CTTĐT - Nghị quyết thông qua Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025 được Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái khoá XVIII - Kỳ họp thứ 20 thông qua ngày 16 tháng 12 năm 2020 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.
Ảnh minh họa
Mục tiêu của Đề án: Giai đoạn 2021 - 2025, toàn tỉnh phấn đấu kiên cố hóa từ 900 km đường giao thông nông thôn; mở mới, mở rộng 150 km đường đất; xây dựng 1.000 công trình thoát nước các loại trở lên.
Về quy mô xây dựng
Loại 1: Các tuyến đường liên xã, liên thôn được thiết kế xây dựng theo tiêu chuẩn đường cấp B. Bề rộng mặt đường từ 3,5m đến 4,5m (riêng đối với địa hình không thể giải phóng được đối với nhà cửa, vật kiến trúc kiên cố thì loại bề rộng mặt đường 3,5m cho phép làm từ 3,0m đến 3,5m); lề đường mỗi bên từ 0,5m đến 0,75m, rãnh dọc đảm bảo thoát nước hai bên; kết cấu mặt đường là bê tông xi măng mác 250, có chiều dày H = 18cm, trên nền đường hiện tại đang khai thác ổn định, được đầm kỹ, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật.
Loại 2: Các tuyến đường nội thôn bản, ngõ xóm được thiết kế xây dựng theo tiêu chuẩn đường cấp C. Bề rộng mặt đường từ 2,0m đến dưới 3,0m; lề đường mỗi bên từ 0,5m đến 0,75m, rãnh dọc đảm bảo thoát nước hai bên; kết cấu mặt đường là bê tông xi măng mác 250, có chiều dày H = 14cm, trên nền đường hiện tại đang khai thác ổn định, được đầm kỹ, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật.
Các tuyến đường nội thôn bản, ngõ xóm được thiết kế theo quy mô đường cấp D, phù hợp với điều kiện thực tế: Loại đường có bề rộng mặt đường từ 1,2m đến dưới 2,0m, kết cấu mặt đường bê tông xi măng mác 250, chiều dày mặt đường H = 12cm, trên nền đường hiện tại đang khai thác ổn định, được đầm kỹ, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật. Áp dụng cho các địa phương: 02 huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải và các xã khu vực III, thôn, bản đặc biệt khó khăn thuộc các huyện còn lại theo quy định của Chính phủ.
Loại 3: Các tuyến đường đất mở mới bề rộng nền đường tối thiểu bằng 3,5m, có rãnh dọc một hoặc hai bên, cống thoát nước xây đá, gạch hoặc bê tông.
Loại 4: Các tuyến đường đất mở rộng nền đường đạt 3,5m, có rãnh dọc một hoặc hai bên, cống thoát nước xây đá, gạch hoặc bê tông.
Công trình thoát nước: Xây dựng các công trình thoát nước tùy theo điều kiện thoát nước thực tế có thể lắp ghép tại chỗ bằng ống cống bê tông cốt thép hoặc có thể kiên cố bằng xây đá, gạch hoặc bê tông.
Về cơ chế hỗ trợ đầu tư
Đối với đường loại 1, loại 2: Các xã khu vực III và các thôn, bản đặc biệt khó khăn thuộc các xã khu vực II được nhà nước hỗ trợ vật liệu chính (xi măng, cát, đá hoặc sỏi) đến chân công trình (đã bao gồm thuế VAT). Các xã còn lại được nhà nước hỗ trợ xi măng đến chân công trình (đã bao gồm thuế VAT).
Đối với đường loại 3, loại 4: Đường mở mới được Nhà nước hỗ trợ mở mới nền đường loại bề rộng tối thiểu bằng 3,5m là 70 triệu đồng/1km.
Đường mở rộng nền được Nhà nước hỗ trợ mở rộng nền đường đạt 3,5m theo tỷ lệ tương ứng như sau: Nhà nước hỗ trợ = (70 triệu/3,5m) X (3,5m - bề rộng mặt đường hiện tại).
Đối với công trình thoát nước:
Đối với các công trình cầu áp dụng cho cầu bản có khẩu độ Lo < 6m, công trình thoát nước (cống bản có khẩu độ > 0,75m; cống tròn có đường kính > 0,75m; tràn liên hợp). Ngân sách nhà nước hỗ trợ vật liệu chính (cát, đá hoặc sỏi, xi măng, sắt thép) và thuế VAT; hỗ trợ 35% chi phí khảo sát, 35% chi phí thiết kế và 35% chi phí giám sát thi công xây dựng công trình thoát nước (tính theo quy định xây dựng cơ bản hiện hành). Địa phương huy động sức đóng góp của nhân dân để đầu tư xây dựng phần còn lại.
Đối với các công trình thoát nước nhỏ cống tròn có đường kính < 0,75m, kiên cố rãnh dọc tại các vị trí xung yếu: Ngân sách nhà nước hỗ trợ chi phí ống cống định hình, vật liệu chính (xi măng, cát, sỏi hoặc đá) kiên cố rãnh dọc và thuế VAT. Hồ sơ cống, kiên cố rãnh dọc được áp dụng theo thiết kế mẫu và do Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức lập.
Ngân sách nhà nước hỗ trợ chi phí ống cống định hình ᶲ = 30÷75 cm đến chân công trình và thuế VAT đối với các tuyến mở mới, mở rộng đường đất.
5270 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Nghị quyết thông qua Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025 được Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái khoá XVIII - Kỳ họp thứ 20 thông qua ngày 16 tháng 12 năm 2020 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.Mục tiêu của Đề án: Giai đoạn 2021 - 2025, toàn tỉnh phấn đấu kiên cố hóa từ 900 km đường giao thông nông thôn; mở mới, mở rộng 150 km đường đất; xây dựng 1.000 công trình thoát nước các loại trở lên.
Về quy mô xây dựng
Loại 1: Các tuyến đường liên xã, liên thôn được thiết kế xây dựng theo tiêu chuẩn đường cấp B. Bề rộng mặt đường từ 3,5m đến 4,5m (riêng đối với địa hình không thể giải phóng được đối với nhà cửa, vật kiến trúc kiên cố thì loại bề rộng mặt đường 3,5m cho phép làm từ 3,0m đến 3,5m); lề đường mỗi bên từ 0,5m đến 0,75m, rãnh dọc đảm bảo thoát nước hai bên; kết cấu mặt đường là bê tông xi măng mác 250, có chiều dày H = 18cm, trên nền đường hiện tại đang khai thác ổn định, được đầm kỹ, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật.
Loại 2: Các tuyến đường nội thôn bản, ngõ xóm được thiết kế xây dựng theo tiêu chuẩn đường cấp C. Bề rộng mặt đường từ 2,0m đến dưới 3,0m; lề đường mỗi bên từ 0,5m đến 0,75m, rãnh dọc đảm bảo thoát nước hai bên; kết cấu mặt đường là bê tông xi măng mác 250, có chiều dày H = 14cm, trên nền đường hiện tại đang khai thác ổn định, được đầm kỹ, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật.
Các tuyến đường nội thôn bản, ngõ xóm được thiết kế theo quy mô đường cấp D, phù hợp với điều kiện thực tế: Loại đường có bề rộng mặt đường từ 1,2m đến dưới 2,0m, kết cấu mặt đường bê tông xi măng mác 250, chiều dày mặt đường H = 12cm, trên nền đường hiện tại đang khai thác ổn định, được đầm kỹ, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật. Áp dụng cho các địa phương: 02 huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải và các xã khu vực III, thôn, bản đặc biệt khó khăn thuộc các huyện còn lại theo quy định của Chính phủ.
Loại 3: Các tuyến đường đất mở mới bề rộng nền đường tối thiểu bằng 3,5m, có rãnh dọc một hoặc hai bên, cống thoát nước xây đá, gạch hoặc bê tông.
Loại 4: Các tuyến đường đất mở rộng nền đường đạt 3,5m, có rãnh dọc một hoặc hai bên, cống thoát nước xây đá, gạch hoặc bê tông.
Công trình thoát nước: Xây dựng các công trình thoát nước tùy theo điều kiện thoát nước thực tế có thể lắp ghép tại chỗ bằng ống cống bê tông cốt thép hoặc có thể kiên cố bằng xây đá, gạch hoặc bê tông.
Về cơ chế hỗ trợ đầu tư
Đối với đường loại 1, loại 2: Các xã khu vực III và các thôn, bản đặc biệt khó khăn thuộc các xã khu vực II được nhà nước hỗ trợ vật liệu chính (xi măng, cát, đá hoặc sỏi) đến chân công trình (đã bao gồm thuế VAT). Các xã còn lại được nhà nước hỗ trợ xi măng đến chân công trình (đã bao gồm thuế VAT).
Đối với đường loại 3, loại 4: Đường mở mới được Nhà nước hỗ trợ mở mới nền đường loại bề rộng tối thiểu bằng 3,5m là 70 triệu đồng/1km.
Đường mở rộng nền được Nhà nước hỗ trợ mở rộng nền đường đạt 3,5m theo tỷ lệ tương ứng như sau: Nhà nước hỗ trợ = (70 triệu/3,5m) X (3,5m - bề rộng mặt đường hiện tại).
Đối với công trình thoát nước:
Đối với các công trình cầu áp dụng cho cầu bản có khẩu độ Lo 0,75m; cống tròn có đường kính > 0,75m; tràn liên hợp). Ngân sách nhà nước hỗ trợ vật liệu chính (cát, đá hoặc sỏi, xi măng, sắt thép) và thuế VAT; hỗ trợ 35% chi phí khảo sát, 35% chi phí thiết kế và 35% chi phí giám sát thi công xây dựng công trình thoát nước (tính theo quy định xây dựng cơ bản hiện hành). Địa phương huy động sức đóng góp của nhân dân để đầu tư xây dựng phần còn lại.
Đối với các công trình thoát nước nhỏ cống tròn có đường kính
Ngân sách nhà nước hỗ trợ chi phí ống cống định hình ᶲ = 30÷75 cm đến chân công trình và thuế VAT đối với các tuyến mở mới, mở rộng đường đất.