CTTĐT - Hiệp định thương mại tự do Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/8/2020. Hiệp định không chỉ tạo ra cơ hội cho hàng hóa của Việt Nam tiến vào thị trường EU mà còn mở ra cánh cửa lớn cho việc định vị thương hiệu Việt trên thị trường quốc tế. Hiệp định chắc chắn sẽ mang lại cơ hội cũng như thách thức đối với nhiều doanh nghiệp tại Yên Bái.
Sản xuất chế biến măng xuất khẩu tại Công ty Cổ phần Yên Thành.
Ngay khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Sau 7 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Đối với khoảng 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại, EU cam kết dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%.
Xác định doanh nghiệp (DN) là nòng cốt trong phát triển kinh tế xã hội, trong nhiều năm qua, tỉnh Yên Bái đã hết sức quan tâm và có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ các DN tham gia vào các hiệp định chung của Việt Nam để có thể vươn xa ra thị trường trong khu vực và trên thế giới. Với môi trường đầu tư thông thoáng cùng nhiều ưu đãi về đất đai, thuế, xuất nhập khẩu, Yên Bái ngày càng thu hút được các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Các doanh nghiệp Yên Bái ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng cũng như quy mô sản xuất. Hàng hóa xuất khẩu của tỉnh như các sản phẩm từ gỗ, may mặc, một số mặt hàng nông sản đã đạt được yêu cầu cao về chất lượng, bao bì, mẫu mã và đã vươn được tới một số thị trường lớn trên thế giới như: Mỹ, Đài Loan, Nhật Bản, Trung Quốc...
Theo nhận định của ngành Công Thương, trong bối cảnh của dịch Covid-19 ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình sản xuất và xuất nhập khẩu thì việc tham gia vào thị trường EU sẽ góp phần giúp các doanh nghiệp tăng tính tự chủ, giảm lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc, từ đó sẽ có thể bù đắp những suy giảm trong xuất khẩu. Hiệp định EVFTA có hiệu lực, các doanh nghiệp của Yên Bái sẽ có cơ hội định hướng lại cơ cấu lại ngành hàng xuất khẩu để phát huy được thế mạnh của tỉnh; tận dụng tốt nhất các ưu đãi về thuế cũng như nhiều ưu đãi khác của Hiệp định.
Thực tế, EVFTA đặt ra không ít thách thức, nhất là các yêu cầu về phi thuế quan, các rào cản kỹ thuật bởi EU là thị trường khó tính, nên các yêu cầu về an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc hay những quy tắc xuất xứ… phải được tuân thủ nghiêm ngặt. Trong khi đó, đa số các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh là doanh nghiệp vừa và nhỏ, khả năng về tài chính và năng lực sản xuất vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu thông tin hàng rào kỹ thuật đối với các hiệp định thương mại tự do. Do vậy, để tận dụng được các lợi thế về thuế suất ưu đãi cũng như nhiều lợi thế khác các DN trên địa bàn của tỉnh cần chủ động chuẩn bị năng lực, nguồn hàng; tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh, nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm hàng hóa để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Cùng với đó, các doanh nghiệp phải chủ động tìm hiểu nội dung của EVFTA, đặc biệt là các cam kết liên quan tới thuế quan và quy tắc xuất xứ. Chủ động hợp tác liên kết, hoàn thiện chuỗi giá trị từ sản xuất, canh tác, chế biến và phân phối tới người tiêu dùng, đảm bảo chất lượng sản phẩm, đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt của Hiệp định. Đặc biệt, phải nâng cao trách nhiệm xã hội của DN, chú ý đến vấn đề phát triển bền vững của Hiệp định, cụ thể cần lưu ý đến các nguyên tắc, tiêu chuẩn về lao động và các quy định, nguyên tắc về bảo vệ môi trường.
Ông Nguyễn Chiến Thắng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cho biết: "Xác định Hiệp định EVFTA là cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp Yên Bái nói riêng, tỉnh Yên Bái đã lên kế hoạch hết sức chi tiết, cụ thể, khẩn trương để đưa Hiệp định vào thực tế sản xuất kinh doanh cũng như đầu tư của các doanh nghiệp cho đúng hướng, để khai thác hiệu quả nhất tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Trong thời gian tới, tỉnh Yên Bái sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tăng cường gặp mặt doanh nghiệp, mời các chuyên gia kinh tế thông tin chi tiết hơn các vấn đề về cơ hội và thách thức cho DN trong việc tham gia EVFTA; chủ động trong việc giúp DN nhỏ và vừa tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, đưa sản phẩm thế mạnh địa phương đến rộng hơn với thị trường quốc tế."
"Từ trước đến nay, các doanh nghiệp thường nghĩ rằng để tham gia các Hiệp định thương mại lớn thì doanh nghiệp phải có quy mô lớn, nhưng thực tế đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn hoàn toàn có thể tham gia được nếu chúng ta có tay nghề giỏi, có thể sản xuất chi tiết và đảm bảo được các quy định nghiêm ngặt của Hiệp định", ông Nguyễn Chiến Thắng cho biết thêm.
1082 lượt xem
Hiền Trang
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Hiệp định thương mại tự do Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/8/2020. Hiệp định không chỉ tạo ra cơ hội cho hàng hóa của Việt Nam tiến vào thị trường EU mà còn mở ra cánh cửa lớn cho việc định vị thương hiệu Việt trên thị trường quốc tế. Hiệp định chắc chắn sẽ mang lại cơ hội cũng như thách thức đối với nhiều doanh nghiệp tại Yên Bái. Ngay khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Sau 7 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Đối với khoảng 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại, EU cam kết dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%.
Xác định doanh nghiệp (DN) là nòng cốt trong phát triển kinh tế xã hội, trong nhiều năm qua, tỉnh Yên Bái đã hết sức quan tâm và có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ các DN tham gia vào các hiệp định chung của Việt Nam để có thể vươn xa ra thị trường trong khu vực và trên thế giới. Với môi trường đầu tư thông thoáng cùng nhiều ưu đãi về đất đai, thuế, xuất nhập khẩu, Yên Bái ngày càng thu hút được các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Các doanh nghiệp Yên Bái ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng cũng như quy mô sản xuất. Hàng hóa xuất khẩu của tỉnh như các sản phẩm từ gỗ, may mặc, một số mặt hàng nông sản đã đạt được yêu cầu cao về chất lượng, bao bì, mẫu mã và đã vươn được tới một số thị trường lớn trên thế giới như: Mỹ, Đài Loan, Nhật Bản, Trung Quốc...
Theo nhận định của ngành Công Thương, trong bối cảnh của dịch Covid-19 ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình sản xuất và xuất nhập khẩu thì việc tham gia vào thị trường EU sẽ góp phần giúp các doanh nghiệp tăng tính tự chủ, giảm lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc, từ đó sẽ có thể bù đắp những suy giảm trong xuất khẩu. Hiệp định EVFTA có hiệu lực, các doanh nghiệp của Yên Bái sẽ có cơ hội định hướng lại cơ cấu lại ngành hàng xuất khẩu để phát huy được thế mạnh của tỉnh; tận dụng tốt nhất các ưu đãi về thuế cũng như nhiều ưu đãi khác của Hiệp định.
Thực tế, EVFTA đặt ra không ít thách thức, nhất là các yêu cầu về phi thuế quan, các rào cản kỹ thuật bởi EU là thị trường khó tính, nên các yêu cầu về an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc hay những quy tắc xuất xứ… phải được tuân thủ nghiêm ngặt. Trong khi đó, đa số các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh là doanh nghiệp vừa và nhỏ, khả năng về tài chính và năng lực sản xuất vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu thông tin hàng rào kỹ thuật đối với các hiệp định thương mại tự do. Do vậy, để tận dụng được các lợi thế về thuế suất ưu đãi cũng như nhiều lợi thế khác các DN trên địa bàn của tỉnh cần chủ động chuẩn bị năng lực, nguồn hàng; tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh, nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm hàng hóa để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Cùng với đó, các doanh nghiệp phải chủ động tìm hiểu nội dung của EVFTA, đặc biệt là các cam kết liên quan tới thuế quan và quy tắc xuất xứ. Chủ động hợp tác liên kết, hoàn thiện chuỗi giá trị từ sản xuất, canh tác, chế biến và phân phối tới người tiêu dùng, đảm bảo chất lượng sản phẩm, đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt của Hiệp định. Đặc biệt, phải nâng cao trách nhiệm xã hội của DN, chú ý đến vấn đề phát triển bền vững của Hiệp định, cụ thể cần lưu ý đến các nguyên tắc, tiêu chuẩn về lao động và các quy định, nguyên tắc về bảo vệ môi trường.
Ông Nguyễn Chiến Thắng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cho biết: "Xác định Hiệp định EVFTA là cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp Yên Bái nói riêng, tỉnh Yên Bái đã lên kế hoạch hết sức chi tiết, cụ thể, khẩn trương để đưa Hiệp định vào thực tế sản xuất kinh doanh cũng như đầu tư của các doanh nghiệp cho đúng hướng, để khai thác hiệu quả nhất tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Trong thời gian tới, tỉnh Yên Bái sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tăng cường gặp mặt doanh nghiệp, mời các chuyên gia kinh tế thông tin chi tiết hơn các vấn đề về cơ hội và thách thức cho DN trong việc tham gia EVFTA; chủ động trong việc giúp DN nhỏ và vừa tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, đưa sản phẩm thế mạnh địa phương đến rộng hơn với thị trường quốc tế."
"Từ trước đến nay, các doanh nghiệp thường nghĩ rằng để tham gia các Hiệp định thương mại lớn thì doanh nghiệp phải có quy mô lớn, nhưng thực tế đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn hoàn toàn có thể tham gia được nếu chúng ta có tay nghề giỏi, có thể sản xuất chi tiết và đảm bảo được các quy định nghiêm ngặt của Hiệp định", ông Nguyễn Chiến Thắng cho biết thêm.
Các bài khác
- Quyết liệt kiểm soát, phòng, chống bệnh cúm gia cầm (12/09/2020)
- Kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống ngành Thuế (10/9/1945 - 10/9/2020): Ngành thuế Yên Bái: 75 năm đồng hành cùng người nộp thuế (10/09/2020)
- Ngành thuế Yên Bái góp phần nâng cao chỉ số PCI (10/09/2020)
- Yên Bái: Thành lập 02 Tổ phản ứng nhanh, sẵn sàng ứng phó với thiên tai, bão lũ (09/09/2020)
- Yên Bái: Ban hành Quy chế phối hợp hoạt động giữa Sở Tài nguyên và Môi trường với các sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh (08/09/2020)
- Tăng cường công tác giám sát, quản lý mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu (08/09/2020)
- Yên Bái tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công (07/09/2020)
- Giá trị sản xuất công nghiệp 8 tháng ước đạt trên 7.300 tỷ đồng (06/09/2020)
- Đến hết 31/8/2020: Giải ngân vốn đầu tư công đạt 51,4% kế hoạch (06/09/2020)
- Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh bổ sung kế hoạch vốn ngân sách nhà nước năm 2020 (05/09/2020)
Xem thêm »