Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chiến lược phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021 - 2030.
.
Mục tiêu của Chiến lược nhằm phát triển kinh tế tập thể năng động, hiệu quả, bền vững thực sự là thành phần quan trọng trong nền kinh tế với nhiều mô hình liên kết, hợp tác trên cơ sở tôn trọng bản chất, các giá trị và nguyên tắc của kinh tế tập thể, thu hút nông dân, hộ kinh tế cá thể, cá nhân và nhiều tổ chức tham gia kinh tế tập thể, hợp tác xã; không ngừng nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống của các thành viên, góp phần thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và thúc đẩy phát triển nhanh, bền vững đất nước.
Năm 2030 có khoảng 140 nghìn tổ hợp tác
Chiến lược phấn đấu đến năm 2030, cả nước có khoảng 140 nghìn tổ hợp tác, với 2 triệu thành viên, 45 nghìn hợp tác xã với 8 triệu thành viên, 340 liên hiệp hợp tác xã với 1.700 hợp tác xã thành viên.
Số hợp tác xã hoạt động đạt loại tốt, khá chiếm từ 60% - 70% trên tổng số hợp tác xã cả nước. Tỷ lệ cán bộ quản lý hợp tác xã tốt nghiệp cao đẳng, đại học đạt ít nhất 25%; khoảng 80% giám đốc hợp tác xã được đào tạo sơ cấp nghề giám đốc.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp, phấn đấu đến năm 2030 cả nước có trên 5.000 hợp tác xã và 500 tổ hợp tác ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất và tiêu thụ nông sản; thực hiện truy xuất nguồn gốc đối với hàng hóa nông sản; tăng cường liên kết theo chuỗi giá trị giữa doanh nghiệp và hợp tác xã, phấn đấu có khoảng 50% hợp tác xã nông nghiệp liên kết với doanh nghiệp theo chuỗi giá trị; xử lý dứt điểm các hợp tác xã đã ngừng hoạt động và các hợp tác xã chưa chuyển đổi, tổ chức lại theo Luật Hợp tác xã năm 2012.
Ưu tiên xây dựng mô hình hợp tác xã gắn với chuỗi giá trị
Định hướng chung của Chiến lược là khuyến khích phát triển kinh tế tập thể trong các ngành nghề, lĩnh vực vùng, miền của đất nước, ưu tiên xây dựng các mô hình hợp tác xã gắn với chuỗi giá trị, gắn với sản phẩm chủ lực của quốc gia, địa phương, chương trình OCOP...; mở rộng quy mô thành viên. Hợp tác xã tập trung phát triển và cung ứng các dịch vụ phục vụ thành viên, hình thành chuỗi giá trị từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ; bảo đảm lợi ích hợp pháp của các thành viên.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, diêm nghiệp, Chiến lược định hướng khuyến khích hợp tác xã nông nghiệp tổ chức sản xuất nông nghiệp gắn với sơ chế, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cho thành viên tạo thành chuỗi giá trị khép kín; phát triển các mô hình kinh tế tập thể trong lĩnh vực trồng trọt (lúa gạo, cà phê, hồ tiêu, điều, trái cây, mía đường); chăn nuôi (bò sữa, đại gia súc, lợn, gia cầm các loại); lâm nghiệp; thủy sản (nuôi trồng, khai thác), diêm nghiệp gắn với tái cơ cấu nông nghiệp và phát triển các sản phẩm chủ lực tại địa phương.
Trong lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, sẽ từng bước nghiên cứu xây dựng một số liên hiệp hợp tác xã công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; hợp tác xã dịch vụ công nghiệp ở những vùng có nhiều làng nghề, cụm công nghiệp nông thôn, tạo tiền đề cho việc hình thành, phát triển các làng nghề mới. Giúp đỡ các hợp tác xã hiện đại hoá trang thiết bị, đổi mới công nghệ và sản phẩm, nâng cao năng lực và hiệu quả sản xuất; chú trọng phát triển các hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn, tập trung vào mở mang, phát triển các ngành nghề truyền thống, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, sản xuất cơ khí phục vụ nông nghiệp, bảo quản chế biến nông sản, thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu.
Đồng thời, xây dựng mô hình hợp tác xã thương mại theo hướng dịch vụ đa ngành nhằm phục vụ tốt nhu cầu sản xuất đồng thời góp phần tiêu thụ nông sản cho nông dân. Tiếp tục củng cố các liên hiệp hợp tác xã hiện có tại các thành phố lớn; các tỉnh, thành phố khác có thể thành lập một hoặc một số liên hiệp hợp tác xã để hỗ trợ các hợp tác xã thành viên về nguồn hàng, thị trường...
Bên cạnh đó, phát triển các hợp tác xã xây dựng kiểu mới nhằm đáp ứng nhu cầu chung của các thành viên là cá thể, hộ gia đình, các pháp nhân, kể cả các doanh nghiệp tư nhân hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, như: Sản xuất hoặc cung ứng vật liệu xây dựng; tư vấn, khảo sát thiết kế xây dựng; thi công xây dựng; trang thiết bị phục vụ xây dựng; xây dựng và phát triển mô hình hợp tác xã xây dựng áp dụng công nghệ chế tạo sẵn quy mô lớn theo hướng đa ngành nghề, kết hợp xây dựng, khai thác, sản xuất, cung cấp vật liệu xây dựng, thi công xây lắp, quản lý tòa nhà.
Trong lĩnh vực tín dụng, sẽ phát triển hệ thống quỹ tín dụng nhân dân theo đúng mục tiêu, tôn chỉ của loại hình tổ chức tín dụng là hợp tác xã theo quy định của pháp luật; có cơ cấu tổ chức, đủ năng lực tài chính, năng lực quản trị, điều hành, kiểm soát, bảo đảm hoạt động an toàn, hiệu quả, ổn định và bền vững; phát triển Ngân hàng Hợp tác xã có đủ năng lực tài chính, tăng cường năng lực quản trị, điều hành, kiểm soát, hoạt động an toàn, hiệu quả, bền vững để thực hiện tốt vai trò là ngân hàng của tất cả các quỹ tín dụng nhân dân…
1103 lượt xem
Theo Chinhphu.vn
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chiến lược phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021 - 2030.Mục tiêu của Chiến lược nhằm phát triển kinh tế tập thể năng động, hiệu quả, bền vững thực sự là thành phần quan trọng trong nền kinh tế với nhiều mô hình liên kết, hợp tác trên cơ sở tôn trọng bản chất, các giá trị và nguyên tắc của kinh tế tập thể, thu hút nông dân, hộ kinh tế cá thể, cá nhân và nhiều tổ chức tham gia kinh tế tập thể, hợp tác xã; không ngừng nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống của các thành viên, góp phần thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và thúc đẩy phát triển nhanh, bền vững đất nước.
Năm 2030 có khoảng 140 nghìn tổ hợp tác
Chiến lược phấn đấu đến năm 2030, cả nước có khoảng 140 nghìn tổ hợp tác, với 2 triệu thành viên, 45 nghìn hợp tác xã với 8 triệu thành viên, 340 liên hiệp hợp tác xã với 1.700 hợp tác xã thành viên.
Số hợp tác xã hoạt động đạt loại tốt, khá chiếm từ 60% - 70% trên tổng số hợp tác xã cả nước. Tỷ lệ cán bộ quản lý hợp tác xã tốt nghiệp cao đẳng, đại học đạt ít nhất 25%; khoảng 80% giám đốc hợp tác xã được đào tạo sơ cấp nghề giám đốc.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp, phấn đấu đến năm 2030 cả nước có trên 5.000 hợp tác xã và 500 tổ hợp tác ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất và tiêu thụ nông sản; thực hiện truy xuất nguồn gốc đối với hàng hóa nông sản; tăng cường liên kết theo chuỗi giá trị giữa doanh nghiệp và hợp tác xã, phấn đấu có khoảng 50% hợp tác xã nông nghiệp liên kết với doanh nghiệp theo chuỗi giá trị; xử lý dứt điểm các hợp tác xã đã ngừng hoạt động và các hợp tác xã chưa chuyển đổi, tổ chức lại theo Luật Hợp tác xã năm 2012.
Ưu tiên xây dựng mô hình hợp tác xã gắn với chuỗi giá trị
Định hướng chung của Chiến lược là khuyến khích phát triển kinh tế tập thể trong các ngành nghề, lĩnh vực vùng, miền của đất nước, ưu tiên xây dựng các mô hình hợp tác xã gắn với chuỗi giá trị, gắn với sản phẩm chủ lực của quốc gia, địa phương, chương trình OCOP...; mở rộng quy mô thành viên. Hợp tác xã tập trung phát triển và cung ứng các dịch vụ phục vụ thành viên, hình thành chuỗi giá trị từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ; bảo đảm lợi ích hợp pháp của các thành viên.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, diêm nghiệp, Chiến lược định hướng khuyến khích hợp tác xã nông nghiệp tổ chức sản xuất nông nghiệp gắn với sơ chế, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cho thành viên tạo thành chuỗi giá trị khép kín; phát triển các mô hình kinh tế tập thể trong lĩnh vực trồng trọt (lúa gạo, cà phê, hồ tiêu, điều, trái cây, mía đường); chăn nuôi (bò sữa, đại gia súc, lợn, gia cầm các loại); lâm nghiệp; thủy sản (nuôi trồng, khai thác), diêm nghiệp gắn với tái cơ cấu nông nghiệp và phát triển các sản phẩm chủ lực tại địa phương.
Trong lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, sẽ từng bước nghiên cứu xây dựng một số liên hiệp hợp tác xã công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; hợp tác xã dịch vụ công nghiệp ở những vùng có nhiều làng nghề, cụm công nghiệp nông thôn, tạo tiền đề cho việc hình thành, phát triển các làng nghề mới. Giúp đỡ các hợp tác xã hiện đại hoá trang thiết bị, đổi mới công nghệ và sản phẩm, nâng cao năng lực và hiệu quả sản xuất; chú trọng phát triển các hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn, tập trung vào mở mang, phát triển các ngành nghề truyền thống, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, sản xuất cơ khí phục vụ nông nghiệp, bảo quản chế biến nông sản, thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu.
Đồng thời, xây dựng mô hình hợp tác xã thương mại theo hướng dịch vụ đa ngành nhằm phục vụ tốt nhu cầu sản xuất đồng thời góp phần tiêu thụ nông sản cho nông dân. Tiếp tục củng cố các liên hiệp hợp tác xã hiện có tại các thành phố lớn; các tỉnh, thành phố khác có thể thành lập một hoặc một số liên hiệp hợp tác xã để hỗ trợ các hợp tác xã thành viên về nguồn hàng, thị trường...
Bên cạnh đó, phát triển các hợp tác xã xây dựng kiểu mới nhằm đáp ứng nhu cầu chung của các thành viên là cá thể, hộ gia đình, các pháp nhân, kể cả các doanh nghiệp tư nhân hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, như: Sản xuất hoặc cung ứng vật liệu xây dựng; tư vấn, khảo sát thiết kế xây dựng; thi công xây dựng; trang thiết bị phục vụ xây dựng; xây dựng và phát triển mô hình hợp tác xã xây dựng áp dụng công nghệ chế tạo sẵn quy mô lớn theo hướng đa ngành nghề, kết hợp xây dựng, khai thác, sản xuất, cung cấp vật liệu xây dựng, thi công xây lắp, quản lý tòa nhà.
Trong lĩnh vực tín dụng, sẽ phát triển hệ thống quỹ tín dụng nhân dân theo đúng mục tiêu, tôn chỉ của loại hình tổ chức tín dụng là hợp tác xã theo quy định của pháp luật; có cơ cấu tổ chức, đủ năng lực tài chính, năng lực quản trị, điều hành, kiểm soát, bảo đảm hoạt động an toàn, hiệu quả, ổn định và bền vững; phát triển Ngân hàng Hợp tác xã có đủ năng lực tài chính, tăng cường năng lực quản trị, điều hành, kiểm soát, hoạt động an toàn, hiệu quả, bền vững để thực hiện tốt vai trò là ngân hàng của tất cả các quỹ tín dụng nhân dân…