CTTĐT - Đó là khẳng định của đồng chí Đỗ Đức Duy - Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc năm 2020 của ngành Giáo dục và Đào tạo được tổ chức vào sáng nay (31/10). Hội nghị được tổ chức nhằm đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch năm 2019 - 2020 và giai đoạn 2016 - 2020; phương hướng, nhiệm vụ giải pháp chủ yếu năm 2020 - 2021 và những năm tiếp theo.
Quang cảnh Hội nghị tại điểm cầu Yên Bái
Dự Hội nghị có đồng chí Vũ Đức Đam - Phó Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành trung ương. Tại điểm cầu tỉnh Yên Bái, dự Hội nghị có đồng chí Đỗ Đức Duy - Bí thư Tỉnh ủy, đồng chí Vũ Thị Hiền Hạnh - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh; lãnh đạo và chuyên viên ngành Giáo dục; lãnh đạo UBND và phòng Giáo dục - Đào tạo các huyện, thị, thành phố.
Các đại biểu dự Hội nghị tại điểm cầu Yên Bái ủng hộ đồng bào miền Trung bị ảnh hưởng nặng nề do bão lũ
Ngay trước khi khai mạc Hội nghị, các đại biểu đã quyên góp ủng hộ đồng bào miền Trung bị ảnh hưởng nặng nề do bão lũ.
Quang cảnh Hội nghị tại điểm cầu Hà Nội
Năm học 2019 - 2020 diễn ra trong bối cảnh tình hình quốc tế, khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường; tình hình kinh tế - xã hội trong nước gặp nhiều khó khăn do tác động của đại dịch Covid-19; với thuận lợi và nhiều khó khăn, thách thức đan xen, tác động mạnh mẽ đến hoạt động của ngành Giáo dục, song ngành vẫn tập trung triển khai thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT; đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới; tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Bộ đã ban hành và chỉ đạo thực hiện các quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông... Hệ thống giáo dục phổ thông Việt Nam được quốc tế ghi nhận là một trong 10 hệ thống giáo dục hàng đầu của thế giới nằm ở khu vực Đông Á Thái Bình Dương... Công tác thi, kiểm tra, đánh giá đã được đổi mới theo hướng ngày càng thực chất và hiệu quả. Đặc biệt, năm 2020, kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông được tổ chức trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến hết sức phức tạp đã được tổ chức thành 2 đợt phù hợp với tình hình thực tiễn của các địa phương… Đặc biệt đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học, điển hình là việc dạy học trực tuyến qua internet và trên truyền hình, nhất là trong thời gian giãn cách, cách ly xã hội do dịch bệnh COVID-19.
Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Đỗ Đức Duy - Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái khẳng định tỉnh Yên Bái trân trọng tiếp thu và triển khai nghiêm túc nhiệm vụ giáo dục và đào tạo để hoàn thành các nhiệm vụ, mục tiêu, nhiệm vụ mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo. Về kết quả thực hiện nhiệm vụ giáo dục đào tạo trên địa bàn tỉnh, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy cho biết trong giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh Yên Bái đã quy hoạch và sắp xếp hệ thống giáo dục mầm non và hệ thống giáo dục các cấp đảm bảo tinh gọn, hợp lý; Thực hiện thành công Đề án sắp xếp quy mô mạng lưới trường lớp đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 - 2020, góp phần giải quyết được những bất cập trong tổ chức các lớp học ở điểm lẻ, sự bất bình đẳng trong thụ hưởng chất lượng giáo dục và chăm sóc trẻ, mang lại hiệu quả thiết thực, giúp tinh giản đầu mối, giảm biên chế, tiết kiệm chi thường xuyên khoảng 300 tỷ đồng để thực hiện đầu tư cơ sở vật chất giáo dục
Chất lượng giáo dục đại trà và giáo dục mũi nhọn của tỉnh được nâng lên rõ rệt. Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp hàng năm khoảng trên 96%. Hệ thống cơ sở vật chất giáo dục đào tạo ngày càng được quan tâm đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, đáp ứng nhu cầu dạy và học.
Bên cạnh đó tỉnh cũng chuẩn bị kỹ lưỡng các điều kiện để triển khai đồng bộ, hiệu quả chương trình sách giáo khoa theo chương trình giáo dục phổ thông năm 2018; Quan tâm đầu tư nâng cao chất lượng giáo dục vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nhờ vậy, chất lượng giáo dục của các trường vùng đồng bào dân tộc thiểu số từng bước được nâng lên.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy cho rằng bên cạnh những kết quả đạt được, công tác giáo dục dân tộc của tỉnh Yên Bái cũng gặp phải những khó khăn như hiện tại không có văn bản của cấp có thẩm quyền hướng dẫn thực hiện định mức học sinh, nhân viên nuôi dưỡng và nguồn kinh phí để chi trả cho những nhân viên nấu ăn tại các trường phổ thông dân tộc nội trú; Chính sách cơ chế tài chính cho trường phổ thông dân tộc nội trú theo thông tư số 109/2009/TT-BTC đến nay không còn phù hợp với tình hình thực tế; việc tính định mức hỗ trợ kinh phí phục vụ nấu ăn cho học sinh theo nghị định số 116/2016/NĐ-CP quá thấp, không phù hợp với điều kiện thực tế; định mức cho giáo viên không còn phù hợp, nhất là trong bối cảnh áp dụng công nghệ thông tin trong dạy và học…
Trước những khó khăn, bất cập đó, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy kiến nghị Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổng kết, đánh giá, điều chỉnh, bổ sung chính sách đối với các trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú, trường có học sinh bán trú theo hướng tích hợp chính sách trong bộ chính sách phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Quan tâm ưu tiên nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất cho các trường thuộc vùng cao, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo hướng đồng bộ, hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy và học, quản lý giáo dục; Rà soát, điều chỉnh quy định về định mức giáo viên cho phù hợp với tình hình thực tế, có sự phân biệt giữa vùng thấp với vùng cao, giữa các cơ sở giáo dục có điều kiện cơ sở vật chất khác nhau; Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo có hướng dẫn về việc công nhận trường đạt chuẩn quốc gia đối với các trường mầm non và phổ thông có nhiều cấp học.
Phát biểu kết luận Hội nghị, đồng chí Vũ Đức Đam - Phó Thủ tướng Chính phủ hoan nghênh và biểu dương nỗ lực của toàn ngành giáo dục và các cấp chính quyền, các hội, đoàn thể trong thời gian qua đã luôn dành sự quan tâm đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo của nước nhà. Đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cho rằng trong thời gian tới các cấp ủy đảng, chính quyền cần tập trung quan tâm hơn nữa tới sự nghiệp giáo dục và đào tạo; chú trọng xây dựng văn hóa trong giáo dục; nghiêm túc tiếp thu các ý kiến đóng góp của toàn xã hội đối với ngành giáo dục. Đồng chí cũng nhấn mạnh đổi mới giáo dục không chỉ hoàn thành trong 1 năm mà cần phải có thời gian nhiều năm nên chúng ta phải kiên trì, kiên định với mục tiêu đã đề ra, nghiêm khắc nhìn vào những hạn chế để kịp thời chấn chỉnh cho phù hợp.
1368 lượt xem
Thu Nga
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Đó là khẳng định của đồng chí Đỗ Đức Duy - Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc năm 2020 của ngành Giáo dục và Đào tạo được tổ chức vào sáng nay (31/10). Hội nghị được tổ chức nhằm đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch năm 2019 - 2020 và giai đoạn 2016 - 2020; phương hướng, nhiệm vụ giải pháp chủ yếu năm 2020 - 2021 và những năm tiếp theo.Dự Hội nghị có đồng chí Vũ Đức Đam - Phó Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành trung ương. Tại điểm cầu tỉnh Yên Bái, dự Hội nghị có đồng chí Đỗ Đức Duy - Bí thư Tỉnh ủy, đồng chí Vũ Thị Hiền Hạnh - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh; lãnh đạo và chuyên viên ngành Giáo dục; lãnh đạo UBND và phòng Giáo dục - Đào tạo các huyện, thị, thành phố.
Các đại biểu dự Hội nghị tại điểm cầu Yên Bái ủng hộ đồng bào miền Trung bị ảnh hưởng nặng nề do bão lũ
Ngay trước khi khai mạc Hội nghị, các đại biểu đã quyên góp ủng hộ đồng bào miền Trung bị ảnh hưởng nặng nề do bão lũ.
Quang cảnh Hội nghị tại điểm cầu Hà Nội
Năm học 2019 - 2020 diễn ra trong bối cảnh tình hình quốc tế, khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường; tình hình kinh tế - xã hội trong nước gặp nhiều khó khăn do tác động của đại dịch Covid-19; với thuận lợi và nhiều khó khăn, thách thức đan xen, tác động mạnh mẽ đến hoạt động của ngành Giáo dục, song ngành vẫn tập trung triển khai thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT; đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới; tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Bộ đã ban hành và chỉ đạo thực hiện các quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông... Hệ thống giáo dục phổ thông Việt Nam được quốc tế ghi nhận là một trong 10 hệ thống giáo dục hàng đầu của thế giới nằm ở khu vực Đông Á Thái Bình Dương... Công tác thi, kiểm tra, đánh giá đã được đổi mới theo hướng ngày càng thực chất và hiệu quả. Đặc biệt, năm 2020, kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông được tổ chức trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến hết sức phức tạp đã được tổ chức thành 2 đợt phù hợp với tình hình thực tiễn của các địa phương… Đặc biệt đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học, điển hình là việc dạy học trực tuyến qua internet và trên truyền hình, nhất là trong thời gian giãn cách, cách ly xã hội do dịch bệnh COVID-19.
Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Đỗ Đức Duy - Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái khẳng định tỉnh Yên Bái trân trọng tiếp thu và triển khai nghiêm túc nhiệm vụ giáo dục và đào tạo để hoàn thành các nhiệm vụ, mục tiêu, nhiệm vụ mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo. Về kết quả thực hiện nhiệm vụ giáo dục đào tạo trên địa bàn tỉnh, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy cho biết trong giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh Yên Bái đã quy hoạch và sắp xếp hệ thống giáo dục mầm non và hệ thống giáo dục các cấp đảm bảo tinh gọn, hợp lý; Thực hiện thành công Đề án sắp xếp quy mô mạng lưới trường lớp đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 - 2020, góp phần giải quyết được những bất cập trong tổ chức các lớp học ở điểm lẻ, sự bất bình đẳng trong thụ hưởng chất lượng giáo dục và chăm sóc trẻ, mang lại hiệu quả thiết thực, giúp tinh giản đầu mối, giảm biên chế, tiết kiệm chi thường xuyên khoảng 300 tỷ đồng để thực hiện đầu tư cơ sở vật chất giáo dục
Chất lượng giáo dục đại trà và giáo dục mũi nhọn của tỉnh được nâng lên rõ rệt. Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp hàng năm khoảng trên 96%. Hệ thống cơ sở vật chất giáo dục đào tạo ngày càng được quan tâm đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, đáp ứng nhu cầu dạy và học.
Bên cạnh đó tỉnh cũng chuẩn bị kỹ lưỡng các điều kiện để triển khai đồng bộ, hiệu quả chương trình sách giáo khoa theo chương trình giáo dục phổ thông năm 2018; Quan tâm đầu tư nâng cao chất lượng giáo dục vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nhờ vậy, chất lượng giáo dục của các trường vùng đồng bào dân tộc thiểu số từng bước được nâng lên.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy cho rằng bên cạnh những kết quả đạt được, công tác giáo dục dân tộc của tỉnh Yên Bái cũng gặp phải những khó khăn như hiện tại không có văn bản của cấp có thẩm quyền hướng dẫn thực hiện định mức học sinh, nhân viên nuôi dưỡng và nguồn kinh phí để chi trả cho những nhân viên nấu ăn tại các trường phổ thông dân tộc nội trú; Chính sách cơ chế tài chính cho trường phổ thông dân tộc nội trú theo thông tư số 109/2009/TT-BTC đến nay không còn phù hợp với tình hình thực tế; việc tính định mức hỗ trợ kinh phí phục vụ nấu ăn cho học sinh theo nghị định số 116/2016/NĐ-CP quá thấp, không phù hợp với điều kiện thực tế; định mức cho giáo viên không còn phù hợp, nhất là trong bối cảnh áp dụng công nghệ thông tin trong dạy và học…
Trước những khó khăn, bất cập đó, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy kiến nghị Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổng kết, đánh giá, điều chỉnh, bổ sung chính sách đối với các trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú, trường có học sinh bán trú theo hướng tích hợp chính sách trong bộ chính sách phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Quan tâm ưu tiên nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất cho các trường thuộc vùng cao, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo hướng đồng bộ, hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy và học, quản lý giáo dục; Rà soát, điều chỉnh quy định về định mức giáo viên cho phù hợp với tình hình thực tế, có sự phân biệt giữa vùng thấp với vùng cao, giữa các cơ sở giáo dục có điều kiện cơ sở vật chất khác nhau; Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo có hướng dẫn về việc công nhận trường đạt chuẩn quốc gia đối với các trường mầm non và phổ thông có nhiều cấp học.
Phát biểu kết luận Hội nghị, đồng chí Vũ Đức Đam - Phó Thủ tướng Chính phủ hoan nghênh và biểu dương nỗ lực của toàn ngành giáo dục và các cấp chính quyền, các hội, đoàn thể trong thời gian qua đã luôn dành sự quan tâm đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo của nước nhà. Đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cho rằng trong thời gian tới các cấp ủy đảng, chính quyền cần tập trung quan tâm hơn nữa tới sự nghiệp giáo dục và đào tạo; chú trọng xây dựng văn hóa trong giáo dục; nghiêm túc tiếp thu các ý kiến đóng góp của toàn xã hội đối với ngành giáo dục. Đồng chí cũng nhấn mạnh đổi mới giáo dục không chỉ hoàn thành trong 1 năm mà cần phải có thời gian nhiều năm nên chúng ta phải kiên trì, kiên định với mục tiêu đã đề ra, nghiêm khắc nhìn vào những hạn chế để kịp thời chấn chỉnh cho phù hợp.