Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2030; bảo vệ môi trường trong hoạt động đường thủy nội địa; Chiến lược phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ vũ trụ đến năm 2030; áp dụng biện pháp phòng dịch phù hợp, hạn chế tối đa bất lợi cho nhân dân… là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 1-5/2/2021.
.
Chương trình hỗ trợ phát triển thị trường lao động đến năm 2030
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chương trình hỗ trợ phát triển thị trường lao động đến năm 2030 tạo tiền đề vững chắc cho việc xây dựng và phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường lao động, góp phần huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng hiện đại, bảo đảm kết nối thị trường lao động trong nước với thị trường lao động của các nước trong khu vực và trên thế giới.
Chương trình đặt mục tiêu cụ thể là tăng số lao động có kỹ năng phù hợp với nhu cầu thị trường lao động; tỷ lệ qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 30% vào năm 2025 và đạt 35-40% vào năm 2030; chỉ số Lao động có kiến thức chuyên môn trong Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) thuộc nhóm 60 nước đứng đầu vào năm 2025 vào thuộc nhóm 55 nước đứng đầu vào năm 2030; tỷ lệ lao động có các kỹ năng công nghệ thông tin đạt 80% năm 2025 và 90% năm 2030; phấn đấu giảm tỷ lệ thanh niên không có việc làm, không đi học hoặc không được đào tạo dưới 8%;...
Bảo vệ môi trường trong hoạt động đường thủy nội địa
Chính phủ ban hành Nghị định số 08/2021/NĐ-CP quy định về quản lý hoạt động đường thủy nội địa, trong đó quy định bảo vệ môi trường trong hoạt động đường thủy nội địa.
Về bảo vệ môi trường trong đầu tư xây dựng, bảo trì, cải tạo, nâng cấp kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa, chủ dự án các công trình xây dựng, bảo trì, cải tạo, nâng cấp kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa có trách nhiệm tổ chức lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc xác nhận theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2030
Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2030. Mục tiêu của Chương trình là nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến, thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào sản xuất, phát triển các sản phẩm quốc gia nhằm tăng năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm quốc gia tại thị trường trong nước và quốc tế. Đến năm 2030, hình thành và phát triển tối thiểu 10 sản phẩm quốc gia mới.
Chiến lược phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ vũ trụ đến năm 2030
Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ vũ trụ đến năm 2030 với mục tiêu tổng quát nhằm ứng dụng rộng rãi thành tựu của khoa học và công nghệ vũ trụ; đầu tư có trọng tâm, trọng điểm một số lĩnh vực có liên quan đến quốc phòng, an ninh, quản lý tài nguyên và môi trường, giám sát và hỗ trợ giảm thiểu thiệt hại do thiên tai, cung cấp đa dạng dịch vụ cho người dân; nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ của đất nước, góp phần bảo đảm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, thúc đẩy phát triển mọi mặt kinh tế - xã hội và bảo đảm các lợi ích quốc gia khác.
Nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã (HTX) kiểu mới hiệu quả tại các địa phương trên cả nước giai đoạn 2021 - 2025. Đề án đặt mục tiêu đến 2025 lựa chọn được tối thiểu 300 HTX/liên hiệp HTX tham gia, hoạt động theo 12 mô hình của Đề án; 100% HTX thí điểm hoạt động hiệu quả cao, được đánh giá xếp loại Tốt, đạt từ 80 điểm trở lên theo Thông tư số 01/2020/TT-BKHĐT ngày 19/1/2020 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn và đánh giá HTX; xây dựng Phương án nhân rộng các mô hình HTX kiểu mới hiệu quả trên phạm vi cả nước trong 5 năm tiếp theo (giai đoạn 2026-2030).
Đầu tư hơn 2 nghìn tỷ đồng lắp camera giám sát giao thông
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đầu tư lắp đặt camera giám sát, chỉ huy điều hành giao thông phục vụ an ninh trật tự và xử lý vi phạm hành chính”.
Đề án này được phê duyệt nhằm nâng cấp Trung tâm thông tin chỉ huy giao thông, xây dựng hệ thống quản lý điều hành, kết nối các hệ thống camera giám sát phục vụ an ninh trật tự và xử lý vi phạm giao thông trên toàn quốc; xây dựng, ban hành tiêu chuẩn quốc gia về hệ thống camera giám sát, chỉ huy điều hành giao thông phục vụ an ninh trật tự và xử lý vi phạm hành chính; trong đó có loại thông tin, dữ liệu thu thập, khả năng kết nối, chia sẻ, liên thông, đồng bộ hóa cơ sở dữ liệu dùng chung... Xây dựng hành lang pháp lý trong việc xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ qua hình ảnh. Tổng kinh phí thực hiện Đề án khoảng 2.150 tỷ đồng từ nguồn ngân sách nhà nước, nguồn vốn xã hội hóa và các nguồn vốn hợp pháp khác.
Thanh Hóa phấn đấu là tỉnh kiểu mẫu, phát triển toàn diện
Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 58-NQ/TW ngày 5/8/2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Tỉnh Thanh Hóa phấn đấu giai đoạn 2021 - 2025 tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm GRDP đạt 11% trở lên; tốc độ tăng năng suất lao động đạt trên 9,6%; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hằng năm từ 1,5% trở lên; đến năm 2025, GRDP/người đạt 5.200 USD trở lên; kim ngạch xuất khẩu đạt 8 tỷ USD; 17 đơn vị cấp huyện, 88% số xã đạt nông thôn mới, 25% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 8% số xã đạt nông thôn mới kiểu mẫu;... Tầm nhìn đến năm 2045, Thanh Hóa là tỉnh giàu đẹp, văn minh và hiện đại; tỉnh phát triển toàn diện và kiểu mẫu của cả nước.
Áp dụng biện pháp phòng dịch phù hợp, hạn chế tối đa bất lợi cho nhân dân
Báo chí có phản ánh về việc “ngăn sông cấm chợ” và cách ly y tế không phù hợp tại một số địa phương.
Về việc này, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp với mức nguy cơ của từng khu vực trên địa bàn, bảo đảm khoanh vùng, cách ly, phong tỏa ở phạm vi gọn nhất, hạn chế tối đa các hoạt động bất lợi đến đời sống, sinh hoạt của nhân dân và sản xuất kinh doanh, nhất là hoạt động vận chuyển hành khách, hàng hóa, nguyên vật liệu sản xuất trong dịp Tết Nguyên đán; có biện pháp cụ thể tạo thuận lợi cho nhân dân tiêu thụ hàng hóa, nông sản, nhất là tại vùng có dịch, vùng bị phong tỏa.
Thủ tướng cũng lưu ý các tỉnh áp dụng biện pháp cách ly tập trung, cách ly tại nhà đối với với người đến từ vùng có dịch COVID-19 theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế.
1635 lượt xem
Theo Chinhphu.vn
Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2030; bảo vệ môi trường trong hoạt động đường thủy nội địa; Chiến lược phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ vũ trụ đến năm 2030; áp dụng biện pháp phòng dịch phù hợp, hạn chế tối đa bất lợi cho nhân dân… là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 1-5/2/2021.Chương trình hỗ trợ phát triển thị trường lao động đến năm 2030
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chương trình hỗ trợ phát triển thị trường lao động đến năm 2030 tạo tiền đề vững chắc cho việc xây dựng và phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường lao động, góp phần huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng hiện đại, bảo đảm kết nối thị trường lao động trong nước với thị trường lao động của các nước trong khu vực và trên thế giới.
Chương trình đặt mục tiêu cụ thể là tăng số lao động có kỹ năng phù hợp với nhu cầu thị trường lao động; tỷ lệ qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 30% vào năm 2025 và đạt 35-40% vào năm 2030; chỉ số Lao động có kiến thức chuyên môn trong Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) thuộc nhóm 60 nước đứng đầu vào năm 2025 vào thuộc nhóm 55 nước đứng đầu vào năm 2030; tỷ lệ lao động có các kỹ năng công nghệ thông tin đạt 80% năm 2025 và 90% năm 2030; phấn đấu giảm tỷ lệ thanh niên không có việc làm, không đi học hoặc không được đào tạo dưới 8%;...
Bảo vệ môi trường trong hoạt động đường thủy nội địa
Chính phủ ban hành Nghị định số 08/2021/NĐ-CP quy định về quản lý hoạt động đường thủy nội địa, trong đó quy định bảo vệ môi trường trong hoạt động đường thủy nội địa.
Về bảo vệ môi trường trong đầu tư xây dựng, bảo trì, cải tạo, nâng cấp kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa, chủ dự án các công trình xây dựng, bảo trì, cải tạo, nâng cấp kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa có trách nhiệm tổ chức lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc xác nhận theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2030
Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2030. Mục tiêu của Chương trình là nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến, thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào sản xuất, phát triển các sản phẩm quốc gia nhằm tăng năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm quốc gia tại thị trường trong nước và quốc tế. Đến năm 2030, hình thành và phát triển tối thiểu 10 sản phẩm quốc gia mới.
Chiến lược phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ vũ trụ đến năm 2030
Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ vũ trụ đến năm 2030 với mục tiêu tổng quát nhằm ứng dụng rộng rãi thành tựu của khoa học và công nghệ vũ trụ; đầu tư có trọng tâm, trọng điểm một số lĩnh vực có liên quan đến quốc phòng, an ninh, quản lý tài nguyên và môi trường, giám sát và hỗ trợ giảm thiểu thiệt hại do thiên tai, cung cấp đa dạng dịch vụ cho người dân; nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ của đất nước, góp phần bảo đảm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, thúc đẩy phát triển mọi mặt kinh tế - xã hội và bảo đảm các lợi ích quốc gia khác.
Nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã (HTX) kiểu mới hiệu quả tại các địa phương trên cả nước giai đoạn 2021 - 2025. Đề án đặt mục tiêu đến 2025 lựa chọn được tối thiểu 300 HTX/liên hiệp HTX tham gia, hoạt động theo 12 mô hình của Đề án; 100% HTX thí điểm hoạt động hiệu quả cao, được đánh giá xếp loại Tốt, đạt từ 80 điểm trở lên theo Thông tư số 01/2020/TT-BKHĐT ngày 19/1/2020 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn và đánh giá HTX; xây dựng Phương án nhân rộng các mô hình HTX kiểu mới hiệu quả trên phạm vi cả nước trong 5 năm tiếp theo (giai đoạn 2026-2030).
Đầu tư hơn 2 nghìn tỷ đồng lắp camera giám sát giao thông
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đầu tư lắp đặt camera giám sát, chỉ huy điều hành giao thông phục vụ an ninh trật tự và xử lý vi phạm hành chính”.
Đề án này được phê duyệt nhằm nâng cấp Trung tâm thông tin chỉ huy giao thông, xây dựng hệ thống quản lý điều hành, kết nối các hệ thống camera giám sát phục vụ an ninh trật tự và xử lý vi phạm giao thông trên toàn quốc; xây dựng, ban hành tiêu chuẩn quốc gia về hệ thống camera giám sát, chỉ huy điều hành giao thông phục vụ an ninh trật tự và xử lý vi phạm hành chính; trong đó có loại thông tin, dữ liệu thu thập, khả năng kết nối, chia sẻ, liên thông, đồng bộ hóa cơ sở dữ liệu dùng chung... Xây dựng hành lang pháp lý trong việc xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ qua hình ảnh. Tổng kinh phí thực hiện Đề án khoảng 2.150 tỷ đồng từ nguồn ngân sách nhà nước, nguồn vốn xã hội hóa và các nguồn vốn hợp pháp khác.
Thanh Hóa phấn đấu là tỉnh kiểu mẫu, phát triển toàn diện
Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 58-NQ/TW ngày 5/8/2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Tỉnh Thanh Hóa phấn đấu giai đoạn 2021 - 2025 tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm GRDP đạt 11% trở lên; tốc độ tăng năng suất lao động đạt trên 9,6%; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hằng năm từ 1,5% trở lên; đến năm 2025, GRDP/người đạt 5.200 USD trở lên; kim ngạch xuất khẩu đạt 8 tỷ USD; 17 đơn vị cấp huyện, 88% số xã đạt nông thôn mới, 25% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 8% số xã đạt nông thôn mới kiểu mẫu;... Tầm nhìn đến năm 2045, Thanh Hóa là tỉnh giàu đẹp, văn minh và hiện đại; tỉnh phát triển toàn diện và kiểu mẫu của cả nước.
Áp dụng biện pháp phòng dịch phù hợp, hạn chế tối đa bất lợi cho nhân dân
Báo chí có phản ánh về việc “ngăn sông cấm chợ” và cách ly y tế không phù hợp tại một số địa phương.
Về việc này, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp với mức nguy cơ của từng khu vực trên địa bàn, bảo đảm khoanh vùng, cách ly, phong tỏa ở phạm vi gọn nhất, hạn chế tối đa các hoạt động bất lợi đến đời sống, sinh hoạt của nhân dân và sản xuất kinh doanh, nhất là hoạt động vận chuyển hành khách, hàng hóa, nguyên vật liệu sản xuất trong dịp Tết Nguyên đán; có biện pháp cụ thể tạo thuận lợi cho nhân dân tiêu thụ hàng hóa, nông sản, nhất là tại vùng có dịch, vùng bị phong tỏa.
Thủ tướng cũng lưu ý các tỉnh áp dụng biện pháp cách ly tập trung, cách ly tại nhà đối với với người đến từ vùng có dịch COVID-19 theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế.