Trong những ngày ứng phó với đợt bùng phát dịch COVID-19 lần thứ ba, các chỉ đạo của người đứng đầu Chính phủ về thực hiện mục tiêu kép, chống dịch quyết liệt nhưng không được “đóng băng” tất cả trở thành nhiệm vụ quan trọng.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Bảo vệ sức khỏe nhân dân rất quan trọng nhưng không thể vì chống dịch mà ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm cho người dân. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Chúng ta bước vào năm thứ hai chống giặc COVID, trải qua những ngày căng thẳng của đợt bùng phát dịch lần thứ ba với các ổ dịch lớn ở Hải Dương, TPHCM, Quảng Ninh, cùng nhiều ca nhiễm rải rác ở các địa phương khác.
Nhiều cách làm sáng tạo, linh hoạt, được triển khai rất quyết liệt, hiệu quả và trong những ngày đó, các chỉ đạo của người đứng đầu Chính phủ về thực hiện mục tiêu kép, chống dịch quyết liệt nhưng không “đóng băng” tất cả càng được quán triệt sâu sắc hơn nữa đến từng địa phương.
Sau khi tình hình dịch bệnh ở nhiều địa phương được kiểm soát, các doanh nghiệp (DN) trên địa bàn đã khẩn trương bắt tay vào chuẩn bị sản xuất. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra hiện nay là việc một số địa phương yêu cầu tất cả các DN, không phân biệt trong vùng dịch hay ngoài vùng dịch, đều phải xét nghiệm toàn bộ người lao động trước khi hoạt động trở lại. Đây là biện pháp cần thiết để đảm bảo an toàn sản xuất trong điều kiện dịch bệnh nhưng việc yêu cầu xét nghiệm ồ ạt, đã làm xuất hiện tình trạng DN tìm mọi cách tự liên hệ trực tiếp với những đơn vị làm dịch vụ xét nghiệm, không có sự điều phối thống nhất, phục vụ công tác phòng, chống dịch. Chưa kể chi phí 1 lần xét nghiệm tương đương với tiêm vaccine cho 2 người, không chỉ gây tốn kém, trong khi các DN còn rất khó khăn, mà còn tạo tâm lý đã xét nghiệm rồi lại muốn xét nghiệm tiếp, đặc biệt rất nguy hiểm là tâm lý có kết quả âm tính rồi thì chủ quan, mất cảnh giác. Vì vậy, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống COVID-19, ngày 23/2, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã yêu cầu phải có “sự điều phối thống nhất của CDC các địa phương, Bộ Y tế tránh tình trạng xét nghiệm ồ ạt”.
Bên cạnh đó, tình trạng “ngăn sông, cấm chợ” cực đoan đã khiến việc lưu thông hàng hóa giữa địa phương có ổ dịch, vùng dịch với những nơi khác gặp rất nhiều khó khăn, ảnh hưởng lớn đến DN. Trong khi đó, chúng ta đã có nhiều kinh nghiệm trong vận chuyển, thông thương hàng hóa qua biên giới trong điều kiện dịch bệnh và cần được áp dụng cho những địa phương đang có dịch bệnh hiện nay để tháo gỡ khó khăn cho DN.
Trong cuộc họp Thường trực Chính phủ vào sáng 24/2, về công tác phòng chống dịch COVID-19, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ: Bảo vệ sức khỏe nhân dân rất quan trọng nhưng không thể vì chống dịch mà chúng ta ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm cho người dân và đây là những điểm mà nếu không giải quyết sớm thì dứt khoát là ảnh hưởng tới tăng trưởng phát triển.
Tuy nhiên, việc thực hiện mục tiêu kép không chỉ giúp duy trì, phát triển sản xuất, mà còn phải bảo đảm các hoạt động đời sống, sinh hoạt hằng ngày của người dân trong điều kiện bình thường mới. Trong nhiều cuộc họp của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh COVID-19, một yêu cầu được nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần là các cơ sở y tế, lưu trú, trường học, chợ, siêu thị, bến bãi, phương tiện công cộng, nhà máy, xí nghiệp… cũng phải thực hiện đầy đủ các hướng dẫn phòng chống dịch bệnh của Bộ Y tế, tự đánh giá định kỳ, cập nhật thường xuyên lên bản đồ chống dịch https://antoancovid.vn/. Thực hiện những giải pháp này không chỉ phục vụ ngay cho công tác phòng chống dịch mà còn giúp từng người dân duy trì tinh thần cảnh giác, không lơi lỏng trước dịch bệnh.
Thực tiễn thời gian qua cho thấy, để thực hiện được mục tiêu kép, đòi hỏi bản lĩnh, trí tuệ và sự linh hoạt của người chỉ huy trên chiến trường, vừa chống dịch hiệu quả nhưng không làm đình đốn hoạt động sản xuất, kinh doanh, hạn chế tối đa ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh đến phát triển kinh tế và đời sống người dân.
Còn nhớ, trong ngày làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, 17/2, Thủ tướng cũng đã nhấn mạnh: Cuộc sống vẫn phát triển, người dân cần thu nhập, do đó, cần xử lý các vấn đề, vướng mắc trên tinh thần bảo vệ sức khỏe nhân dân nhưng cần đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, tiếp tục thực hiện mục tiêu kép.
Tinh thần đó cần tiếp tục truyền lửa đến các bộ ngành Trung ương, chính quyền địa phương cho tới từng cán bộ, đảng viên cùng quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội năm 2021, năm đầu tiên đưa Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII vào cuộc sống
931 lượt xem
Theo Chinhphu.vn
Trong những ngày ứng phó với đợt bùng phát dịch COVID-19 lần thứ ba, các chỉ đạo của người đứng đầu Chính phủ về thực hiện mục tiêu kép, chống dịch quyết liệt nhưng không được “đóng băng” tất cả trở thành nhiệm vụ quan trọng.Chúng ta bước vào năm thứ hai chống giặc COVID, trải qua những ngày căng thẳng của đợt bùng phát dịch lần thứ ba với các ổ dịch lớn ở Hải Dương, TPHCM, Quảng Ninh, cùng nhiều ca nhiễm rải rác ở các địa phương khác.
Nhiều cách làm sáng tạo, linh hoạt, được triển khai rất quyết liệt, hiệu quả và trong những ngày đó, các chỉ đạo của người đứng đầu Chính phủ về thực hiện mục tiêu kép, chống dịch quyết liệt nhưng không “đóng băng” tất cả càng được quán triệt sâu sắc hơn nữa đến từng địa phương.
Sau khi tình hình dịch bệnh ở nhiều địa phương được kiểm soát, các doanh nghiệp (DN) trên địa bàn đã khẩn trương bắt tay vào chuẩn bị sản xuất. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra hiện nay là việc một số địa phương yêu cầu tất cả các DN, không phân biệt trong vùng dịch hay ngoài vùng dịch, đều phải xét nghiệm toàn bộ người lao động trước khi hoạt động trở lại. Đây là biện pháp cần thiết để đảm bảo an toàn sản xuất trong điều kiện dịch bệnh nhưng việc yêu cầu xét nghiệm ồ ạt, đã làm xuất hiện tình trạng DN tìm mọi cách tự liên hệ trực tiếp với những đơn vị làm dịch vụ xét nghiệm, không có sự điều phối thống nhất, phục vụ công tác phòng, chống dịch. Chưa kể chi phí 1 lần xét nghiệm tương đương với tiêm vaccine cho 2 người, không chỉ gây tốn kém, trong khi các DN còn rất khó khăn, mà còn tạo tâm lý đã xét nghiệm rồi lại muốn xét nghiệm tiếp, đặc biệt rất nguy hiểm là tâm lý có kết quả âm tính rồi thì chủ quan, mất cảnh giác. Vì vậy, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống COVID-19, ngày 23/2, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã yêu cầu phải có “sự điều phối thống nhất của CDC các địa phương, Bộ Y tế tránh tình trạng xét nghiệm ồ ạt”.
Bên cạnh đó, tình trạng “ngăn sông, cấm chợ” cực đoan đã khiến việc lưu thông hàng hóa giữa địa phương có ổ dịch, vùng dịch với những nơi khác gặp rất nhiều khó khăn, ảnh hưởng lớn đến DN. Trong khi đó, chúng ta đã có nhiều kinh nghiệm trong vận chuyển, thông thương hàng hóa qua biên giới trong điều kiện dịch bệnh và cần được áp dụng cho những địa phương đang có dịch bệnh hiện nay để tháo gỡ khó khăn cho DN.
Trong cuộc họp Thường trực Chính phủ vào sáng 24/2, về công tác phòng chống dịch COVID-19, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ: Bảo vệ sức khỏe nhân dân rất quan trọng nhưng không thể vì chống dịch mà chúng ta ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm cho người dân và đây là những điểm mà nếu không giải quyết sớm thì dứt khoát là ảnh hưởng tới tăng trưởng phát triển.
Tuy nhiên, việc thực hiện mục tiêu kép không chỉ giúp duy trì, phát triển sản xuất, mà còn phải bảo đảm các hoạt động đời sống, sinh hoạt hằng ngày của người dân trong điều kiện bình thường mới. Trong nhiều cuộc họp của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh COVID-19, một yêu cầu được nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần là các cơ sở y tế, lưu trú, trường học, chợ, siêu thị, bến bãi, phương tiện công cộng, nhà máy, xí nghiệp… cũng phải thực hiện đầy đủ các hướng dẫn phòng chống dịch bệnh của Bộ Y tế, tự đánh giá định kỳ, cập nhật thường xuyên lên bản đồ chống dịch https://antoancovid.vn/. Thực hiện những giải pháp này không chỉ phục vụ ngay cho công tác phòng chống dịch mà còn giúp từng người dân duy trì tinh thần cảnh giác, không lơi lỏng trước dịch bệnh.
Thực tiễn thời gian qua cho thấy, để thực hiện được mục tiêu kép, đòi hỏi bản lĩnh, trí tuệ và sự linh hoạt của người chỉ huy trên chiến trường, vừa chống dịch hiệu quả nhưng không làm đình đốn hoạt động sản xuất, kinh doanh, hạn chế tối đa ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh đến phát triển kinh tế và đời sống người dân.
Còn nhớ, trong ngày làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, 17/2, Thủ tướng cũng đã nhấn mạnh: Cuộc sống vẫn phát triển, người dân cần thu nhập, do đó, cần xử lý các vấn đề, vướng mắc trên tinh thần bảo vệ sức khỏe nhân dân nhưng cần đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, tiếp tục thực hiện mục tiêu kép.
Tinh thần đó cần tiếp tục truyền lửa đến các bộ ngành Trung ương, chính quyền địa phương cho tới từng cán bộ, đảng viên cùng quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội năm 2021, năm đầu tiên đưa Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII vào cuộc sống