Là huyện có diện tích chè lớn nhất của tỉnh Yên Bái, những năm qua, huyện Văn Chấn đã có nhiều giải pháp bảo đảm vùng nguyên liệu chè, trong đó tập trung chỉ đạo nhân dân cải tạo, trồng mới, thâm canh cây chè, đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Huyện Văn Chấn (Yên Bái) lấy thương hiệu chè Suối Giàng để phát triển mạnh giống chè Shan của huyện.
Ông Mai Mộng Tuân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Văn Chấn cho biết, để đảm bảo vùng nguyên liệu chè, huyện vận động nhân dân tích cực đầu tư chăm sóc và áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, nhằm nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm chè; chỉ đạo các đơn vị thu mua đảm bảo ổn định giá, khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở chế biến chè trên địa bàn đầu tư nâng cấp dây chuyền công nghệ chế biến theo hướng chuyên sâu để nâng cao giá trị của chè…
Bên cạnh đó, huyện đang tập trung phát triển diện tích chè Shan tại các xã vùng cao, vùng thượng huyện theo Đề án phát triển chè vùng cao của tỉnh. Mỗi năm, huyện trồng mới khoảng 80 - 100 ha, đến nay diện tích chè Shan đã trồng mới gần 600 ha. Lấy thương hiệu chè Suối Giàng để phát triển mạnh giống chè Shan của huyện.
Thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ là địa phương có diện tích chè lớn của huyện Văn Chấn với trên 500 ha, cây chè là cây trồng mũi nhọn của địa phương. Thời gian qua, thị trấn đã tập trung tuyên truyền, vận động nhân dân đẩy mạnh thâm canh chè, thay thế dần những giống chè trung du già cỗi với năng suất thấp bằng giống chè lai, chè cành cho năng suất chất lượng cao và thực hiện sản xuất theo quy trình VietGAP; đẩy mạnh cơ giới hoá trong sản xuất kinh doanh chè. Đến nay, diện tích chè trồng mới, trồng cải tạo của thị trấn đạt trên 80%, năng suất bình quân đạt 12 tấn/ha/năm.
Huyện Văn Chấn hiện có gần 4.800 ha chè; trong đó có 1.300 ha chèn Shan tuyết. Sản lượng chè búp tươi hàng năm đạt trên 45.000 tấn, tập trung tại các vùng chè có diện tích lớn như thị trấn nông trường Nghĩa Lộ, thị trấn nông trường Liên Sơn, xã Sơn Thịnh, Bình Thuận…, sản phẩm chủ yếu phục vụ cho sản xuất chè đen xuất khẩu; vùng chè Shan tại xã Suối Giàng, Nậm Búng, Gia Hội phục vụ sản xuất chè xanh chất lượng cao.
Xác định cây chè là cây làm giàu, ngay từ năm 2008, huyện đã trồng cải tạo thay thế bằng giống chè lai LDP có năng suất chất lượng cao. Trung bình mỗi năm huyện trồng cải tạo từ 100 - 300 ha giống chè lai, chè nhập nội và chè Shan tuyết. Đến nay, bình quân 1 ha chè cho năng suất từ 10 - 20 tấn/năm, có diện tích đạt gần 40 tấn/ha, với thu nhập khoảng 80 - 100 triệu đồng/năm. Từ đó, người dân phấn khởi vào việc đầu tư nâng cao năng suất chất lượng vườn chè của gia đình.
Huyện Văn Chấn (Yên Bái) cải tạo, trồng thay thế bằng giống chè lai LDP có năng suất chất lượng cao.
Ngoài sự hỗ trợ của huyện, các cơ sở sản xuất, chế biến tiêu thụ chè trên địa bàn cũng có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ người dân đầu tư vào việc trồng chè. Ông Nguyễn Thành Vinh, Giám đốc Công ty cổ phần Chè Nghĩa Lộ chia sẻ, để ổn định và duy trì vùng nguyên liệu chè Nghĩa Lộ, công ty đã khuyến khích người dân đầu tư theo chiều sâu, hỗ trợ người dân vay tiền không tính lãi, phân chuồng để bà con chăm sóc chè với giá trị trên 4 tỷ đồng, hỗ trợ 20% tiền mua thuốc bảo vệ thực vật và đầu tư xây dựng đường giao thông cùng với bà con để thuận tiện khi vận chuyển chè…
Ông Lại Thế Hùng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và Thủy sản Yên Bái cho biết, tỉnh Yên Bái đã đề ra kế hoạch đẩy mạnh phát triển, nâng cao chất lượng sản xuất, chế biến, kinh doanh chè đến năm 2020 với mục tiêu duy trì diện tích khoảng 8.500 ha; đẩy mạnh áp dụng biện pháp kỹ thuật và đầu tư thâm canh, đổi mới thiết bị, công nghệ chế biến để nâng cao chất lượng đa dạng hóa sản phẩm, tăng tỷ lệ sản phẩm chè xanh, chè đặc sản, chè hữu cơ.
Đặc biệt, cần gắn trách nhiệm của các doanh nghiệp với mỗi vùng nguyên liệu, đảm bảo quyền lợi, của hai bên. Khi mối quan hệ giữa người dân và doanh nghiệp có sự thống nhất và trách nhiệm với nhau sẽ tạo động lực giúp người dân gắn bó với cây chè.
Để duy trì và phát triển vùng chè Yên Bái, đặc biệt vùng chè Văn Chấn, thời gian tới, tỉnh Yên Bái tiếp tục thay đổi cách thức cơ chế quản lý, gắn doanh nghiệp sản xuất, chế biến chè với người nông dân; huy động người dân cải tạo giống LDP, tập trung chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh gắn với đảm bảo sản phẩm an toàn. Bên cạnh đó, chú trọng đẩy mạnh xúc tiến quảng bá nhằm giới thiệu sản phẩm chè Yên Bái tới các thị trường trong nước và ngoài nước để quảng bá sản phẩm.
1348 lượt xem
Báo Tin tức TTXVN
Là huyện có diện tích chè lớn nhất của tỉnh Yên Bái, những năm qua, huyện Văn Chấn đã có nhiều giải pháp bảo đảm vùng nguyên liệu chè, trong đó tập trung chỉ đạo nhân dân cải tạo, trồng mới, thâm canh cây chè, đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Ông Mai Mộng Tuân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Văn Chấn cho biết, để đảm bảo vùng nguyên liệu chè, huyện vận động nhân dân tích cực đầu tư chăm sóc và áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, nhằm nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm chè; chỉ đạo các đơn vị thu mua đảm bảo ổn định giá, khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở chế biến chè trên địa bàn đầu tư nâng cấp dây chuyền công nghệ chế biến theo hướng chuyên sâu để nâng cao giá trị của chè…
Bên cạnh đó, huyện đang tập trung phát triển diện tích chè Shan tại các xã vùng cao, vùng thượng huyện theo Đề án phát triển chè vùng cao của tỉnh. Mỗi năm, huyện trồng mới khoảng 80 - 100 ha, đến nay diện tích chè Shan đã trồng mới gần 600 ha. Lấy thương hiệu chè Suối Giàng để phát triển mạnh giống chè Shan của huyện.
Thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ là địa phương có diện tích chè lớn của huyện Văn Chấn với trên 500 ha, cây chè là cây trồng mũi nhọn của địa phương. Thời gian qua, thị trấn đã tập trung tuyên truyền, vận động nhân dân đẩy mạnh thâm canh chè, thay thế dần những giống chè trung du già cỗi với năng suất thấp bằng giống chè lai, chè cành cho năng suất chất lượng cao và thực hiện sản xuất theo quy trình VietGAP; đẩy mạnh cơ giới hoá trong sản xuất kinh doanh chè. Đến nay, diện tích chè trồng mới, trồng cải tạo của thị trấn đạt trên 80%, năng suất bình quân đạt 12 tấn/ha/năm.
Huyện Văn Chấn hiện có gần 4.800 ha chè; trong đó có 1.300 ha chèn Shan tuyết. Sản lượng chè búp tươi hàng năm đạt trên 45.000 tấn, tập trung tại các vùng chè có diện tích lớn như thị trấn nông trường Nghĩa Lộ, thị trấn nông trường Liên Sơn, xã Sơn Thịnh, Bình Thuận…, sản phẩm chủ yếu phục vụ cho sản xuất chè đen xuất khẩu; vùng chè Shan tại xã Suối Giàng, Nậm Búng, Gia Hội phục vụ sản xuất chè xanh chất lượng cao.
Xác định cây chè là cây làm giàu, ngay từ năm 2008, huyện đã trồng cải tạo thay thế bằng giống chè lai LDP có năng suất chất lượng cao. Trung bình mỗi năm huyện trồng cải tạo từ 100 - 300 ha giống chè lai, chè nhập nội và chè Shan tuyết. Đến nay, bình quân 1 ha chè cho năng suất từ 10 - 20 tấn/năm, có diện tích đạt gần 40 tấn/ha, với thu nhập khoảng 80 - 100 triệu đồng/năm. Từ đó, người dân phấn khởi vào việc đầu tư nâng cao năng suất chất lượng vườn chè của gia đình.
Huyện Văn Chấn (Yên Bái) cải tạo, trồng thay thế bằng giống chè lai LDP có năng suất chất lượng cao.
Ngoài sự hỗ trợ của huyện, các cơ sở sản xuất, chế biến tiêu thụ chè trên địa bàn cũng có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ người dân đầu tư vào việc trồng chè. Ông Nguyễn Thành Vinh, Giám đốc Công ty cổ phần Chè Nghĩa Lộ chia sẻ, để ổn định và duy trì vùng nguyên liệu chè Nghĩa Lộ, công ty đã khuyến khích người dân đầu tư theo chiều sâu, hỗ trợ người dân vay tiền không tính lãi, phân chuồng để bà con chăm sóc chè với giá trị trên 4 tỷ đồng, hỗ trợ 20% tiền mua thuốc bảo vệ thực vật và đầu tư xây dựng đường giao thông cùng với bà con để thuận tiện khi vận chuyển chè…
Ông Lại Thế Hùng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và Thủy sản Yên Bái cho biết, tỉnh Yên Bái đã đề ra kế hoạch đẩy mạnh phát triển, nâng cao chất lượng sản xuất, chế biến, kinh doanh chè đến năm 2020 với mục tiêu duy trì diện tích khoảng 8.500 ha; đẩy mạnh áp dụng biện pháp kỹ thuật và đầu tư thâm canh, đổi mới thiết bị, công nghệ chế biến để nâng cao chất lượng đa dạng hóa sản phẩm, tăng tỷ lệ sản phẩm chè xanh, chè đặc sản, chè hữu cơ.
Đặc biệt, cần gắn trách nhiệm của các doanh nghiệp với mỗi vùng nguyên liệu, đảm bảo quyền lợi, của hai bên. Khi mối quan hệ giữa người dân và doanh nghiệp có sự thống nhất và trách nhiệm với nhau sẽ tạo động lực giúp người dân gắn bó với cây chè.
Để duy trì và phát triển vùng chè Yên Bái, đặc biệt vùng chè Văn Chấn, thời gian tới, tỉnh Yên Bái tiếp tục thay đổi cách thức cơ chế quản lý, gắn doanh nghiệp sản xuất, chế biến chè với người nông dân; huy động người dân cải tạo giống LDP, tập trung chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh gắn với đảm bảo sản phẩm an toàn. Bên cạnh đó, chú trọng đẩy mạnh xúc tiến quảng bá nhằm giới thiệu sản phẩm chè Yên Bái tới các thị trường trong nước và ngoài nước để quảng bá sản phẩm.