CTTĐT - Ngày 24/11, UBND tỉnh Yên Bái phối hợp với Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) trực thuộc trường Đại học kinh tế - ĐHQG Hà Nội và Quỹ Friedrich Naumann Foundation (FNF) tổ chức Hội thảo cải thiện môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi thương mại và đầu tư nhằm phát huy lợi thế so sánh các tỉnh miền núi phía Bắc.
Quang cảnh Hội thảo.
Dự Hội thảo có đồng chí Nguyễn Chiến Thắng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; PGS.TS Nguyễn Hồng Sơn - Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương; T.S Đặng Xuân Thanh - Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; đại diện quỹ FNF; lãnh đạo các sở, ngành liên quan của tỉnh; lãnh đạo, cán bộ Sở Kế hoạch đầu tư các tỉnh miền núi phía Bắc và hơn 20 doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh.
Hội thảo được tổ chức trong bối cảnh đầu tư và tăng trưởng kinh tế Việt Nam chậm hơn so với cùng kỳ năm 2019 do tác động từ đại dịch Covid-19. Tình hình kinh tế chung của thế giới và Việt Nam cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc triển khai các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trên phạm vi cả nước, đồng thời tạo ra thách thức mới đối với quá trình thuận lợi hóa môi trường đầu tư và thương mại nhằm thu hút và phát triển doanh nghiệp, các chuỗi sản xuất và hậu cần phục vụ mục tiêu gia nhập sâu, rộng hơn vào thị trường khu vực và thế giới cũng như đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường tiêu dùng trong nước.
Đồng chí Nguyễn Chiến Thắng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái phát biểu tại Hội thảo.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, đồng chí Nguyễn Chiến Thắng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái nhấn mạnh: "Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh là động lực và đòn bẩy quan trọng để thúc đẩy thu hút các nguồn lực cho đầu tư phát triển. Đó cũng là mục tiêu quan trọng mà Yên Bái cũng như các tỉnh, thành trong cả nước đang ra sức phấn đấu thực hiện, đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế khó khăn, cạnh tranh gay gắt để thu hút các nguồn vốn đầu tư hiện nay. Qua Hội thảo này, tỉnh Yên Bái nói riêng và các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm, chỉ đạo, hỗ trợ, giúp đỡ của các cơ quan Trung ương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế và các tỉnh bạn để tăng cường kết nối, liên kết, hợp tác trên các lĩnh vực nhằm phát triển kinh tế - xã hội tại mỗi địa phương."
Tại Yên Bái, những năm qua, tỉnh đã triển khai quyết liệt nhiều giải pháp cải cách thủ tục hành chính, thực hiện khảo sát, đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương. Nhờ đó, đã kịp thời đưa PCI, DDCI (Bộ chỉ số nâng cao năng lực cạnh tranh cấp sở ngành, địa phương) của tỉnh bứt phá đi lên, hiện tỉnh Yên Bái đứng thứ 36/63 tỉnh thành trong bảng xếp hạng PCI của cả nước, chất lượng điều hành đứng thứ 5 trong 14 tỉnh khu vực Trung du miền núi phía Bắc, nhiều dự án đầu tư sản xuất kinh doanh quy mô lớn của 1 số tập đoàn được triển khai như: Vingroup, Bảo Lai, Apec, Eurowindow Holding… Tuy nhiên, thu hút đầu tư vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Vì vậy, tỉnh Yên Bái đang triển khai xây dựng kế hoạch thực hiện công tác cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh giai đoạn 2021-2025 với quyết tâm chính trị cao và tham vọng đưa Yên Bái vào nhóm các tỉnh có xếp hạng PCI cao, môi trường kinh doanh thông thoáng, thuận lợi của các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc trong giai đoạn tới. Theo đó, tỉnh luôn xác định cần phải có cách tiếp cận mới, tạo sự khác biệt mang tính cạnh tranh cao, nhằm tạo bước đột phá trong quá trình phát triển, nhanh chóng thu hẹp khoảng cách với các tỉnh trong khu vực và cả nước.
Các đại biểu tham gia thảo luận tại Hội thảo.
Tại Hội thảo, các đại biểu thảo luận 2 nhóm vấn đề gồm: Hoàn thiện môi trường kinh doanh nhằm phát huy lợi thế cạnh tranh và thu hút đầu tư các tỉnh miền núi phía Bắc; Phát huy lợi thế so sánh và kết nối phát triển kinh tế các địa phương miền núi phía Bắc. Để làm rõ các vấn đề này, các lãnh đạo Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW đã trình bày các tham luận gồm: Nâng cao chất lượng môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh: Thực tiễn thực thi ở địa phường và kiến nghị; Cải thiện thực chất môi trường đầu tư thúc đẩy phát triển doanh nghiệp; Phân bổ hiệu quả các nguồn lực nhằm phát huy lợi thế cạnh tranh và kết nối vùng của các tỉnh miền núi phía Bắc; Tạo thuận lợi thương mại và đầu tư qua biên giới nhằm kết nối phát triển kinh tế các tỉnh miền núi phía Bắc.
Các đại biểu cũng đã tập trung làm rõ những điểm nghẽn và giải pháp nhằm thúc đẩy môi trường đầu tư các tỉnh miền núi phía Bắc, nhằm thực hiện mục tiêu Nghị quyết 02 của Chính phủ về Cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao nâng lực cạnh tranh trong tình hình mới; tập trung thảo luận các sáng kiến tạo thuận lợi thương mại và sản xuất đồng thời phân tích lợi thế so sánh trong phát triển hành lang kinh tế của các tỉnh trong vùng từ đó đưa ra các khuyến nghị chính sách thúc đẩy kết nối chuỗi giá trị của khu vực và vùng nhằm đẩy mạnh hội nhập kinh tế và phát triển kinh tế của vùng.
1518 lượt xem
Hiền Trang
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Ngày 24/11, UBND tỉnh Yên Bái phối hợp với Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) trực thuộc trường Đại học kinh tế - ĐHQG Hà Nội và Quỹ Friedrich Naumann Foundation (FNF) tổ chức Hội thảo cải thiện môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi thương mại và đầu tư nhằm phát huy lợi thế so sánh các tỉnh miền núi phía Bắc. Dự Hội thảo có đồng chí Nguyễn Chiến Thắng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; PGS.TS Nguyễn Hồng Sơn - Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương; T.S Đặng Xuân Thanh - Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; đại diện quỹ FNF; lãnh đạo các sở, ngành liên quan của tỉnh; lãnh đạo, cán bộ Sở Kế hoạch đầu tư các tỉnh miền núi phía Bắc và hơn 20 doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh.
Hội thảo được tổ chức trong bối cảnh đầu tư và tăng trưởng kinh tế Việt Nam chậm hơn so với cùng kỳ năm 2019 do tác động từ đại dịch Covid-19. Tình hình kinh tế chung của thế giới và Việt Nam cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc triển khai các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trên phạm vi cả nước, đồng thời tạo ra thách thức mới đối với quá trình thuận lợi hóa môi trường đầu tư và thương mại nhằm thu hút và phát triển doanh nghiệp, các chuỗi sản xuất và hậu cần phục vụ mục tiêu gia nhập sâu, rộng hơn vào thị trường khu vực và thế giới cũng như đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường tiêu dùng trong nước.
Đồng chí Nguyễn Chiến Thắng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái phát biểu tại Hội thảo.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, đồng chí Nguyễn Chiến Thắng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái nhấn mạnh: "Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh là động lực và đòn bẩy quan trọng để thúc đẩy thu hút các nguồn lực cho đầu tư phát triển. Đó cũng là mục tiêu quan trọng mà Yên Bái cũng như các tỉnh, thành trong cả nước đang ra sức phấn đấu thực hiện, đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế khó khăn, cạnh tranh gay gắt để thu hút các nguồn vốn đầu tư hiện nay. Qua Hội thảo này, tỉnh Yên Bái nói riêng và các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm, chỉ đạo, hỗ trợ, giúp đỡ của các cơ quan Trung ương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế và các tỉnh bạn để tăng cường kết nối, liên kết, hợp tác trên các lĩnh vực nhằm phát triển kinh tế - xã hội tại mỗi địa phương."
Tại Yên Bái, những năm qua, tỉnh đã triển khai quyết liệt nhiều giải pháp cải cách thủ tục hành chính, thực hiện khảo sát, đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương. Nhờ đó, đã kịp thời đưa PCI, DDCI (Bộ chỉ số nâng cao năng lực cạnh tranh cấp sở ngành, địa phương) của tỉnh bứt phá đi lên, hiện tỉnh Yên Bái đứng thứ 36/63 tỉnh thành trong bảng xếp hạng PCI của cả nước, chất lượng điều hành đứng thứ 5 trong 14 tỉnh khu vực Trung du miền núi phía Bắc, nhiều dự án đầu tư sản xuất kinh doanh quy mô lớn của 1 số tập đoàn được triển khai như: Vingroup, Bảo Lai, Apec, Eurowindow Holding… Tuy nhiên, thu hút đầu tư vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Vì vậy, tỉnh Yên Bái đang triển khai xây dựng kế hoạch thực hiện công tác cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh giai đoạn 2021-2025 với quyết tâm chính trị cao và tham vọng đưa Yên Bái vào nhóm các tỉnh có xếp hạng PCI cao, môi trường kinh doanh thông thoáng, thuận lợi của các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc trong giai đoạn tới. Theo đó, tỉnh luôn xác định cần phải có cách tiếp cận mới, tạo sự khác biệt mang tính cạnh tranh cao, nhằm tạo bước đột phá trong quá trình phát triển, nhanh chóng thu hẹp khoảng cách với các tỉnh trong khu vực và cả nước.
Các đại biểu tham gia thảo luận tại Hội thảo.
Tại Hội thảo, các đại biểu thảo luận 2 nhóm vấn đề gồm: Hoàn thiện môi trường kinh doanh nhằm phát huy lợi thế cạnh tranh và thu hút đầu tư các tỉnh miền núi phía Bắc; Phát huy lợi thế so sánh và kết nối phát triển kinh tế các địa phương miền núi phía Bắc. Để làm rõ các vấn đề này, các lãnh đạo Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW đã trình bày các tham luận gồm: Nâng cao chất lượng môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh: Thực tiễn thực thi ở địa phường và kiến nghị; Cải thiện thực chất môi trường đầu tư thúc đẩy phát triển doanh nghiệp; Phân bổ hiệu quả các nguồn lực nhằm phát huy lợi thế cạnh tranh và kết nối vùng của các tỉnh miền núi phía Bắc; Tạo thuận lợi thương mại và đầu tư qua biên giới nhằm kết nối phát triển kinh tế các tỉnh miền núi phía Bắc.
Các đại biểu cũng đã tập trung làm rõ những điểm nghẽn và giải pháp nhằm thúc đẩy môi trường đầu tư các tỉnh miền núi phía Bắc, nhằm thực hiện mục tiêu Nghị quyết 02 của Chính phủ về Cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao nâng lực cạnh tranh trong tình hình mới; tập trung thảo luận các sáng kiến tạo thuận lợi thương mại và sản xuất đồng thời phân tích lợi thế so sánh trong phát triển hành lang kinh tế của các tỉnh trong vùng từ đó đưa ra các khuyến nghị chính sách thúc đẩy kết nối chuỗi giá trị của khu vực và vùng nhằm đẩy mạnh hội nhập kinh tế và phát triển kinh tế của vùng.