CTTĐT - UBND tỉnh vừa ban hành Chỉ thị số 02/CT-UBND về tổ chức phong trào “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” và tăng cường công tác bảo vệ, phát triển rừng ngay từ đầu năm 2021.
Đông đảo nhân dân, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang, đoàn viên thanh niên tham gia trồng cây tại Lễ hưởng ứng "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" xuân Canh Tý năm 2020.
Chỉ thị nêu rõ: Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh“Mùa xuân là Tết trồng cây, làm cho đất nước càng ngày càng xuân”, Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ đã trở thành phong tục truyền thống tốt đẹp của dân tộc, khởi đầu cho các hành động bảo vệ rừng, trồng cây gây rừng hàng năm của các địa phương và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh, góp phần quan trọng thiết thực vào công cuộc xây dựng nền kinh tế theo hướng phát triển xanh, bền vững.
Năm 2020, mặc dù thời tiết, dịch bệnh có những diễn biến bất thường ảnh hướng đến phát triển kinh tế, xã hội toàn cầu, nhưng các địa phương trong tỉnh đã nỗ lực, phấn đấu trồng rừng được 16.730 ha, đạt 104,6% kế hoạch giao, duy trì độ che phủ của rừng 63%, đứng thứ 4 toàn quốc về độ che phủ của rừng. Nhằm phát huy kết quả đã đạt được và chủ động thực hiện công tác quản lý, bảo vệ, trồng cây, trồng rừng ngay trong dịp Tết Tân Sửu năm 2021, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái yêu cầu:
1. Thủ trưởng các sở, ban, ngành, các cơ quan, đơn vị liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thực hiện:
a) Tổ chức Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ, Xuân Tân Sửu năm 2021 phải thiết thực, hiệu quả, không phô trương hình thức; tạo điều kiện để các cơ quan, tổ chức, đoàn thể, trường học, lực lượng vũ trang và mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh hưởng ứng tham gia trồng cây, trồng rừng, trồng cây nào, tốt cây đó. Trong đó chú trong các giải pháp:
- Tổ chức Tết trồng cây bằng các loài cây thuộc nhóm cây gỗ lớn, có tuổi thọ dài và giá trị kinh tế cao nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả rừng trồng.
- Chủ động xây dựng kế hoạch trồng cây, trồng rừng gắn với triển khai thực hiện các chỉ tiêu nhiệm vụ phát triển lâm nghiệp năm 2021 và cả giai đoạn 2021- 2025; phát triển lâm nghiệp đa mục tiêu, chú trọng sản xuất theo hướng hữu cơ và sản phẩm công nghệ cao.
- Tăng cường quản lý chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp, lựa chọn loài cây trồng phù hợp, ưu tiên lựa chọn loài cây bản địa thuộc nhóm cây gỗ lớn, chuẩn bị cây giống chất lượng tốt, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để đưa vào trồng rừng; tăng tỷ lệ sử dụng giống mô, hom; ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong trồng rừng gỗ lớn, nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị rừng trồng.
- Tranh thủ thời tiết thuận lợi đẩy nhanh tiến độ trồng rừng vụ xuân nhằm đảm bảo rừng trồng có tỷ lệ sống cao; thực hiện chăm sóc quản lý bảo vệ rừng, phân công trách nhiệm quản lý cụ thể để cây trồng, rừng trồng phát triển tốt; quản lý suốt quá trình trồng, chăm sóc, bảo vệ, đảm bảo cây trồng, rừng trồng sinh trưởng và phát triển tốt.
b) Xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình trồng cây xanh phân tán theo Đề án trồng một tỷ cây xanh được Chính phủ phê duyệt, tạo phong trào thi đua của mọi ngành, của từng địa phương, trong từng khu dân cư, bản làng với sự tham gia của mọi người dân; tập trung ở địa bàn đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư tập trung, khu văn hóa - lịch sử, khu tưởng niệm, hành lang giao thông; kết hợp phòng hộ và tạo cảnh quan đô thị.
c) Thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng cháy, chữa cháy rừng, chống chặt phá rừng trái pháp luật, nhất là trong mùa khô 2021; tiếp tục thực hiện chỉ đạo của Thủ Tướng Chính phủ tại Công điện số 776/CĐ-TTg ngày 29/6/2019 về tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy chữa cháy rừng; Chỉ thị số 557/CT-BNN-TCLN ngày 25/01/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường ngăn chặn các điểm nóng về phá rừng, cháy rừng.
d) Kiểm soát chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, tuyệt đối không được chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích khác khi chưa có chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; kịp thời phát hiện, phòng ngừa, xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm.
e) Trước và sau khi tổ chức thực hiện “Tết trồng cây” yêu cầu Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổng hợp, báo cáo kế hoạch tổ chức và kết quả thực hiện về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để theo dõi và phối hợp chỉ đạo.
g) Tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân không sử dụng, trưng bày sản phẩm khai thác trái pháp luật từ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng tự nhiên. Kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của pháp luật về lâm nghiệp, các hoạt động: khai thác, mua bán, vận chuyển, sử dụng, tiêu thụ các loài thực vật rừng khai thác trái pháp luật từ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng tự nhiên; săn, bắt, giết, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán động vật rừng trái pháp luật,… trong dịp Tết Nguyên đán 2021 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Văn bản số 273/VPCP-NN ngày 12/01/2021 của Văn phòng Chính phủ.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan thực hiện một số nội dung sau:
- Xây dựng kế hoạch chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức kiểm tra, đôn đốc các địa phương thực hiện có hiệu quả Chỉ thị này.
- Chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm:
+ Tổ chức quản lý, bảo vệ chặt chẽ diện tích rừng hiện có trên địa bàn tỉnh, xây dựng và tổ chức triển khai các phương án quản lý rừng theo đúng các quy định của pháp luật.
+ Phối hợp với các lực lượng chức năng của tỉnh, của huyện xây dựng kế hoạch mở các đợt cao điểm kiểm tra, truy quét và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp, đặc biệt là việc khai thác, vận chuyển, mua bán và sử dụng các loài thực vật rừng có nguồn gốc từ rừng tự nhiên trong các dịp diễn ra các sự kiện chính trị quan trọng của Đảng, Nhà nước và Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021.
+ Rà soát, tổng hợp, đề xuất để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý bảo vệ rừng và chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.
3. Báo Yên Bái, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Cổng thông tin điện tử tỉnh tăng cường nội dung, thời lượng và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các mô hình tốt, kinh nghiệm hay trong thực hiện phong trào “Tết trồng cây”, công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng.
4. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Yên Bái và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh, tổ chức xã hội, phổ biến, vận động các thành viên, hội viên tích cực tham gia thực hiện Chỉ thị này và làm tốt vai trò giám sát của mình.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, các cơ quan, đơn vị có liên quan; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố nghiêm túc triển khai, thực hiện Chỉ thị này./.
1978 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - UBND tỉnh vừa ban hành Chỉ thị số 02/CT-UBND về tổ chức phong trào “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” và tăng cường công tác bảo vệ, phát triển rừng ngay từ đầu năm 2021.Chỉ thị nêu rõ: Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh“Mùa xuân là Tết trồng cây, làm cho đất nước càng ngày càng xuân”, Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ đã trở thành phong tục truyền thống tốt đẹp của dân tộc, khởi đầu cho các hành động bảo vệ rừng, trồng cây gây rừng hàng năm của các địa phương và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh, góp phần quan trọng thiết thực vào công cuộc xây dựng nền kinh tế theo hướng phát triển xanh, bền vững.
Năm 2020, mặc dù thời tiết, dịch bệnh có những diễn biến bất thường ảnh hướng đến phát triển kinh tế, xã hội toàn cầu, nhưng các địa phương trong tỉnh đã nỗ lực, phấn đấu trồng rừng được 16.730 ha, đạt 104,6% kế hoạch giao, duy trì độ che phủ của rừng 63%, đứng thứ 4 toàn quốc về độ che phủ của rừng. Nhằm phát huy kết quả đã đạt được và chủ động thực hiện công tác quản lý, bảo vệ, trồng cây, trồng rừng ngay trong dịp Tết Tân Sửu năm 2021, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái yêu cầu:
1. Thủ trưởng các sở, ban, ngành, các cơ quan, đơn vị liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thực hiện:
a) Tổ chức Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ, Xuân Tân Sửu năm 2021 phải thiết thực, hiệu quả, không phô trương hình thức; tạo điều kiện để các cơ quan, tổ chức, đoàn thể, trường học, lực lượng vũ trang và mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh hưởng ứng tham gia trồng cây, trồng rừng, trồng cây nào, tốt cây đó. Trong đó chú trong các giải pháp:
- Tổ chức Tết trồng cây bằng các loài cây thuộc nhóm cây gỗ lớn, có tuổi thọ dài và giá trị kinh tế cao nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả rừng trồng.
- Chủ động xây dựng kế hoạch trồng cây, trồng rừng gắn với triển khai thực hiện các chỉ tiêu nhiệm vụ phát triển lâm nghiệp năm 2021 và cả giai đoạn 2021- 2025; phát triển lâm nghiệp đa mục tiêu, chú trọng sản xuất theo hướng hữu cơ và sản phẩm công nghệ cao.
- Tăng cường quản lý chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp, lựa chọn loài cây trồng phù hợp, ưu tiên lựa chọn loài cây bản địa thuộc nhóm cây gỗ lớn, chuẩn bị cây giống chất lượng tốt, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để đưa vào trồng rừng; tăng tỷ lệ sử dụng giống mô, hom; ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong trồng rừng gỗ lớn, nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị rừng trồng.
- Tranh thủ thời tiết thuận lợi đẩy nhanh tiến độ trồng rừng vụ xuân nhằm đảm bảo rừng trồng có tỷ lệ sống cao; thực hiện chăm sóc quản lý bảo vệ rừng, phân công trách nhiệm quản lý cụ thể để cây trồng, rừng trồng phát triển tốt; quản lý suốt quá trình trồng, chăm sóc, bảo vệ, đảm bảo cây trồng, rừng trồng sinh trưởng và phát triển tốt.
b) Xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình trồng cây xanh phân tán theo Đề án trồng một tỷ cây xanh được Chính phủ phê duyệt, tạo phong trào thi đua của mọi ngành, của từng địa phương, trong từng khu dân cư, bản làng với sự tham gia của mọi người dân; tập trung ở địa bàn đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư tập trung, khu văn hóa - lịch sử, khu tưởng niệm, hành lang giao thông; kết hợp phòng hộ và tạo cảnh quan đô thị.
c) Thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng cháy, chữa cháy rừng, chống chặt phá rừng trái pháp luật, nhất là trong mùa khô 2021; tiếp tục thực hiện chỉ đạo của Thủ Tướng Chính phủ tại Công điện số 776/CĐ-TTg ngày 29/6/2019 về tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy chữa cháy rừng; Chỉ thị số 557/CT-BNN-TCLN ngày 25/01/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường ngăn chặn các điểm nóng về phá rừng, cháy rừng.
d) Kiểm soát chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, tuyệt đối không được chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích khác khi chưa có chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; kịp thời phát hiện, phòng ngừa, xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm.
e) Trước và sau khi tổ chức thực hiện “Tết trồng cây” yêu cầu Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổng hợp, báo cáo kế hoạch tổ chức và kết quả thực hiện về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để theo dõi và phối hợp chỉ đạo.
g) Tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân không sử dụng, trưng bày sản phẩm khai thác trái pháp luật từ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng tự nhiên. Kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của pháp luật về lâm nghiệp, các hoạt động: khai thác, mua bán, vận chuyển, sử dụng, tiêu thụ các loài thực vật rừng khai thác trái pháp luật từ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng tự nhiên; săn, bắt, giết, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán động vật rừng trái pháp luật,… trong dịp Tết Nguyên đán 2021 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Văn bản số 273/VPCP-NN ngày 12/01/2021 của Văn phòng Chính phủ.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan thực hiện một số nội dung sau:
- Xây dựng kế hoạch chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức kiểm tra, đôn đốc các địa phương thực hiện có hiệu quả Chỉ thị này.
- Chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm:
+ Tổ chức quản lý, bảo vệ chặt chẽ diện tích rừng hiện có trên địa bàn tỉnh, xây dựng và tổ chức triển khai các phương án quản lý rừng theo đúng các quy định của pháp luật.
+ Phối hợp với các lực lượng chức năng của tỉnh, của huyện xây dựng kế hoạch mở các đợt cao điểm kiểm tra, truy quét và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp, đặc biệt là việc khai thác, vận chuyển, mua bán và sử dụng các loài thực vật rừng có nguồn gốc từ rừng tự nhiên trong các dịp diễn ra các sự kiện chính trị quan trọng của Đảng, Nhà nước và Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021.
+ Rà soát, tổng hợp, đề xuất để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý bảo vệ rừng và chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.
3. Báo Yên Bái, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Cổng thông tin điện tử tỉnh tăng cường nội dung, thời lượng và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các mô hình tốt, kinh nghiệm hay trong thực hiện phong trào “Tết trồng cây”, công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng.
4. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Yên Bái và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh, tổ chức xã hội, phổ biến, vận động các thành viên, hội viên tích cực tham gia thực hiện Chỉ thị này và làm tốt vai trò giám sát của mình.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, các cơ quan, đơn vị có liên quan; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố nghiêm túc triển khai, thực hiện Chỉ thị này./.