Trần Quang Trung - Chủ tịch UBND xã Báo Đáp cho biết: “Chúng tôi suy nghĩ xây dựng NTM không phải là đích đến cuối cùng, chính vì vậy, sau khi hoàn thành thì hiện nay Báo Đáp đang tập trung thực hiện các giải pháp nhằm duy trì bền vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt được như nâng cao thu nhập người dân, xây dựng kết cấu hạ tầng, giảm tỷ lệ hộ nghèo…”
Đào Thịnh là xã thứ 6 của huyện Trấn Yên về đích NTM trong năm 2016. Xuất phát điểm mới chỉ có 6/19 tiêu chí đã hoàn thành, địa phương còn gặp nhiều khó khăn về hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất, dân sinh; nhiều tiêu chí được cho là khó hoàn thành như đường giao thông, cơ sở vật chất văn hóa, môi trường… Nhưng nhờ xây dựng đúng lộ trình, kế hoạch; xác định tiêu chí nào cần làm trước và có sự tác động đến các tiêu chí khác thì tập trung vận động nhân dân đồng lòng chung sức thực hiện trước. Trong quá trình vận động đã phát huy tính gương mẫu đi đầu của cán bộ, Đảng viên; công khai minh bạch các khoản đóng góp và sự huy động đầu tư cho xây dựng NTM. Đến nay đời sống của người dân đã thực sự thay đổi, nhà cửa khang trang hơn, đường sá đi lại thuận lợi hơn và quan trọng hơn là người dân phấn khởi, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng ủy, chính quyền trong quá trình xây dựng và củng cố các tiêu chí NTM.
Đồng chí Chu Đức Hiền - Chủ tịch UBND xã Đào Thịnh chia sẻ: “Để thực hiện hoàn thành chường trình xây dựng NTM, xã Đào Thịnh đã chủ động xây dựng lộ trình, kế hoạch; xác định tiêu chí nào cần làm trước và có sự tác động đến các tiêu chí khác thì huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận dốc sức của nhân dân, thực hiện triệt để phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng””. Trong giai đoạn 2011 - 2016, nguồn vốn để thực hiện xây dựng NTM của Đào Thịnh là hơn 50 tỷ đồng, trong đó Nhà nước hỗ trợ trên 30 tỷ đồng, nhân dân đóng góp khoảng 20 tỷ đồng. Hiện nay, số hộ nghèo của xã giảm xuống chỉ còn 7,4%; thu nhập bình quân đầu người đến năm 2016 đạt 26 triệu đồng/năm; cơ sở hạ tầng điện - đường - trường - trạm được nâng cấp.
Xác định xây dựng NTM là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; là cuộc vận động lớn, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực với sự tham gia cao nhất của mọi người dân nông thôn và trở thành phong trào thi đua sâu rộng giữa các hộ dân, cộng đồng dân cư và các địa phương trên địa bàn huyện, huyện Trấn Yên phấn đấu đến năm 2020 có 21/21 xã đạt chuẩn NTM; huyện Trấn Yên được công nhận huyện NTM. Riêng trong năm 2017, phấn đấu 4 xã đạt NTM gồm: Hưng Khánh, Vân Hội, Hưng Thịnh, Minh Quân nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới toàn huyện lên 10 xã. Để thực hiện được mục tiêu này, huyện Trấn Yên đã xây dựng kế hoạch theo lộ trình từng năm phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương. Trong đó, sẽ tiếp tục thực hiện tốt công tác tuyên truyền sâu rộng đến mọi cán bộ, đảng viên và người dân về mục tiêu, tiêu chí xây dựng nông thôn mới và cách làm hay, sáng tạo, phát huy cao độ vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt, Đảng ủy,chính quyền các xã cần tập trung vào việc phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân; thực hiện có hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Tiếp tục mở rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp hàng hóa, đẩy mạnh liên kết với doanh nghiệp để tổ chức sản xuất theo chuỗi gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm; áp dụng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Đồng chí Nguyễn Đức Mầu - Phó Chủ tịch UBND huyện Trấn Yên cho biết thêm: “Trong giai đoạn tiếp theo, huyện sẽ tạo môi trường thuận lợi cho hợp tác công - tư trong sản xuất hàng hóa, đảm bảo mối liên kết bền vững, ổn định đầu ra cho sản phẩm. Đồng thời triển khai tốt các cơ chế, chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư vào khu vực nông nghiệp, nông thôn; phát triển các loại hình Hợp tác xã, tổ hợp tác, kinh tế trang trại, kinh tế hộ gia đình, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn, bảo đảm phát triển nhanh và bền vững. Thêm nữa, huyện sẽ chú trọng các giải pháp về nguồn vốn và cơ chế huy động vốn, tăng cường thực hiện các giải pháp và đa dạng hóa các hình thức huy động nguồn lực thực hiện chương trình…”
Thành công xây dựng nông thôn mới ở 6 xã của huyện Trấn Yên khẳng định sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; tập trung triển khai quyết liệt từ công tác chỉ đạo, điều hành; tuyên truyền, vận động đến triển khai các tiêu chí; vận dụng linh hoạt, sáng tạo đường lối, chủ trương vào thực tế từng địa phương để có cách làm phù hợp, mang lại hiệu quả cao của cấp ủy Đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở, đặc biệt là sự chung sức, đồng thuận của nhân dân. Đây chính là tiền đề để Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện về đích theo đúng mục tiêu đề ra./.