CTTĐT - Sức xuân đã lan tỏa trên khắp các vùng miền của quê hương Trấn Yên. Cũng như nhiều địa phương khác trong tỉnh, ngay trong những ngày đầu xuân mới 2017 này, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Trấn Yên đang nỗ lực thực hiện những chỉ tiêu kế hoạch đề ra để góp phần đổi thay diện mạo quê hương và nâng cao đời sống người dân.
Trấn Yên thu hút các doanh nghiệp đến đầu tư tại địa bàn
Về với xã Hưng Thịnh mùa xuân này, cảm nhận đầu tiên đó là không khí tập nập của bà con nhân dân đẩy nhanh tiến độ sản xuất nông lâm nghiệp. Càng vui hơn khi năm qua, Đảng bộ và nhân dân trong xã thực hiện thắng lợi 23 chỉ tiêu năm 2016. Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 1.421 tấn. Giá trị sản xuất ngành nông lâm nghiệp đạt 120 tỷ. Thu nhập bình quân đầu người đạt 22 triệu đồng. Đặc biệt nhân dân Trấn Yên đã có một vụ thắng lợi từ vùng cây ăn quả với diện tích lên tới 162 ha; trong đó diện tích kinh doanh 58 ha, sản lượng 720 tấn, giá trị thu nhập 16 tỷ đồng. Điều này đã minh chứng cho việc đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống. Đồng chí Vũ Thị Hằng Nga - Bí thư Đảng ủy xã Hưng Thịnh cho biết: “Với quyết tâm đưa Hưng Thịnh về đích nông thôn mới trong năm 2017, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong xã đang quyết tâm chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, bước đầu tạo sự liên kết giữa 4 nhà (nhà nông - nhà khoa học - nhà nước và doanh nghiệp) để tạo ra những sản phẩm có giá trị tại địa phương như: cây ăn quả có múi, trồng rừng, chè giống mới gắn với công nghiệp chế biến nhằm nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân”.
Thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông lâm nghiệp, năm 2016 toàn huyện đã hỗ trợ gần 7 tỷ đồng để huyện phát triển cây, con thế mạnh của địa phương như hỗ trợ trồng quế, tre măng Bát Độ, cây ăn quả có múi, phát triển chăn nuôi... Qua đây đã từng bước định hình được những vùng chuyên canh tập trung gắn với chế biến tiêu thụ sản phẩm như vùng trồng tre Bát Độ lấy măng ở Kiên Thành, Hồng Ca, Lương Thịnh, Hưng Thịnh với diện tích gần 1.900 ha. Vùng trồng cây ăn quả có múi ở các xã phía Tây của huyện diện tích trên 401 ha, vùng sản xuất lúa CLC ở các xã Báo Đáp, Việt Thành, Đào Thịnh…Riêng trong lĩnh vực chăn nuôi hiện toàn huyện có 340 cơ sở chăn nuôi hàng hóa. Tổng đàn gia súc chính trên 78.300 con tăng 14,3%. Gia cầm các loại trên 812.200 con, tăng gần 29%. Tất cả đã tạo nên một bức tranh phong phú đa dạng với giá trị sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản đạt trên 1.000 tỷ đồng.
Để công nghiệp phát triển, Trấn Yên đã khai thác và sử dụng hợp lý các tiềm năng về nguồn nguyên liệu và nguồn lao động dồi dào, như duy trì hoạt động có hiệu quả cơ sở sản xuất gạch, cơ sở chế biến tinh dầu quế, đầu tư nâng cấp các dây chuyền sản xuất chè, chế biến gỗ rừng trồng hiện có, đồng thời chú trọng phát triển tiểu thủ công nghiệp và các ngành nghề truyền thống. Tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chế biến tại khu công nghiệp tập trung tại xã Minh Quân, Báo Đáp, hay trực tiếp đầu tư tại vùng nguyên liệu tại các địa phương. Đồng chí Nguyễn Đức Mầu - Phó Chủ tịch UBND huyện Trấn Yên cho biết: “Toàn huyện hiện có trên 1.300 doanh nghiệp, công ty, hộ sản xuất kinh doanh, tổng nguồn vốn đầu tư của Nhà nước và các doanh nghiệp, công ty vào lĩnh vực này đạt 880 tỷ đồng. Đây là những hạt nhân quan trọng để huyện hoàn thành các chỉ tiêu thu ngân sách và góp phần quan trọng trong việc nâng cao giá trị sản phẩm, tạo việc làm cho lao động nông thôn, kim ngạch xuất khẩu đạt 7,3 triệu USD”.
Kinh tế phát triển đã tạo nền tảng vững chắc để cho văn hoá xã hội có bước phát triển mạnh mẽ và đi vào chiều sâu; phục vụ tốt cho nhiệm vụ chính trị và các sự kiện trọng tâm, trọng điểm của huyện. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới và Chỉ thị 05 của Bộ chính trị về học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được đẩy mạnh. Nhờ đó, tỷ lệ gia đình đạt chuẩn văn hóa chiếm 76%, 133 cơ quan đơn vị doanh nghiệp đạt danh hiệu đơn vị văn hóa, đạt 100%. Năm 2016 thực hiện Đề án rà soát, sắp xếp quy mô mạng lưới trường lớp đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông trên địa bàn huyện Trấn Yên đã nhận được sự đồng thuận của Đảng ủy, chính quyền địa phương, nhân dân và cán bộ giáo viên toàn ngành giáo dục. Sau chia tách, sáp nhập, Trấn Yên còn 45 đơn vị trường học, trong đó có 16 trường đạt chuẩn quốc gia. 22/22 xã thị trấn đạt phổ cập giáo dục tiểu học, THCS và mầm non cho trẻ 5 tuổi. Qua đây góp phần đưa sự nghiệp giáo dục đào tạo từng bước được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng nâng cao chất lượng đáp ứng với yêu cầu giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
Năm 2017 là năm có ý nghĩa quan trọng trong thực hiện các mục tiêu kế hoạch 5 năm 2016 - 2020. Đảng bộ Trấn Yên tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp nhằm phát triển kinh tế; văn hóa - xã hội, xây dựng nông thôn mới, giữ vững quốc phòng - an ninh và xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. Đồng chí Nguyễn Thế Phước - Bí thư Huyện ủy Trấn Yên nhấn mạnh Đảng bộ huyện Trấn Yên sẽ tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả 4 chương trình kinh tế xã hội trọng điểm là phát triển bền vững các vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh tập trung theo hướng hàng hóa gắn với xây dựng nông thôn mới; xây dựng thêm 3 xã đạt tiêu chí nông thôn mới, đầu tư để kiên cố hóa 30 km đường giao thông nông thôn. Đào tạo nghề cho trên 2.000 lao động gắn với giải quyết việc làm. Trong công tác xây dựng Đảng, Đảng bộ huyện sẽ tiếp tục tổ chức tốt việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII của Đảng về về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ gắn với Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Từ đó nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng và đảng viên.
Với truyền thống của một huyện anh hùng, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Trấn Yên quyết tâm phấn đấu thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội năm 2017. Xây dựng huyện Trấn Yên trở thành huyện phát triển bền vững.
2197 lượt xem
CTV: Thanh Hùng - Thu Phượng
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sức xuân đã lan tỏa trên khắp các vùng miền của quê hương Trấn Yên. Cũng như nhiều địa phương khác trong tỉnh, ngay trong những ngày đầu xuân mới 2017 này, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Trấn Yên đang nỗ lực thực hiện những chỉ tiêu kế hoạch đề ra để góp phần đổi thay diện mạo quê hương và nâng cao đời sống người dân.Về với xã Hưng Thịnh mùa xuân này, cảm nhận đầu tiên đó là không khí tập nập của bà con nhân dân đẩy nhanh tiến độ sản xuất nông lâm nghiệp. Càng vui hơn khi năm qua, Đảng bộ và nhân dân trong xã thực hiện thắng lợi 23 chỉ tiêu năm 2016. Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 1.421 tấn. Giá trị sản xuất ngành nông lâm nghiệp đạt 120 tỷ. Thu nhập bình quân đầu người đạt 22 triệu đồng. Đặc biệt nhân dân Trấn Yên đã có một vụ thắng lợi từ vùng cây ăn quả với diện tích lên tới 162 ha; trong đó diện tích kinh doanh 58 ha, sản lượng 720 tấn, giá trị thu nhập 16 tỷ đồng. Điều này đã minh chứng cho việc đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống. Đồng chí Vũ Thị Hằng Nga - Bí thư Đảng ủy xã Hưng Thịnh cho biết: “Với quyết tâm đưa Hưng Thịnh về đích nông thôn mới trong năm 2017, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong xã đang quyết tâm chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, bước đầu tạo sự liên kết giữa 4 nhà (nhà nông - nhà khoa học - nhà nước và doanh nghiệp) để tạo ra những sản phẩm có giá trị tại địa phương như: cây ăn quả có múi, trồng rừng, chè giống mới gắn với công nghiệp chế biến nhằm nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân”.
Thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông lâm nghiệp, năm 2016 toàn huyện đã hỗ trợ gần 7 tỷ đồng để huyện phát triển cây, con thế mạnh của địa phương như hỗ trợ trồng quế, tre măng Bát Độ, cây ăn quả có múi, phát triển chăn nuôi... Qua đây đã từng bước định hình được những vùng chuyên canh tập trung gắn với chế biến tiêu thụ sản phẩm như vùng trồng tre Bát Độ lấy măng ở Kiên Thành, Hồng Ca, Lương Thịnh, Hưng Thịnh với diện tích gần 1.900 ha. Vùng trồng cây ăn quả có múi ở các xã phía Tây của huyện diện tích trên 401 ha, vùng sản xuất lúa CLC ở các xã Báo Đáp, Việt Thành, Đào Thịnh…Riêng trong lĩnh vực chăn nuôi hiện toàn huyện có 340 cơ sở chăn nuôi hàng hóa. Tổng đàn gia súc chính trên 78.300 con tăng 14,3%. Gia cầm các loại trên 812.200 con, tăng gần 29%. Tất cả đã tạo nên một bức tranh phong phú đa dạng với giá trị sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản đạt trên 1.000 tỷ đồng.
Để công nghiệp phát triển, Trấn Yên đã khai thác và sử dụng hợp lý các tiềm năng về nguồn nguyên liệu và nguồn lao động dồi dào, như duy trì hoạt động có hiệu quả cơ sở sản xuất gạch, cơ sở chế biến tinh dầu quế, đầu tư nâng cấp các dây chuyền sản xuất chè, chế biến gỗ rừng trồng hiện có, đồng thời chú trọng phát triển tiểu thủ công nghiệp và các ngành nghề truyền thống. Tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chế biến tại khu công nghiệp tập trung tại xã Minh Quân, Báo Đáp, hay trực tiếp đầu tư tại vùng nguyên liệu tại các địa phương. Đồng chí Nguyễn Đức Mầu - Phó Chủ tịch UBND huyện Trấn Yên cho biết: “Toàn huyện hiện có trên 1.300 doanh nghiệp, công ty, hộ sản xuất kinh doanh, tổng nguồn vốn đầu tư của Nhà nước và các doanh nghiệp, công ty vào lĩnh vực này đạt 880 tỷ đồng. Đây là những hạt nhân quan trọng để huyện hoàn thành các chỉ tiêu thu ngân sách và góp phần quan trọng trong việc nâng cao giá trị sản phẩm, tạo việc làm cho lao động nông thôn, kim ngạch xuất khẩu đạt 7,3 triệu USD”.
Kinh tế phát triển đã tạo nền tảng vững chắc để cho văn hoá xã hội có bước phát triển mạnh mẽ và đi vào chiều sâu; phục vụ tốt cho nhiệm vụ chính trị và các sự kiện trọng tâm, trọng điểm của huyện. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới và Chỉ thị 05 của Bộ chính trị về học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được đẩy mạnh. Nhờ đó, tỷ lệ gia đình đạt chuẩn văn hóa chiếm 76%, 133 cơ quan đơn vị doanh nghiệp đạt danh hiệu đơn vị văn hóa, đạt 100%. Năm 2016 thực hiện Đề án rà soát, sắp xếp quy mô mạng lưới trường lớp đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông trên địa bàn huyện Trấn Yên đã nhận được sự đồng thuận của Đảng ủy, chính quyền địa phương, nhân dân và cán bộ giáo viên toàn ngành giáo dục. Sau chia tách, sáp nhập, Trấn Yên còn 45 đơn vị trường học, trong đó có 16 trường đạt chuẩn quốc gia. 22/22 xã thị trấn đạt phổ cập giáo dục tiểu học, THCS và mầm non cho trẻ 5 tuổi. Qua đây góp phần đưa sự nghiệp giáo dục đào tạo từng bước được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng nâng cao chất lượng đáp ứng với yêu cầu giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
Năm 2017 là năm có ý nghĩa quan trọng trong thực hiện các mục tiêu kế hoạch 5 năm 2016 - 2020. Đảng bộ Trấn Yên tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp nhằm phát triển kinh tế; văn hóa - xã hội, xây dựng nông thôn mới, giữ vững quốc phòng - an ninh và xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. Đồng chí Nguyễn Thế Phước - Bí thư Huyện ủy Trấn Yên nhấn mạnh Đảng bộ huyện Trấn Yên sẽ tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả 4 chương trình kinh tế xã hội trọng điểm là phát triển bền vững các vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh tập trung theo hướng hàng hóa gắn với xây dựng nông thôn mới; xây dựng thêm 3 xã đạt tiêu chí nông thôn mới, đầu tư để kiên cố hóa 30 km đường giao thông nông thôn. Đào tạo nghề cho trên 2.000 lao động gắn với giải quyết việc làm. Trong công tác xây dựng Đảng, Đảng bộ huyện sẽ tiếp tục tổ chức tốt việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII của Đảng về về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ gắn với Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Từ đó nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng và đảng viên.
Với truyền thống của một huyện anh hùng, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Trấn Yên quyết tâm phấn đấu thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội năm 2017. Xây dựng huyện Trấn Yên trở thành huyện phát triển bền vững.