CTTĐT - Sáng 2/12, Đoàn đại biểu các tỉnh thành về dự Hội nghị toàn quốc tổng kết đánh giá kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới vùng đặc biệt khó khăn, giai đoạn 2016-2020 đã tới tham quan mô hình xây dựng nông thôn mới gắn với bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Mông và một số mô hình sản xuất, chế biến nông lâm sản, bảo tồn các giá trị văn hóa tại xã Hồng Ca, của huyện Trấn Yên.
Các đại biểu tham quan mô hình Hợp tác xã dịch vụ tổng hợp Hồng Ca
Tham gia đoàn tham quan có đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái, lãnh đạo sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lãnh đạo huyện Trấn Yên; đại biểu các tỉnh thành về dự Hội nghị toàn quốc tổng kết đánh giá kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới vùng đặc biệt khó khăn, giai đoạn 2016 - 2020.
Xã Hồng Ca, cách trung tâm huyện Trấn Yên 40km, là một xã đặc biệt khó khăn với trên 85% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có 4 thôn, bản người Mông. Năm 2019, với những nỗ lực của cả hệ thống chính trị và của người dân xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Diện mạo nông thôn ở đây được đổi thay, trong đó đường giao thông đã được cứng hóa đến từng thôn, từng ngõ; hình thành nhiều mô hình nông nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, cùng như các mô hình bảo tồn các giá trị văn hóa.
Tham quan mô hình trồng tre măng Bát Độ của hộ gia đình ông Sổng A Sông, thôn Khuôn Bổ, xã Hồng Ca
Tham quan mô hình trồng Quế của hộ gia đình ông Sổng A Dũng, thôn Khuôn Bổ, xã Hồng Ca
Tại buổi tham quan, đoàn đại biểu các tỉnh thành đã tới tìm hiểu việc trồng tre măng Bát độ, mô hình trồng quế, trồng cam trên đất dốc tại một số hộ gia đình tiêu biểu ở thôn Khuôn Bổ. Đây là những mô hình phát triển kinh tế hộ cho thu nhập ổn định từ vài chục triệu đồng đến hàng trăm triệu đồng, có mô hình cho thu nhập cả tỷ đồng trên mỗi đơn vị diện tích canh tác. Thông qua hình thức hợp tác, hỗ trợ khoa học kỹ thuật, vốn, cũng như bao tiêu đầu ra cho các sản phẩm, nhờ đó không ít hộ nông dân có thu nhập cao và ổn định.
Các đại biểu cũng đã tới tham quan, tìm hiểu mô hình Hợp tác xã dịch vụ tổng hợp Hồng Ca. Đây là Hợp tác xã chuyên thu mua, chế biến các sản phẩm măng tre Bát Độ, Quế cho bà con trong xã. Những sản phẩm này sau chế biến hiện đang xuất khẩu sang một số thị trường như Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc, tuy mới đi vào hoạt động, nhưng hợp tác xã đã tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động, doanh thu năm 2019 đạt 3,5 tỷ đồng.
Tham gian trưng bày các sản phẩm của xã Hồng Ca
Tham quan và tìm hiểu những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Mông xã Hồng Ca
Không chỉ tập trung vào phát triển kinh tế, việc bảo tồn các giá trị văn hóa cũng được người dân ở Hồng Ca bảo tồn và phát huy. Với thôn Khuôn Bổ, một thôn có 100% là đồng bào dân tộc Mông, cũng là thôn bản đặc biệt khó khăn của xã thì từ khi được chọn làm thôn xây dựng nông thôn mới đầu tiên, Khuôn Bổ đã thay đổi diện mạo từ cơ sở hạ tầng đường giao thông, phát triển kinh tế hộ; nhiều hủ tục lạc hậu dần được loại bỏ thay vào đó là những nếp sống mới, văn hóa. Nhờ được khơi dậy, nhiều nét văn hóa đặc sắc, độc đáo của dân tộc Mông cũng được bảo tồn. Thôn Khuôn Bổ, xã Hồng Ca đang trở thành một mô hình tiêu biểu trong xây dựng nông thôn mới, góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân xã Hồng Ca.
1079 lượt xem
Thu Nga
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sáng 2/12, Đoàn đại biểu các tỉnh thành về dự Hội nghị toàn quốc tổng kết đánh giá kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới vùng đặc biệt khó khăn, giai đoạn 2016-2020 đã tới tham quan mô hình xây dựng nông thôn mới gắn với bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Mông và một số mô hình sản xuất, chế biến nông lâm sản, bảo tồn các giá trị văn hóa tại xã Hồng Ca, của huyện Trấn Yên.Tham gia đoàn tham quan có đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái, lãnh đạo sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lãnh đạo huyện Trấn Yên; đại biểu các tỉnh thành về dự Hội nghị toàn quốc tổng kết đánh giá kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới vùng đặc biệt khó khăn, giai đoạn 2016 - 2020.
Xã Hồng Ca, cách trung tâm huyện Trấn Yên 40km, là một xã đặc biệt khó khăn với trên 85% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có 4 thôn, bản người Mông. Năm 2019, với những nỗ lực của cả hệ thống chính trị và của người dân xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Diện mạo nông thôn ở đây được đổi thay, trong đó đường giao thông đã được cứng hóa đến từng thôn, từng ngõ; hình thành nhiều mô hình nông nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, cùng như các mô hình bảo tồn các giá trị văn hóa.
Tham quan mô hình trồng tre măng Bát Độ của hộ gia đình ông Sổng A Sông, thôn Khuôn Bổ, xã Hồng Ca
Tham quan mô hình trồng Quế của hộ gia đình ông Sổng A Dũng, thôn Khuôn Bổ, xã Hồng Ca
Tại buổi tham quan, đoàn đại biểu các tỉnh thành đã tới tìm hiểu việc trồng tre măng Bát độ, mô hình trồng quế, trồng cam trên đất dốc tại một số hộ gia đình tiêu biểu ở thôn Khuôn Bổ. Đây là những mô hình phát triển kinh tế hộ cho thu nhập ổn định từ vài chục triệu đồng đến hàng trăm triệu đồng, có mô hình cho thu nhập cả tỷ đồng trên mỗi đơn vị diện tích canh tác. Thông qua hình thức hợp tác, hỗ trợ khoa học kỹ thuật, vốn, cũng như bao tiêu đầu ra cho các sản phẩm, nhờ đó không ít hộ nông dân có thu nhập cao và ổn định.
Các đại biểu cũng đã tới tham quan, tìm hiểu mô hình Hợp tác xã dịch vụ tổng hợp Hồng Ca. Đây là Hợp tác xã chuyên thu mua, chế biến các sản phẩm măng tre Bát Độ, Quế cho bà con trong xã. Những sản phẩm này sau chế biến hiện đang xuất khẩu sang một số thị trường như Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc, tuy mới đi vào hoạt động, nhưng hợp tác xã đã tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động, doanh thu năm 2019 đạt 3,5 tỷ đồng.
Tham gian trưng bày các sản phẩm của xã Hồng Ca
Tham quan và tìm hiểu những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Mông xã Hồng Ca
Không chỉ tập trung vào phát triển kinh tế, việc bảo tồn các giá trị văn hóa cũng được người dân ở Hồng Ca bảo tồn và phát huy. Với thôn Khuôn Bổ, một thôn có 100% là đồng bào dân tộc Mông, cũng là thôn bản đặc biệt khó khăn của xã thì từ khi được chọn làm thôn xây dựng nông thôn mới đầu tiên, Khuôn Bổ đã thay đổi diện mạo từ cơ sở hạ tầng đường giao thông, phát triển kinh tế hộ; nhiều hủ tục lạc hậu dần được loại bỏ thay vào đó là những nếp sống mới, văn hóa. Nhờ được khơi dậy, nhiều nét văn hóa đặc sắc, độc đáo của dân tộc Mông cũng được bảo tồn. Thôn Khuôn Bổ, xã Hồng Ca đang trở thành một mô hình tiêu biểu trong xây dựng nông thôn mới, góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân xã Hồng Ca.