Ngày 27/8/2012, Nơi thành lập đội du kích Khau Phạ đã được Bộ VHTT & DL công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia theo quyết định số 3270/QĐ- BVHTTDL. Đây là những ghi nhận xứng đáng đối với những cống hiến, hy sinh anh dũng của Đội du kích hoạt động trên xứ núi Mù Cang Chải.
Đội du kích Khau Phạ (xã Cao Phạ, huyện Mù Cang Chải) được thành lập vào tháng 10 năm 1946 tại bản Trống Tông Khúa trên đỉnh đèo Khau Phạ (trước đó vốn là một đội vũ trang được ra đời từ năm 1944 của đồng bào Hmông để chống lại sự đàn áp bóc lột của bọn thống trị, rồi sau trở thành đội vũ trang chống lại bọn Quốc dân đảng). Ban đầu lực lượng chỉ có 7 đội viên, vũ khí chỉ có 3 khẩu súng tự tạo là súng kíp, dao nhọn và cung nỏ. Đội do ông Giàng Khua Kỷ (trước đây là thống lý được giác ngộ cách mạng, có uy tín trong cộng đồng) là đội trưởng, các ông Lý Nủ Chu, Giàng Sống Tu, Giàng Sống Của trong ban chỉ huy, đội có hai du kích nữ tham gia. Sau khi ông Giàng Khua Kỷ bị giặc bắt, đồng chí Giàng Sống Tu làm Đội trưởng, tiếp đó là đồng chí Lý Nủ Chu - người đội trưởng kiên cường, bất khuất nhất. Trải qua một thời gian chiến đấu, đội du kích phát triển rất nhanh về quân số, lên 30 người, 50 người rồi khi đông nhất lên tới hơn 200đội viên, lực lượng tham gia hầu hết là người dân địa phương (người Hmông).
Đây là một di tích nằm trên vùng đồi núi hiểm trở, trải dài và rộng từ chân đèo Cao Phạ lên đỉnh đèo (dài trên 20km). Địa bàn hoạt động của đội du kích rộng, có nhiều địa điểm có giá trị lịch sử, nhưng để đảm bảo cho quá trình khoanh vùng bảo vệ, tu bổ và tôn tạo di tích, chúng tôi chỉ nêu ba điểm trọng yếu, diễn ra những sự kiện quan trọng trong suốt gần 8 năm hoạt động của đội du kích Khau Phạ. Đó là: Bản Trống Tông Khúa - nơi thành lập đội du kích Khau Phạ; nhà của ông Lý Nủ Chu - cơ sở cách mạng của Đội du kích Khau Phạ (bản Lìm Mông) và Hang Dơi - địa điểm phục kích Pháp dưới chân đèo Khau Phạ, năm 1948.
Trong suốt những năm hoạt động của mình (1946 - 1952), đội du kích đã chặn đánh nhiều trận, gây cho Pháp nhiều khó khăn, tổn thất. Được ra đời từ năm 1946, Đội vừa tổ chức huấn luyện vừa làm nhiệm vụ canh gác bảo vệ nhân dân, bảo vệ sản xuất tại đỉnh đèo vừa dựa vào địa thế núi rừng hiểm trở, phối hợp với bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương anh dũng đánh giặc, lập nhiều chiến công xuất sắc.
Ngày 8-10-1947, địch càn quét đánh phá Khau Phạ. Dưới sự chỉ huy của đồng chí Đội trưởng Lý Nủ Chu, đội du kích đã dùng lực lượng nhỏ đánh trả, làm chết một tên quan 2 và bị thương nhiều tên lính Pháp, buộc địch phải bỏ dở cuộc hành quân.
Trong giai đoạn 1947-1949, đội du kích đã nhiều lần nhịn đói, nhịn khát, sống trên rừng, ăn củ nâu, củ mài, quyết chiến đấu với giặc. Chính trong những năm tháng gian khổ này, Đội đã lập được nhiều thành tích rất đáng ghi nhận. Tiêu biểu là trận Nậm Khắt, đội du kích đã phục kích, bắn chạy toán loạn 1 đại đội của địch, thu gọn 2 khẩu súng. Tiếp đó là hai trận liên tiếp ở Gia Hội và Tú Lệ, đội du kích đã phối hợp với bộ đội đuổi đánh địch, thu được 2 khẩu súng, nhiều mìn và lựu đạn.
Tháng 3/1948, đội du kích đã phối hợp với Đội xung phong Quyết Tiến do đồng chí Hồng Quân và Lý Bạch Luân phụ trách, tổ chức phục kích chặn đánh địch trên đoạn đường Tú Lệ - Gia Hội, thu được 3 súng trường và một số đạn dược.
Cuối tháng 3-1948, Liên khu ủy và Bộ Tư lệnh Liên khu X quyết định mở chiến dịch Nghĩa Lộ, riêng đội du kích Khau Phạ đã phối hợp với đại đội 520 và đội xung phong Quyết Tiến đánh đồn Tú Lệ, bắt sống tên Bang tá Lò Văn Inh (chỉ huy đồn), đồng thời làm tan rã đơn vị lính dõng gồm 27 tên, thu 2 súng máy, gần 20 súng trường và một số vũ khí khác. Sau chiến thắng này, đội được trang bị thêm 50 khẩu súng.
Từ năm 1949, nhận thấy sự lợi hại của Đội du kích Khau Phạ, địch ngày càng khủng bố hơn, chúng ra sức tập trung dân, kiểm soát chặt chẽ địa hình. Vì vậy, hoạt động của đội gặp nhiều khó khăn: thiếu lương thực, thực phẩm, đạn dược, mất hoàn toàn liên lạc với Đảng, với chính quyền, với quân đội nhưng vẫn tuyệt đối trung thành, kiên trì và chiến đấu liên tục. Từ năm 1949, đội chuyển sang công tác làm nòng cốt cùng nhân dân bất hợp tác với giặc, chống phu, chống thuế. Vụ thuế năm 1950, địch không thu được của đồng bào Cao Phạ dù chỉ là một hạt thóc. Tháng 10 năm 1952, địch bắt 22 người của ta, nghi là có liên lạc với cách mạng, đội đã lãnh đạo nhân dân Cao Phạ đứng lên tranh đấu, buộc địch phải thả 22 người trên.
Sau năm 1951, Pháp đánh phá dữ dội các cơ sở của ta trong vùng hậu địch, hầu hết các cơ sở đều bị tan rã. Nhưng với lòng quả cảm, kiên cường bám trụ, Đội du kích Khau Phạ vẫn duy trì cuộc chiến đấu gây cho địch nhiều tổn thất. Đội đã trở thành một điểm nối quan trọng nằm ở cửa ngõ Mù Cang Chải, nối các cơ sở cách mạng trong vùng với hai đầu Nghĩa Lộ-Than Uyên.
Tháng 10-1952, Bộ Tổng tư lệnh mở chiến dịch Tây Bắc nhằm giải phóng Phân khu Nghĩa Lộ và các tiểu khu Than Uyên, Phù Yên, Sơn La. Ngày 16 tháng 10 năm 1952, địch cho nhảy dù một tiểu đoàn xuống Tú Lệ, Cao Phạ nhưng đã bị đội du kích phối hợp với bộ đội chủ lực tiêu diệt, truy kích. Ngày 15 tháng 10 năm 1952, Than Uyên được giải phóng. Ngày 18 tháng 10 năm 1952, địch thất bại thảm hại ở Phân khu Nghĩa Lộ và tìm đường tháo chạy sang Sơn La, tàn quân địch đi qua Cao Phạ đã bị lực lượng du kích truy kích, tiêu diệt. Mù Cang Chải được hoàn toàn giải phóng khỏi ách chiếm đóng của thực dân Pháp.
Kể từ khi thành lập (10-1946) đến khi hoà bình lập lại ở miền sơn cước này (năm 1952), đội du kích Khau Phạ đã tổ chức chiến đấu độc lập và phối hợp với bộ đội đánh địch 41 trận (trong đó có 16 trận đánh độc lập), tiêu diệt 120 tên, thu 150 súng các loại cùng quân trang, quân dụng của địch. Bên cạnh đó, Đội còn thường xuyên tổ chức giao thông, liên lạc cho các cán bộ cách mạng của tỉnh, của Khu X, vượt qua các đồn Tú Lệ, Gia Hội. Cũng trong thời gian này, Đội còn cử 3 đồng chí gây cơ sở ở Lai Châu. Một số đội viên đội du kích bị sa vào tay giặc, bị tra tấn rất dã man, giết chóc, cầm tù, nhưng tất cả luôn thể hiện ý chí hiên ngang, bất khuất, luôn xứng đáng là những người con yêu quý của đồng bào Hmông trên núi rừng Khau Phạ.
7861 lượt xem
Ngày 27/8/2012, Nơi thành lập đội du kích Khau Phạ đã được Bộ VHTT & DL công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia theo quyết định số 3270/QĐ- BVHTTDL. Đây là những ghi nhận xứng đáng đối với những cống hiến, hy sinh anh dũng của Đội du kích hoạt động trên xứ núi Mù Cang Chải.
Đội du kích Khau Phạ (xã Cao Phạ, huyện Mù Cang Chải) được thành lập vào tháng 10 năm 1946 tại bản Trống Tông Khúa trên đỉnh đèo Khau Phạ (trước đó vốn là một đội vũ trang được ra đời từ năm 1944 của đồng bào Hmông để chống lại sự đàn áp bóc lột của bọn thống trị, rồi sau trở thành đội vũ trang chống lại bọn Quốc dân đảng). Ban đầu lực lượng chỉ có 7 đội viên, vũ khí chỉ có 3 khẩu súng tự tạo là súng kíp, dao nhọn và cung nỏ. Đội do ông Giàng Khua Kỷ (trước đây là thống lý được giác ngộ cách mạng, có uy tín trong cộng đồng) là đội trưởng, các ông Lý Nủ Chu, Giàng Sống Tu, Giàng Sống Của trong ban chỉ huy, đội có hai du kích nữ tham gia. Sau khi ông Giàng Khua Kỷ bị giặc bắt, đồng chí Giàng Sống Tu làm Đội trưởng, tiếp đó là đồng chí Lý Nủ Chu - người đội trưởng kiên cường, bất khuất nhất. Trải qua một thời gian chiến đấu, đội du kích phát triển rất nhanh về quân số, lên 30 người, 50 người rồi khi đông nhất lên tới hơn 200đội viên, lực lượng tham gia hầu hết là người dân địa phương (người Hmông).
Đây là một di tích nằm trên vùng đồi núi hiểm trở, trải dài và rộng từ chân đèo Cao Phạ lên đỉnh đèo (dài trên 20km). Địa bàn hoạt động của đội du kích rộng, có nhiều địa điểm có giá trị lịch sử, nhưng để đảm bảo cho quá trình khoanh vùng bảo vệ, tu bổ và tôn tạo di tích, chúng tôi chỉ nêu ba điểm trọng yếu, diễn ra những sự kiện quan trọng trong suốt gần 8 năm hoạt động của đội du kích Khau Phạ. Đó là: Bản Trống Tông Khúa - nơi thành lập đội du kích Khau Phạ; nhà của ông Lý Nủ Chu - cơ sở cách mạng của Đội du kích Khau Phạ (bản Lìm Mông) và Hang Dơi - địa điểm phục kích Pháp dưới chân đèo Khau Phạ, năm 1948.
Trong suốt những năm hoạt động của mình (1946 - 1952), đội du kích đã chặn đánh nhiều trận, gây cho Pháp nhiều khó khăn, tổn thất. Được ra đời từ năm 1946, Đội vừa tổ chức huấn luyện vừa làm nhiệm vụ canh gác bảo vệ nhân dân, bảo vệ sản xuất tại đỉnh đèo vừa dựa vào địa thế núi rừng hiểm trở, phối hợp với bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương anh dũng đánh giặc, lập nhiều chiến công xuất sắc.
Ngày 8-10-1947, địch càn quét đánh phá Khau Phạ. Dưới sự chỉ huy của đồng chí Đội trưởng Lý Nủ Chu, đội du kích đã dùng lực lượng nhỏ đánh trả, làm chết một tên quan 2 và bị thương nhiều tên lính Pháp, buộc địch phải bỏ dở cuộc hành quân.
Trong giai đoạn 1947-1949, đội du kích đã nhiều lần nhịn đói, nhịn khát, sống trên rừng, ăn củ nâu, củ mài, quyết chiến đấu với giặc. Chính trong những năm tháng gian khổ này, Đội đã lập được nhiều thành tích rất đáng ghi nhận. Tiêu biểu là trận Nậm Khắt, đội du kích đã phục kích, bắn chạy toán loạn 1 đại đội của địch, thu gọn 2 khẩu súng. Tiếp đó là hai trận liên tiếp ở Gia Hội và Tú Lệ, đội du kích đã phối hợp với bộ đội đuổi đánh địch, thu được 2 khẩu súng, nhiều mìn và lựu đạn.
Tháng 3/1948, đội du kích đã phối hợp với Đội xung phong Quyết Tiến do đồng chí Hồng Quân và Lý Bạch Luân phụ trách, tổ chức phục kích chặn đánh địch trên đoạn đường Tú Lệ - Gia Hội, thu được 3 súng trường và một số đạn dược.
Cuối tháng 3-1948, Liên khu ủy và Bộ Tư lệnh Liên khu X quyết định mở chiến dịch Nghĩa Lộ, riêng đội du kích Khau Phạ đã phối hợp với đại đội 520 và đội xung phong Quyết Tiến đánh đồn Tú Lệ, bắt sống tên Bang tá Lò Văn Inh (chỉ huy đồn), đồng thời làm tan rã đơn vị lính dõng gồm 27 tên, thu 2 súng máy, gần 20 súng trường và một số vũ khí khác. Sau chiến thắng này, đội được trang bị thêm 50 khẩu súng.
Từ năm 1949, nhận thấy sự lợi hại của Đội du kích Khau Phạ, địch ngày càng khủng bố hơn, chúng ra sức tập trung dân, kiểm soát chặt chẽ địa hình. Vì vậy, hoạt động của đội gặp nhiều khó khăn: thiếu lương thực, thực phẩm, đạn dược, mất hoàn toàn liên lạc với Đảng, với chính quyền, với quân đội nhưng vẫn tuyệt đối trung thành, kiên trì và chiến đấu liên tục. Từ năm 1949, đội chuyển sang công tác làm nòng cốt cùng nhân dân bất hợp tác với giặc, chống phu, chống thuế. Vụ thuế năm 1950, địch không thu được của đồng bào Cao Phạ dù chỉ là một hạt thóc. Tháng 10 năm 1952, địch bắt 22 người của ta, nghi là có liên lạc với cách mạng, đội đã lãnh đạo nhân dân Cao Phạ đứng lên tranh đấu, buộc địch phải thả 22 người trên.
Sau năm 1951, Pháp đánh phá dữ dội các cơ sở của ta trong vùng hậu địch, hầu hết các cơ sở đều bị tan rã. Nhưng với lòng quả cảm, kiên cường bám trụ, Đội du kích Khau Phạ vẫn duy trì cuộc chiến đấu gây cho địch nhiều tổn thất. Đội đã trở thành một điểm nối quan trọng nằm ở cửa ngõ Mù Cang Chải, nối các cơ sở cách mạng trong vùng với hai đầu Nghĩa Lộ-Than Uyên.
Tháng 10-1952, Bộ Tổng tư lệnh mở chiến dịch Tây Bắc nhằm giải phóng Phân khu Nghĩa Lộ và các tiểu khu Than Uyên, Phù Yên, Sơn La. Ngày 16 tháng 10 năm 1952, địch cho nhảy dù một tiểu đoàn xuống Tú Lệ, Cao Phạ nhưng đã bị đội du kích phối hợp với bộ đội chủ lực tiêu diệt, truy kích. Ngày 15 tháng 10 năm 1952, Than Uyên được giải phóng. Ngày 18 tháng 10 năm 1952, địch thất bại thảm hại ở Phân khu Nghĩa Lộ và tìm đường tháo chạy sang Sơn La, tàn quân địch đi qua Cao Phạ đã bị lực lượng du kích truy kích, tiêu diệt. Mù Cang Chải được hoàn toàn giải phóng khỏi ách chiếm đóng của thực dân Pháp.
Kể từ khi thành lập (10-1946) đến khi hoà bình lập lại ở miền sơn cước này (năm 1952), đội du kích Khau Phạ đã tổ chức chiến đấu độc lập và phối hợp với bộ đội đánh địch 41 trận (trong đó có 16 trận đánh độc lập), tiêu diệt 120 tên, thu 150 súng các loại cùng quân trang, quân dụng của địch. Bên cạnh đó, Đội còn thường xuyên tổ chức giao thông, liên lạc cho các cán bộ cách mạng của tỉnh, của Khu X, vượt qua các đồn Tú Lệ, Gia Hội. Cũng trong thời gian này, Đội còn cử 3 đồng chí gây cơ sở ở Lai Châu. Một số đội viên đội du kích bị sa vào tay giặc, bị tra tấn rất dã man, giết chóc, cầm tù, nhưng tất cả luôn thể hiện ý chí hiên ngang, bất khuất, luôn xứng đáng là những người con yêu quý của đồng bào Hmông trên núi rừng Khau Phạ.