CTTĐT - Ngày 24/11, Hiệp hội phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến cấp cao về Thành phố thông minh năm 2020 tại 27 điểm cầu thuộc các tỉnh, thành phố trên toàn quốc.
Các đại biểu dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Yên Bái
Dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Yên Bái có đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành và một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Công nghệ thông tin của tỉnh.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã được nghe các chuyên gia trong nước và quốc tế chia sẻ tầm nhìn chiến lược, kinh nghiệm xây dựng đô thị thông minh của các Thành phố tại Việt Nam và quốc tế trên điều kiện thực tế của Việt Nam. Từ đó đưa ra giải pháp quản lý, quy hoạch và phát triển đô thị thông minh thông qua việc ứng dụng các nền tảng công nghệ thông tin thông qua 3 hội thảo diễn ra song song. Theo đó, chuyên đề 1 có nội dung: Chính quyền số cho Thành phố thông minh; chuyên đề 2 có nội dung: Bất động sản và khu công nghiệp thông minh và chuyên đề 3 về nền tảng và giải pháp số cho đô thị thông minh.
Theo đó, đối với các chuyên đề, các đại biểu đã được nghe các diễn giả trình bày cụ thể về các chương trình, kế hoạch xây dựng Thành phố thông minh của Chính phủ; định hướng và tiêu chuẩn công nghệ thông tin trong xây dựng Thành phố thông minh tại Việt Nam; hạ tầng số cho đô thị thông minh; xu hướng xây dựng các khu đô thị thông minh trong nước và quốc tế; mô hình khu đô thị thông minh và các tiện ích dành cho công dân; tương lai của bất động sản và quản lý điều hành đô thị thông minh; các điểm cần lưu ý trong phát triển tòa nhà thông minh; giải pháp số cho các dự án bất động sản thông minh; giải pháp số cho khu công nghiệp thông minh, nhà máy thông minh; giải pháp y tế trong chiến lược xây dựng đô thị thông minh; các giải pháp an ninh, an toàn cho đô thị thông minh...
Phát triển đô thị thông minh là một xu hướng tất yếu đang được thế giới triển khai thực hiện. Hiện nay, tại Việt Nam đã có gần 30 tỉnh, thành phố triển khai Đề án xây dựng đô thị thông minh với mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống cả người dân; quản lý đô thị tinh gọn; bảo vệ môi trường hiệu quả; nâng cao năng lực cạnh tranh; giải quyết dịch vụ công nhanh chóng; tăng cường đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống tội phạm...
Cũng tại Hội nghị, các đại biểu tại các điểm cầu đã chia sẻ về kinh nghiệm, giải pháp và nêu những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Đề án xây dựng mô hình đô thị thông minh tại các tỉnh, thành phố.
Riêng tại tỉnh Yên Bái, “Đề án xây dựng mô hình đô thị thông minh tỉnh Yên Bái giai đoạn 2019 - 2021, định hướng đến năm 2025” đã được thông qua tại Kỳ họp thứ 14 - HĐND tỉnh khóa XVIII với quan điểm lấy người dân làm gốc; sử dụng công nghệ thông tin một cách thông minh, mục tiêu hướng đến việc nâng cao chất lượng của người dân. Hiện nay tỉnh Yên Bái đang tích cực triển khai các hạng mục và dự án thành phần. Trong đó, tỉnh tập trung triển khai xây dựng hạ tầng đô thị thông minh; trung tâm điều hành, xử lý dữ liệu tập trung đa nhiệm và một số dịch vụ thông minh thuộc các lĩnh vực kinh tế, tài chính; giáo dục, y tế, du lịch với quy mô trên phạm vi toàn tỉnh với mục tiêu đảm bảo chất lượng và phù hợp với nhu cầu thực tế của địa phương.
Trong khuôn khổ của chương trình Hội nghị cũng đã diễn ra hoạt động triển lãm, kết nối cung cầu, tư vấn thúc đẩy hợp tác và giới thiệu các giải thưởng Thành phố thông minh Việt Nam năm 2020.
880 lượt xem
Lan Hương
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Ngày 24/11, Hiệp hội phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến cấp cao về Thành phố thông minh năm 2020 tại 27 điểm cầu thuộc các tỉnh, thành phố trên toàn quốc.Dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Yên Bái có đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành và một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Công nghệ thông tin của tỉnh.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã được nghe các chuyên gia trong nước và quốc tế chia sẻ tầm nhìn chiến lược, kinh nghiệm xây dựng đô thị thông minh của các Thành phố tại Việt Nam và quốc tế trên điều kiện thực tế của Việt Nam. Từ đó đưa ra giải pháp quản lý, quy hoạch và phát triển đô thị thông minh thông qua việc ứng dụng các nền tảng công nghệ thông tin thông qua 3 hội thảo diễn ra song song. Theo đó, chuyên đề 1 có nội dung: Chính quyền số cho Thành phố thông minh; chuyên đề 2 có nội dung: Bất động sản và khu công nghiệp thông minh và chuyên đề 3 về nền tảng và giải pháp số cho đô thị thông minh.
Theo đó, đối với các chuyên đề, các đại biểu đã được nghe các diễn giả trình bày cụ thể về các chương trình, kế hoạch xây dựng Thành phố thông minh của Chính phủ; định hướng và tiêu chuẩn công nghệ thông tin trong xây dựng Thành phố thông minh tại Việt Nam; hạ tầng số cho đô thị thông minh; xu hướng xây dựng các khu đô thị thông minh trong nước và quốc tế; mô hình khu đô thị thông minh và các tiện ích dành cho công dân; tương lai của bất động sản và quản lý điều hành đô thị thông minh; các điểm cần lưu ý trong phát triển tòa nhà thông minh; giải pháp số cho các dự án bất động sản thông minh; giải pháp số cho khu công nghiệp thông minh, nhà máy thông minh; giải pháp y tế trong chiến lược xây dựng đô thị thông minh; các giải pháp an ninh, an toàn cho đô thị thông minh...
Phát triển đô thị thông minh là một xu hướng tất yếu đang được thế giới triển khai thực hiện. Hiện nay, tại Việt Nam đã có gần 30 tỉnh, thành phố triển khai Đề án xây dựng đô thị thông minh với mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống cả người dân; quản lý đô thị tinh gọn; bảo vệ môi trường hiệu quả; nâng cao năng lực cạnh tranh; giải quyết dịch vụ công nhanh chóng; tăng cường đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống tội phạm...
Cũng tại Hội nghị, các đại biểu tại các điểm cầu đã chia sẻ về kinh nghiệm, giải pháp và nêu những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Đề án xây dựng mô hình đô thị thông minh tại các tỉnh, thành phố.
Riêng tại tỉnh Yên Bái, “Đề án xây dựng mô hình đô thị thông minh tỉnh Yên Bái giai đoạn 2019 - 2021, định hướng đến năm 2025” đã được thông qua tại Kỳ họp thứ 14 - HĐND tỉnh khóa XVIII với quan điểm lấy người dân làm gốc; sử dụng công nghệ thông tin một cách thông minh, mục tiêu hướng đến việc nâng cao chất lượng của người dân. Hiện nay tỉnh Yên Bái đang tích cực triển khai các hạng mục và dự án thành phần. Trong đó, tỉnh tập trung triển khai xây dựng hạ tầng đô thị thông minh; trung tâm điều hành, xử lý dữ liệu tập trung đa nhiệm và một số dịch vụ thông minh thuộc các lĩnh vực kinh tế, tài chính; giáo dục, y tế, du lịch với quy mô trên phạm vi toàn tỉnh với mục tiêu đảm bảo chất lượng và phù hợp với nhu cầu thực tế của địa phương.
Trong khuôn khổ của chương trình Hội nghị cũng đã diễn ra hoạt động triển lãm, kết nối cung cầu, tư vấn thúc đẩy hợp tác và giới thiệu các giải thưởng Thành phố thông minh Việt Nam năm 2020.