CTTĐT - Với đặc điểm địa hình có tỷ lệ đồi núi cao, độ dốc lớn, có sông Hồng và nhiều suối chảy qua địa bàn nên hàng năm thường chịu thiệt hại do gió lốc, mưa lũ, sạt lở đất… Để hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng do thiên tai gây ra, huyện Trấn Yên đã kiện toàn Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn (PCTT - TKCN), thực hiện nghiêm túc kế hoạch và các phương án phòng chống thiên tai theo phương châm “Chủ động phòng tránh - Đối phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả”.
Công ty TNHH Tân Tiến tu sửa hệ thống bể chứa bùn thải
Xã Lương Thịnh là một xã vùng cao nằm ở phía Tây của huyện Trấn Yên, có tổng diện tích tự nhiên hơn 7.000 ha. Địa hình của xã có nhiều đồi núi có độ dốc cao và có nhiều khe suối. Những con suối lớn chảy qua như suối Khe Bát, suối Cửa Thiến và hệ thống suối Ngòi Lâu chảy từ xã Hồng Ca qua địa phận xã Lương Thịnh có chiều dài khoảng 18km. Ngoài ra, còn có các con suối nhỏ của các khe núi nối liền với suối lớn về mùa mưa có thể xảy ra lũ ống và lũ quét. Mùa mưa bão năm 2018, trên địa bàn xã đã có 1 người chết, 2 người bị thương do sạt lở đất; 50 ngôi nhà dân bị ảnh hưởng, trong đó có 3 nhà bị sập đổ hoàn toàn. Ngoài ra, trên 40 ha lúa, hoa màu bị ngập úng, một số công trình giao thông, thủy lợi bị thiệt hại… Ông Đinh Khắc Huyên - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Lương Thịnh cho biết:“Ngay trước mùa mưa bão năm 2019, xã Lương Thịnh đã chủ động xây dựng các phương án phòng chống thiên tai phù hợp với tình hình cụ thể từng khu vực, địa bàn; thực hiện kiểm tra, rà soát các hộ nằm trong vùng có nguy cơ ngập lụt, sạt lở, lũ ống, lũ quét; tăng cường công tác kiểm tra tu bổ hệ thống các công trình phúc lợi, hệ thống hồ đập chứa nước, mương dẫn nước và hệ thống đường điện…”.
Xã Hưng Khánh cũng là địa phương có địa hình khá phức tạp, chủ yếu là đồi núi. Độ dốc lớn và chia cắt mạnh bởi núi cao và suối. Do đặc thù là xã vùng núi nên thời tiết ở xã Hưng Khánh có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau. Mùa mưa thường xảy ra mưa to, kéo dài, nên thường xảy ra lũ lớn và sạt lở đất gây thiệt hại hoa màu và nhà cửa của người dân. Mùa mưa bão năm 2018, trên địa bàn có 1 người bị thương, 97 ngôi nhà bị ảnh hưởng thiệt hại, trong đó có 11 ngôi nhà sập đổ hoàn toàn, 9 ngôi nhà phải di dời khẩn cấp; thiệt hại gần 15 ha, lúa, hoa mầu và ao nuôi thủy sản; một số công trình thủy lợi, điện, đường giao thông bị thiệt hại. Ông Trần Văn Tam - Chủ tịch UBND xã Hưng Khánh chia sẻ: “Trước những diễn biến của biến đổi khí hậu, mùa mưa bão năm nay xã Hưng Khánh đã chủ động xây dựng phương án PCTT - TKCN cụ thể với đặc thù của từng thôn, từng khu vực và công trình cụ thể; tổ chức rà soát thống kê hộ dân có ta luy nguy cơ sạt lở, tiến hành vận động xử lý để khắc phục tránh nguy hiểm khi mưa to xảy ra và rà soát các ngôi nhà tạm bợ có nguy cơ sụp đổ khi có mưa lốc xảy ra tìm giải pháp khắc phục lâu dài.”
Năm 2018 tình hình thời tiết trên địa bàn huyện Trấn Yên có nhiều diễn biến bất thường; xuất hiện nhiều trận mưa lớn; dông lốc bất ngờ và ảnh hưởng của bão số 3, kết hợp lũ thượng nguồn làm nước sông Hồng dâng cao trên báo động 3 gây lũ, ngập úng, sạt lở đất làm thiệt hại về nhà ở, chăn nuôi, sản xuất nông nghiệp và nhiều công trình công cộng trên địa bàn huyện. Mưa lũ đã làm 1 người chết, 5 người bị thương do sạt lở taluy vào nhà ở; 308 ngôi nhà bị ảnh hưởng thiệt hại, trong đó có 37 ngôi nhà bị sập đổ hoàn toàn, 34 hộ dân phải di dời khẩn cấp do nguy cơ sạt lở taluy. Thiệt hại về nông nghiệp hơn 800 ha lúa, 155 ha cây hoa mầu, 55 ha dâu tằm, gần 30 ha cây ăn quả và gần 600 ha cây lâm nghiệp. Ngoài ra, thiên tai còn gây nhiều thiệt hại các công trình công cộng như nhà văn thôn, trường học, thủy lợi, điện, đường giao thông…
Để ứng phó tốt với mùa mưa bão năm 2019, huyện Trấn Yên đã quyết liệt chỉ đạo các ngành thành viên Ban Chỉ huy PCTT - TKCN huyện và UBND các xã, thị trấn tổ chức rà soát, thống kê chi tiết số lượng các hộ dân sống trong vùng có nguy cơ bị lũ quét, sạt lở đất, ngập úng; rà soát những khu vực ngầm tràn, những đoạn đường giao thông bị ngập, bị sạt lở; kiểm tra các hồ chứa, các công trình thủy lợi để kịp thời gia cố, sửa chữa những điểm sung yếu trước mùa mưa lũ. Trong tình huống khi có thiên tai xảy ra, Ban chỉ huy PCTT - TKCN huyện Trấn Yên chỉ đạo các xã, thị trấn, các doanh nghiệp trên địa bàn huy động “4 tại chỗ” giúp đỡ các hộ gia đình vận chuyển đất, đá sơ tán người và tài sản đến nơi an toàn. Đặc biệt, tại các điểm khai thác quặng ở một số xã như xã Lương Thịnh, Hưng Thịnh, Hưng Khánh, UBND huyện đã chỉ đạo chính quyền địa phương phối hợp với các đơn vị triển khai các biện pháp gia cố đê đập, bể xả thải, khai thông các dòng chảy để không để xảy ra các sự cố đáng tiếc gây ảnh hưởng nặng cho người dân. Ông Nguyễn Đức Mầu - Phó Chủ tịch UBND huyện Trấn Yên cho biết thêm: “Huyện Trấn Yên đã xây dựng phương án PCTT - TKCN cụ thể, sát với thực tế và điều kiện từng vùng, từng địa phương; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ với các ngành liên quan tổ chức thực hiện; bố trí kinh phí, chuẩn bị đầy đủ lực lượng, vật tư, phương tiện theo phương châm “4 tại chỗ”; tăng cường củng cố mạng lưới thông tin liên lạc, hệ thống cảnh báo, dự báo nhằm đảm bảo thông tin thông suốt trong mọi tình huống. Thực hiện nghiêm túc chế độ trực ban theo quy định, chỉ đạo các đơn vị thi công khẩn trương hoàn thành kế hoạch tu bổ, nâng cấp hệ thống đê bao...”
Với địa hình rộng và khá phức tạp, trong khi mùa mưa bão đang đến gần, hiện nay huyện Trấn Yên đang tiếp tục huy động, vận động sự chung tay vào cuộc của các cấp ngành, của các doanh nghiệp và của cả động đồng thực hiện các giải pháp phòng chống thiên tai. Bên cạnh đó, sẽ thực hiện cả các biện pháp cưỡng chế đối với doanh nghiệp và cá nhân nếu không thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn… Với sự chuẩn bị chu đáo, sẵn sàng ứng phó trong mọi tình huống của các lực lượng PCTT trên địa bàn với phương châm “4 tại chỗ”, công tác PCTT của huyện Trấn Yên sẽ phát huy hiệu quả nhằm hạn chế thiệt hại đến mức thấp nhất về tài sản và tính mạng của người dân./.
1237 lượt xem
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Với đặc điểm địa hình có tỷ lệ đồi núi cao, độ dốc lớn, có sông Hồng và nhiều suối chảy qua địa bàn nên hàng năm thường chịu thiệt hại do gió lốc, mưa lũ, sạt lở đất… Để hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng do thiên tai gây ra, huyện Trấn Yên đã kiện toàn Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn (PCTT - TKCN), thực hiện nghiêm túc kế hoạch và các phương án phòng chống thiên tai theo phương châm “Chủ động phòng tránh - Đối phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả”.Xã Lương Thịnh là một xã vùng cao nằm ở phía Tây của huyện Trấn Yên, có tổng diện tích tự nhiên hơn 7.000 ha. Địa hình của xã có nhiều đồi núi có độ dốc cao và có nhiều khe suối. Những con suối lớn chảy qua như suối Khe Bát, suối Cửa Thiến và hệ thống suối Ngòi Lâu chảy từ xã Hồng Ca qua địa phận xã Lương Thịnh có chiều dài khoảng 18km. Ngoài ra, còn có các con suối nhỏ của các khe núi nối liền với suối lớn về mùa mưa có thể xảy ra lũ ống và lũ quét. Mùa mưa bão năm 2018, trên địa bàn xã đã có 1 người chết, 2 người bị thương do sạt lở đất; 50 ngôi nhà dân bị ảnh hưởng, trong đó có 3 nhà bị sập đổ hoàn toàn. Ngoài ra, trên 40 ha lúa, hoa màu bị ngập úng, một số công trình giao thông, thủy lợi bị thiệt hại… Ông Đinh Khắc Huyên - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Lương Thịnh cho biết:“Ngay trước mùa mưa bão năm 2019, xã Lương Thịnh đã chủ động xây dựng các phương án phòng chống thiên tai phù hợp với tình hình cụ thể từng khu vực, địa bàn; thực hiện kiểm tra, rà soát các hộ nằm trong vùng có nguy cơ ngập lụt, sạt lở, lũ ống, lũ quét; tăng cường công tác kiểm tra tu bổ hệ thống các công trình phúc lợi, hệ thống hồ đập chứa nước, mương dẫn nước và hệ thống đường điện…”.
Xã Hưng Khánh cũng là địa phương có địa hình khá phức tạp, chủ yếu là đồi núi. Độ dốc lớn và chia cắt mạnh bởi núi cao và suối. Do đặc thù là xã vùng núi nên thời tiết ở xã Hưng Khánh có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau. Mùa mưa thường xảy ra mưa to, kéo dài, nên thường xảy ra lũ lớn và sạt lở đất gây thiệt hại hoa màu và nhà cửa của người dân. Mùa mưa bão năm 2018, trên địa bàn có 1 người bị thương, 97 ngôi nhà bị ảnh hưởng thiệt hại, trong đó có 11 ngôi nhà sập đổ hoàn toàn, 9 ngôi nhà phải di dời khẩn cấp; thiệt hại gần 15 ha, lúa, hoa mầu và ao nuôi thủy sản; một số công trình thủy lợi, điện, đường giao thông bị thiệt hại. Ông Trần Văn Tam - Chủ tịch UBND xã Hưng Khánh chia sẻ: “Trước những diễn biến của biến đổi khí hậu, mùa mưa bão năm nay xã Hưng Khánh đã chủ động xây dựng phương án PCTT - TKCN cụ thể với đặc thù của từng thôn, từng khu vực và công trình cụ thể; tổ chức rà soát thống kê hộ dân có ta luy nguy cơ sạt lở, tiến hành vận động xử lý để khắc phục tránh nguy hiểm khi mưa to xảy ra và rà soát các ngôi nhà tạm bợ có nguy cơ sụp đổ khi có mưa lốc xảy ra tìm giải pháp khắc phục lâu dài.”
Năm 2018 tình hình thời tiết trên địa bàn huyện Trấn Yên có nhiều diễn biến bất thường; xuất hiện nhiều trận mưa lớn; dông lốc bất ngờ và ảnh hưởng của bão số 3, kết hợp lũ thượng nguồn làm nước sông Hồng dâng cao trên báo động 3 gây lũ, ngập úng, sạt lở đất làm thiệt hại về nhà ở, chăn nuôi, sản xuất nông nghiệp và nhiều công trình công cộng trên địa bàn huyện. Mưa lũ đã làm 1 người chết, 5 người bị thương do sạt lở taluy vào nhà ở; 308 ngôi nhà bị ảnh hưởng thiệt hại, trong đó có 37 ngôi nhà bị sập đổ hoàn toàn, 34 hộ dân phải di dời khẩn cấp do nguy cơ sạt lở taluy. Thiệt hại về nông nghiệp hơn 800 ha lúa, 155 ha cây hoa mầu, 55 ha dâu tằm, gần 30 ha cây ăn quả và gần 600 ha cây lâm nghiệp. Ngoài ra, thiên tai còn gây nhiều thiệt hại các công trình công cộng như nhà văn thôn, trường học, thủy lợi, điện, đường giao thông…
Để ứng phó tốt với mùa mưa bão năm 2019, huyện Trấn Yên đã quyết liệt chỉ đạo các ngành thành viên Ban Chỉ huy PCTT - TKCN huyện và UBND các xã, thị trấn tổ chức rà soát, thống kê chi tiết số lượng các hộ dân sống trong vùng có nguy cơ bị lũ quét, sạt lở đất, ngập úng; rà soát những khu vực ngầm tràn, những đoạn đường giao thông bị ngập, bị sạt lở; kiểm tra các hồ chứa, các công trình thủy lợi để kịp thời gia cố, sửa chữa những điểm sung yếu trước mùa mưa lũ. Trong tình huống khi có thiên tai xảy ra, Ban chỉ huy PCTT - TKCN huyện Trấn Yên chỉ đạo các xã, thị trấn, các doanh nghiệp trên địa bàn huy động “4 tại chỗ” giúp đỡ các hộ gia đình vận chuyển đất, đá sơ tán người và tài sản đến nơi an toàn. Đặc biệt, tại các điểm khai thác quặng ở một số xã như xã Lương Thịnh, Hưng Thịnh, Hưng Khánh, UBND huyện đã chỉ đạo chính quyền địa phương phối hợp với các đơn vị triển khai các biện pháp gia cố đê đập, bể xả thải, khai thông các dòng chảy để không để xảy ra các sự cố đáng tiếc gây ảnh hưởng nặng cho người dân. Ông Nguyễn Đức Mầu - Phó Chủ tịch UBND huyện Trấn Yên cho biết thêm: “Huyện Trấn Yên đã xây dựng phương án PCTT - TKCN cụ thể, sát với thực tế và điều kiện từng vùng, từng địa phương; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ với các ngành liên quan tổ chức thực hiện; bố trí kinh phí, chuẩn bị đầy đủ lực lượng, vật tư, phương tiện theo phương châm “4 tại chỗ”; tăng cường củng cố mạng lưới thông tin liên lạc, hệ thống cảnh báo, dự báo nhằm đảm bảo thông tin thông suốt trong mọi tình huống. Thực hiện nghiêm túc chế độ trực ban theo quy định, chỉ đạo các đơn vị thi công khẩn trương hoàn thành kế hoạch tu bổ, nâng cấp hệ thống đê bao...”
Với địa hình rộng và khá phức tạp, trong khi mùa mưa bão đang đến gần, hiện nay huyện Trấn Yên đang tiếp tục huy động, vận động sự chung tay vào cuộc của các cấp ngành, của các doanh nghiệp và của cả động đồng thực hiện các giải pháp phòng chống thiên tai. Bên cạnh đó, sẽ thực hiện cả các biện pháp cưỡng chế đối với doanh nghiệp và cá nhân nếu không thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn… Với sự chuẩn bị chu đáo, sẵn sàng ứng phó trong mọi tình huống của các lực lượng PCTT trên địa bàn với phương châm “4 tại chỗ”, công tác PCTT của huyện Trấn Yên sẽ phát huy hiệu quả nhằm hạn chế thiệt hại đến mức thấp nhất về tài sản và tính mạng của người dân./.