Trải qua 90 năm vinh quang đồng hành cùng đất nước, với truyền thống cách mạng vẻ vang, lòng yêu nước và tuyệt đối trung thành với Đảng, các cấp Hội và Hội viên nông dân (HVND) các dân tộc tỉnh luôn đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, góp phần tích cực thực hiện mục tiêu “Phát triển nông nghiệp thịnh vượng, nông dân giàu có, nông thôn văn minh, hiện đại”.
Đồng chí Giàng A Câu - Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh (thứ 2, bên phải) thăm HTX Dịch vụ chăn nuôi Lâm Thượng, huyện Lục Yên.
Từ khi thành lập, Đảng ta luôn đánh giá cao, khẳng định vị trí quan trọng, vai trò chủ lực của giai cấp nông dân mà nòng cốt là Hội Nông dân (HND) Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách đổi mới trong phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn.
Nhìn lại chặng đường 90 năm, dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, của Trung ương Hội, sự quan tâm phối hợp của các cấp chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, các cấp Hội trong tỉnh thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền, vận động HVND chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và của tỉnh; cổ vũ, khơi dậy truyền thống cần cù lao động, sáng tạo, ý chí tự lực tự cường, củng cố, nâng cao niềm tin của giai cấp nông dân đối với Đảng và Nhà nước, góp phần đảm bảo sự ổn định chính trị, an ninh nông thôn; tích cực triển khai, thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua do Trung ương, tỉnh và Hội phát động.
Phong trào "Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi (SXKDG), đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” thu hút được hàng vạn hộ nông dân tham gia, giúp cho hàng nghìn hộ HVND thoát nghèo, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn và thực hiện thắng lợi đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Yên Bái. Hàng năm, có trên 70% số hộ HVND đăng ký, qua bình xét có khoảng 50% số hộ đăng ký đạt danh hiệu hộ SXKDG các cấp.
Từ phong trào đã xuất hiện ngày càng nhiều mô hình hộ nông dân SXKDG, trở thành những nông dân triệu phú, tỷ phú, là những nhân tố tích cực, lực lượng nòng cốt trên mặt trận sản xuất nông lâm nghiệp của tỉnh.
Các sản phẩm nông nghiệp có chất lượng gắn với "Thương hiệu nông dân Yên Bái" ngày càng xuất hiện nhiều trên thị trường như: gạo nếp Tú Lệ, chè Suối Giàng, quế hữu cơ, cam Văn Chấn, vịt bầu Lục Yên, miến đao Giới Phiên...
Đặc biệt, năm 2019 và 2020, qua thực hiện Chương trình hành động 144 và Chương trình hành động 190 của Tỉnh ủy, các cấp Hội đã xây dựng 103 mô hình SXKD có hiệu quả trên lĩnh vực nông nghiệp gắn với hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác (THT); xây dựng 11 chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp; thu hút 13 doanh nghiệp, nhà đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân; vận động, tư vấn, hỗ trợ thành lập mới 24 HTX và 290 THT; đăng ký thực hiện 13 sản phẩm để tiêu chuẩn hóa OCOP trong năm 2020 và đến nay đã có 2 sản phẩm được Hội đồng Thẩm định tỉnh đánh giá đạt sản phẩm 3 sao và 4 sao, có 6 sản phẩm đã hoàn thiện hồ sơ.
Năm 2019, các cấp Hội trực tiếp giúp đỡ 197 hộ hội viên thoát nghèo; năm 2020, các cấp Hội đăng ký giúp 109 hộ hội viên thoát nghèo. Các cấp Hội đã và đang triển khai chương trình phối hợp với 17 sở, ngành của tỉnh để tổ chức các hoạt động tư vấn, hỗ trợ, giúp nông dân về vốn, giống, khoa học, kỹ thuật và dạy nghề.
Nổi bật là ủy thác và tín chấp với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh, Ngân hàng Liên Việt, Quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp và vốn vay giải quyết việc làm cho 28.579 hộ vay 1.363 tỷ đồng.
Phát huy vai trò chủ thể trong xây dựng nông thôn mới (XDNTM), các cấp Hội đã vận động HVND hiến hàng trăm nghìn mét vuông đất, đóng góp hàng triệu công lao động để làm mới, tu sửa, nâng cấp đường giao thông nông thôn, kênh mương nội đồng, nhà văn hóa thôn; xây dựng các tuyến đường nông dân tự quản, thắp sáng đường quê, hàng cây nông dân và hàng trăm mô hình bảo vệ môi trường, thu gom rác thải, đảm bảo xanh, sạch, đẹp...
Kết quả công tác Hội và phong trào nông dân thời gian qua, khẳng định HND tỉnh thực sự trở thành trung tâm nòng cốt phát triển nông nghiệp và XDNTM. Đến nay, tổ chức Hội được hình thành, phát triển ở 173/173 xã, phường, thị trấn với 1.302 chi hội với trên 116.000 HVND, chiếm 80,5% so với hộ nông nghiệp toàn tỉnh.
Một số kết quả nổi bật trong sản xuất nông - lâm nghiệp và XDNTM 5 năm gần đây có đóng góp quan trọng của tổ chức Hội và nông dân trong tỉnh như: giai đoạn 2016 - 2020, tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp đạt trên 4,5%/năm; cơ cấu nội ngành chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng lâm nghiệp, thủy sản; giá trị sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản bình quân tăng khá, nhiều diện tích canh tác cho thu nhập khá cao; hình thành rõ nét các vùng sản xuất tập trung chuyên canh, thâm canh cao sản có quy mô lớn với 10 sản phẩm nông, lâm chủ lực gồm: vùng quế gần 78.000 ha, tre măng Bát độ trên 6.600 ha, sơn tra gần 10.000 ha, lúa đặc sản chất lượng cao 3.000 ha, ngô 15.000 ha, chè trên 8.000 ha, dâu tằm gần 1.000 ha, vùng nguyên liệu gỗ rừng trồng trên 220.000 ha, đàn trâu, bò gần 130.000 con, vùng nuôi thủy sản trên 2.600 ha và trên 2.000 lồng cá; xây dựng, phát triển được 94 sản phẩm OCOP; trong đó, có trên 20 sản phẩm đặc sản, hữu cơ đạt tiêu chuẩn 3 sao, 4 sao.
Chương trình mục tiêu quốc gia về XDNTM đạt kết quả nổi bật, toàn diện, trở thành điểm sáng trong các tỉnh vùng Tây Bắc; toàn tỉnh có trên 50% số xã đạt chuẩn NTM; thành phố Yên Bái hoàn thành nhiệm vụ XDNTM, huyện Trấn Yên trở thành huyện miền núi đầu tiên của khu vực Tây Bắc đạt chuẩn NTM.
Ghi nhận những đóng góp của các cấp hội và HVND trong tỉnh, Đảng, Nhà nước, Trung ương HND Việt Nam, tỉnh Yên Bái tặng nhiều phần thưởng cao quý: năm 1996, được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba; năm 2000 được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì; năm 2005 được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất; năm 2012 được phong tặng Huân chương Độc lập hạng Ba và nhiều phần thưởng cao quý khác...
Một trong những mục tiêu của tỉnh nhiệm kỳ 2020 - 2025 là khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của tỉnh; đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ; huy động, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển nhanh, bền vững theo hướng xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc; phát huy giá trị văn hóa, xây dựng con người Yên Bái "Thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập”; bảo vệ môi trường sinh thái, đưa Yên Bái trở thành tỉnh khá trong vùng trung du và miền núi phía Bắc vào năm 2025 và nằm trong nhóm các tỉnh phát triển của vùng vào năm 2030.
Thực hiện mục tiêu đó, trong 3 đột phá chiến lược và 7 nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ đều có nội hàm liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Phát huy truyền thống và những kết quả đạt được, triển khai thực hiện Kết luận 54-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) của Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XIX, thời gian tới, HND tỉnh sẽ tập trung chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ:
Một là, nắm chắc tình hình HVND, nhất là những tâm tư, nguyện vọng chính đáng, khó khăn, bức xúc để phản ánh với cấp ủy, chính quyền và các ngành; tập trung đổi mới, nâng cao hiệu quả tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, HVND về các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Hai là, tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động Hội theo hướng thiết thực gắn với quyền lợi, nhu cầu, nguyện vọng của HVND; xây dựng đội ngũ cán bộ Hội có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, trình độ, nghiệp vụ công tác tốt, tâm huyết với Hội; xứng đáng là hạt nhân tập hợp đoàn kết nông dân.
Ba là, tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả Phong trào "Nông dân thi đua SXKDG, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững" gắn với hỗ trợ nông dân khởi nghiệp và xây dựng, phát triển các mô hình kinh tế có hiệu quả trong nông nghiệp, nông thôn; đẩy mạnh các hoạt động tư vấn, hỗ trợ, dịch vụ, dạy nghề cho nông dân phát triển SXKD. Vận động nông dân tích cực thực hiện chương trình XDNTM, đô thị văn minh và nhiệm vụ quốc phòng - an ninh.
Bốn là, tăng cường tham vấn chính sách, đối thoại với chính quyền các cấp, nhất là chính sách về lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, chủ động phối hợp với các ngành, địa phương tiếp tục khai thác lợi thế, tiềm năng, rà soát các sản phẩm nông nghiệp đặc thù; quy hoạch vùng sản xuất, vùng nguyên liệu; tăng cường vận động nông dân, nhất là nông dân vùng cao trong việc tích tụ ruộng đất, tham gia các hình thức kinh tế tập thể với tinh thần muốn làm chuỗi, muốn nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp, không còn con đường nào khác là phát triển kinh tế tập thể.
Năm là, làm tốt công tác tham mưu với cấp ủy, phối hợp chặt chẽ với các cấp, ngành để nâng cao hiệu quả công tác Hội và phong trào nông dân; triển khai thực hiện tốt Quyết định 217, 218 của Bộ Chính trị; Kết luận 61-KL/TW Ban Bí thư, Quyết định 673/QĐ-TTg và Quyết định 81 của Thủ tướng Chính phủ.
Sáu là, quán triệt nghiêm túc, xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XIX, trọng tâm chỉ đạo triển khai nội dung phát huy vai trò chủ thể của các cấp Hội và HVND trong phát triển nông nghiệp thịnh vượng, XDNTM bền vững và nâng cao chỉ số hạnh phúc của người dân (sự hài lòng của người dân về cuộc sống; tuổi thọ bình quân hiện tại của người dân trên địa bàn và sự hài lòng về môi trường sống).
1935 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Trải qua 90 năm vinh quang đồng hành cùng đất nước, với truyền thống cách mạng vẻ vang, lòng yêu nước và tuyệt đối trung thành với Đảng, các cấp Hội và Hội viên nông dân (HVND) các dân tộc tỉnh luôn đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, góp phần tích cực thực hiện mục tiêu “Phát triển nông nghiệp thịnh vượng, nông dân giàu có, nông thôn văn minh, hiện đại”.Từ khi thành lập, Đảng ta luôn đánh giá cao, khẳng định vị trí quan trọng, vai trò chủ lực của giai cấp nông dân mà nòng cốt là Hội Nông dân (HND) Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách đổi mới trong phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn.
Nhìn lại chặng đường 90 năm, dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, của Trung ương Hội, sự quan tâm phối hợp của các cấp chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, các cấp Hội trong tỉnh thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền, vận động HVND chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và của tỉnh; cổ vũ, khơi dậy truyền thống cần cù lao động, sáng tạo, ý chí tự lực tự cường, củng cố, nâng cao niềm tin của giai cấp nông dân đối với Đảng và Nhà nước, góp phần đảm bảo sự ổn định chính trị, an ninh nông thôn; tích cực triển khai, thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua do Trung ương, tỉnh và Hội phát động.
Phong trào "Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi (SXKDG), đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” thu hút được hàng vạn hộ nông dân tham gia, giúp cho hàng nghìn hộ HVND thoát nghèo, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn và thực hiện thắng lợi đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Yên Bái. Hàng năm, có trên 70% số hộ HVND đăng ký, qua bình xét có khoảng 50% số hộ đăng ký đạt danh hiệu hộ SXKDG các cấp.
Từ phong trào đã xuất hiện ngày càng nhiều mô hình hộ nông dân SXKDG, trở thành những nông dân triệu phú, tỷ phú, là những nhân tố tích cực, lực lượng nòng cốt trên mặt trận sản xuất nông lâm nghiệp của tỉnh.
Các sản phẩm nông nghiệp có chất lượng gắn với "Thương hiệu nông dân Yên Bái" ngày càng xuất hiện nhiều trên thị trường như: gạo nếp Tú Lệ, chè Suối Giàng, quế hữu cơ, cam Văn Chấn, vịt bầu Lục Yên, miến đao Giới Phiên...
Đặc biệt, năm 2019 và 2020, qua thực hiện Chương trình hành động 144 và Chương trình hành động 190 của Tỉnh ủy, các cấp Hội đã xây dựng 103 mô hình SXKD có hiệu quả trên lĩnh vực nông nghiệp gắn với hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác (THT); xây dựng 11 chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp; thu hút 13 doanh nghiệp, nhà đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân; vận động, tư vấn, hỗ trợ thành lập mới 24 HTX và 290 THT; đăng ký thực hiện 13 sản phẩm để tiêu chuẩn hóa OCOP trong năm 2020 và đến nay đã có 2 sản phẩm được Hội đồng Thẩm định tỉnh đánh giá đạt sản phẩm 3 sao và 4 sao, có 6 sản phẩm đã hoàn thiện hồ sơ.
Năm 2019, các cấp Hội trực tiếp giúp đỡ 197 hộ hội viên thoát nghèo; năm 2020, các cấp Hội đăng ký giúp 109 hộ hội viên thoát nghèo. Các cấp Hội đã và đang triển khai chương trình phối hợp với 17 sở, ngành của tỉnh để tổ chức các hoạt động tư vấn, hỗ trợ, giúp nông dân về vốn, giống, khoa học, kỹ thuật và dạy nghề.
Nổi bật là ủy thác và tín chấp với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh, Ngân hàng Liên Việt, Quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp và vốn vay giải quyết việc làm cho 28.579 hộ vay 1.363 tỷ đồng.
Phát huy vai trò chủ thể trong xây dựng nông thôn mới (XDNTM), các cấp Hội đã vận động HVND hiến hàng trăm nghìn mét vuông đất, đóng góp hàng triệu công lao động để làm mới, tu sửa, nâng cấp đường giao thông nông thôn, kênh mương nội đồng, nhà văn hóa thôn; xây dựng các tuyến đường nông dân tự quản, thắp sáng đường quê, hàng cây nông dân và hàng trăm mô hình bảo vệ môi trường, thu gom rác thải, đảm bảo xanh, sạch, đẹp...
Kết quả công tác Hội và phong trào nông dân thời gian qua, khẳng định HND tỉnh thực sự trở thành trung tâm nòng cốt phát triển nông nghiệp và XDNTM. Đến nay, tổ chức Hội được hình thành, phát triển ở 173/173 xã, phường, thị trấn với 1.302 chi hội với trên 116.000 HVND, chiếm 80,5% so với hộ nông nghiệp toàn tỉnh.
Một số kết quả nổi bật trong sản xuất nông - lâm nghiệp và XDNTM 5 năm gần đây có đóng góp quan trọng của tổ chức Hội và nông dân trong tỉnh như: giai đoạn 2016 - 2020, tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp đạt trên 4,5%/năm; cơ cấu nội ngành chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng lâm nghiệp, thủy sản; giá trị sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản bình quân tăng khá, nhiều diện tích canh tác cho thu nhập khá cao; hình thành rõ nét các vùng sản xuất tập trung chuyên canh, thâm canh cao sản có quy mô lớn với 10 sản phẩm nông, lâm chủ lực gồm: vùng quế gần 78.000 ha, tre măng Bát độ trên 6.600 ha, sơn tra gần 10.000 ha, lúa đặc sản chất lượng cao 3.000 ha, ngô 15.000 ha, chè trên 8.000 ha, dâu tằm gần 1.000 ha, vùng nguyên liệu gỗ rừng trồng trên 220.000 ha, đàn trâu, bò gần 130.000 con, vùng nuôi thủy sản trên 2.600 ha và trên 2.000 lồng cá; xây dựng, phát triển được 94 sản phẩm OCOP; trong đó, có trên 20 sản phẩm đặc sản, hữu cơ đạt tiêu chuẩn 3 sao, 4 sao.
Chương trình mục tiêu quốc gia về XDNTM đạt kết quả nổi bật, toàn diện, trở thành điểm sáng trong các tỉnh vùng Tây Bắc; toàn tỉnh có trên 50% số xã đạt chuẩn NTM; thành phố Yên Bái hoàn thành nhiệm vụ XDNTM, huyện Trấn Yên trở thành huyện miền núi đầu tiên của khu vực Tây Bắc đạt chuẩn NTM.
Ghi nhận những đóng góp của các cấp hội và HVND trong tỉnh, Đảng, Nhà nước, Trung ương HND Việt Nam, tỉnh Yên Bái tặng nhiều phần thưởng cao quý: năm 1996, được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba; năm 2000 được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì; năm 2005 được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất; năm 2012 được phong tặng Huân chương Độc lập hạng Ba và nhiều phần thưởng cao quý khác...
Một trong những mục tiêu của tỉnh nhiệm kỳ 2020 - 2025 là khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của tỉnh; đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ; huy động, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển nhanh, bền vững theo hướng xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc; phát huy giá trị văn hóa, xây dựng con người Yên Bái "Thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập”; bảo vệ môi trường sinh thái, đưa Yên Bái trở thành tỉnh khá trong vùng trung du và miền núi phía Bắc vào năm 2025 và nằm trong nhóm các tỉnh phát triển của vùng vào năm 2030.
Thực hiện mục tiêu đó, trong 3 đột phá chiến lược và 7 nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ đều có nội hàm liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Phát huy truyền thống và những kết quả đạt được, triển khai thực hiện Kết luận 54-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) của Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XIX, thời gian tới, HND tỉnh sẽ tập trung chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ:
Một là, nắm chắc tình hình HVND, nhất là những tâm tư, nguyện vọng chính đáng, khó khăn, bức xúc để phản ánh với cấp ủy, chính quyền và các ngành; tập trung đổi mới, nâng cao hiệu quả tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, HVND về các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Hai là, tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động Hội theo hướng thiết thực gắn với quyền lợi, nhu cầu, nguyện vọng của HVND; xây dựng đội ngũ cán bộ Hội có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, trình độ, nghiệp vụ công tác tốt, tâm huyết với Hội; xứng đáng là hạt nhân tập hợp đoàn kết nông dân.
Ba là, tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả Phong trào "Nông dân thi đua SXKDG, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững" gắn với hỗ trợ nông dân khởi nghiệp và xây dựng, phát triển các mô hình kinh tế có hiệu quả trong nông nghiệp, nông thôn; đẩy mạnh các hoạt động tư vấn, hỗ trợ, dịch vụ, dạy nghề cho nông dân phát triển SXKD. Vận động nông dân tích cực thực hiện chương trình XDNTM, đô thị văn minh và nhiệm vụ quốc phòng - an ninh.
Bốn là, tăng cường tham vấn chính sách, đối thoại với chính quyền các cấp, nhất là chính sách về lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, chủ động phối hợp với các ngành, địa phương tiếp tục khai thác lợi thế, tiềm năng, rà soát các sản phẩm nông nghiệp đặc thù; quy hoạch vùng sản xuất, vùng nguyên liệu; tăng cường vận động nông dân, nhất là nông dân vùng cao trong việc tích tụ ruộng đất, tham gia các hình thức kinh tế tập thể với tinh thần muốn làm chuỗi, muốn nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp, không còn con đường nào khác là phát triển kinh tế tập thể.
Năm là, làm tốt công tác tham mưu với cấp ủy, phối hợp chặt chẽ với các cấp, ngành để nâng cao hiệu quả công tác Hội và phong trào nông dân; triển khai thực hiện tốt Quyết định 217, 218 của Bộ Chính trị; Kết luận 61-KL/TW Ban Bí thư, Quyết định 673/QĐ-TTg và Quyết định 81 của Thủ tướng Chính phủ.
Sáu là, quán triệt nghiêm túc, xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XIX, trọng tâm chỉ đạo triển khai nội dung phát huy vai trò chủ thể của các cấp Hội và HVND trong phát triển nông nghiệp thịnh vượng, XDNTM bền vững và nâng cao chỉ số hạnh phúc của người dân (sự hài lòng của người dân về cuộc sống; tuổi thọ bình quân hiện tại của người dân trên địa bàn và sự hài lòng về môi trường sống).