CTTĐT - Mùa xuân mùa của vạn vật sinh sôi, những rừng cây đâm trồi nảy lộc, đất trời Trấn Yên như được khoác lên mình tấm áo mới đầy sức sống. Trấn Yên hôm nay đã trải dài mầu xanh mát mắt của keo, quế, tre Bát Độ… Dưới tán rừng, những mầm xanh mới đang được người dân Trấn Yên nâng niu chăm sóc, bởi rừng không chỉ giúp họ có nguồn thu nhập ổn định, mà còn là lá phổi xanh để cân bằng môi trường sinh thái giúp cuộc sống thêm trong lành.
Các đồng chí lãnh đạo huyện Trấn Yên hưởng ứng Tết trồng cây 2021..
Sau 20 năm hạ sơn, gia đình anh Sổng A Dũng dân tộc Mông thôn Khuôn Bổ xã Hồng Ca đã nhận đất rừng để trồng trên 15ha quế, 2ha tre Bát Độ, 1ha cây ăn quả, từ chặt tỉa và tận thu cành lá quế mỗi năm thu nhập cũng cho thu vài chục triệu đồng, tổng giá trị từ rừng cũng vài tỷ đồng. Vì vậy cuộc sống của gia đình khá giả hơn nhờ vào kinh tế rừng. Anh Sổng A Dũng cho biết thêm: “Từ chặt tỉa cây con, cành lá mỗi năm gia đình thu khoảng 40 -50 triệu, năm nào khai thác trắng diện tích đến tuổi cũng được vài trăm triệu đồng, nếu tính tất cả giá trị của rừng của gia đình cũng vài tỷ đồng”.
Là địa phương có diện tích đất lâm nghiệp lớn, những năm qua xã Hồng Ca xác định phát triển rừng theo chuỗi giá trị liên kết là mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế của xã, bình quân hàng năm giá trị thu từ rừng của Hồng Ca đạt trên 80 tỷ đồng. Từ rừng đã góp phần cung cấp nguyên liệu chế biến cho doanh nghiệp trong và ngoài xã, đồng thời tạo công ăn việc làm ổn định cho hàng trăm lao động tại địa phương, góp phần giúp địa phương giảm nghèo bền vững. Đặc biệt, Hồng Ca đang xây dựng vùng quế an toàn theo hướng hữu cơ trên diện tích 2.000ha quế. Theo như lời của ông Hà Thanh Chương - Chủ tịch UBND xã Hồng Ca thì: “Hồng Ca phấn đấu đến năm 2023 sẽ phấn đấu được công nhận 1.500 ha quế hữu cơ để nâng cao giá trị của cây quế và đáp ứng hàng hóa xuất khẩu”.
Với đặc điểm là huyện có diện tích đất lâm nghiệp lớn, nên trong những năm qua, huyện Trấn Yên vẫn xác định kinh tế rừng là thành phần quan trọng trong nội ngành nông nghiệp, chính vì vậy cơ cấu trồng rừng của huyện có sự chuyển dịch tích cực, đến nay Trấn Yên đã hình thành được các vùng trồng rừng tập trung theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với bao tiêu sản phẩm, chế biến, như: vùng tre Bát Độ trên 3.570 ha, hơn 16.000ha quế và hơn 26.000ha cây nguyên liệu giấy ở tất cả các địa phương trong huyện. Năm 2020, nhân dân trong toàn huyện Trấn Yên trồng thay thế trên 2.900 ha rừng các loại, nhiều địa phương trồng rừng đạt và vượt kế hoạch giao, cơ cấu rừng căn bản được chuyển dịch theo hướng nâng cao giá trị kinh tế trên cùng một đơn vị canh tác… Bên cạnh việc trồng rừng thì Trấn Yên đã thu hoạch được 29.600 tấn măng Bát Độ thương phẩm; 3.800 tấn quế vỏ, khai thác gỗ rừng trồng trên 100.000m3 gỗ... Mọi sản phẩm lâm sản đều được gắn với công nghiệp chế biến, do đó góp phần nâng giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt 524 tỷ đồng, cũng chính lý do này đã kích thích người dân gắn bó và đầu tư cho trồng rừng hơn.
Người dân xã Lương Thịnh tích cực trồng rừng.
Năm 2021, huyện Trấn Yên phấn đấu trồng thay thế 2.750 ha rừng các loại, gồm: trồng mới 125 ha tre Bát Độ và 1.300 ha quế, trong đó Trấn Yên quyết tâm xây dựng vùng quế an toàn theo hướng hữu cơ là 8.000 ha tại 12 địa phương, trong đó có 2.200 ha đạt tiêu chuẩn Quốc tế; cấp chứng chỉ rừng FSC là 4.000 ha tại 8 địa phương. Để thực hiện tốt kế hoạch trồng rừng, huyện Trấn Yên đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị phối hợp với chính quyền các địa phương quy hoạch đất rừng để trồng tre Bát Độ, rà soát, kiểm tra chất lượng giống ở 373 cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp, làm tốt công tác chuẩn bị quỹ đất để tiến hành trồng rừng. Chỉ tính sau Lễ phát động trồng cây tại các địa phương trong huyện, đến nay, nhân dân huyện Trấn Yên đã trồng được 877 ha rừng tập trung và 611.000 cây phân tán, đạt 54% kế hoạch của năm 2021. Ông Đỗ Văn Hùng - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Trấn Yên khẳng định: “Hạt Kiểm lâm đã tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn chuyển giao cho người dân kỹ thuật trồng, chăm sóc rừng, cách lựa chọn các giống cây trồng lâm nghiệp có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để khi đưa vào trồng cây sinh trưởng và phát triển tốt. Chỉ đạo cán bộ địa bàn phối hợp với chính quyền các địa phương hướng dẫn người dân phát dọn thực bì để vụ xuân phấn đấu trồng đạt 75-80% kế hoạch của năm 2021”.
Mùa xuân người dân Trấn Yên lại thi đua cùng nhau trồng cây gây rừng để rừng Trấn Yên ngày một thêm xanh và phát triển bền vững. Mùa xuân, đi dưới những cánh rừng xuân, cây lá xanh non, ngắm những rừng quế, tre Bát Độ, keo mát mắt. Rừng thực sự đã mang đến cho người dân Trấn Yên những mùa xuân ấm no./.
1078 lượt xem
CTV: Thanh Hùng
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Mùa xuân mùa của vạn vật sinh sôi, những rừng cây đâm trồi nảy lộc, đất trời Trấn Yên như được khoác lên mình tấm áo mới đầy sức sống. Trấn Yên hôm nay đã trải dài mầu xanh mát mắt của keo, quế, tre Bát Độ… Dưới tán rừng, những mầm xanh mới đang được người dân Trấn Yên nâng niu chăm sóc, bởi rừng không chỉ giúp họ có nguồn thu nhập ổn định, mà còn là lá phổi xanh để cân bằng môi trường sinh thái giúp cuộc sống thêm trong lành.Sau 20 năm hạ sơn, gia đình anh Sổng A Dũng dân tộc Mông thôn Khuôn Bổ xã Hồng Ca đã nhận đất rừng để trồng trên 15ha quế, 2ha tre Bát Độ, 1ha cây ăn quả, từ chặt tỉa và tận thu cành lá quế mỗi năm thu nhập cũng cho thu vài chục triệu đồng, tổng giá trị từ rừng cũng vài tỷ đồng. Vì vậy cuộc sống của gia đình khá giả hơn nhờ vào kinh tế rừng. Anh Sổng A Dũng cho biết thêm: “Từ chặt tỉa cây con, cành lá mỗi năm gia đình thu khoảng 40 -50 triệu, năm nào khai thác trắng diện tích đến tuổi cũng được vài trăm triệu đồng, nếu tính tất cả giá trị của rừng của gia đình cũng vài tỷ đồng”.
Là địa phương có diện tích đất lâm nghiệp lớn, những năm qua xã Hồng Ca xác định phát triển rừng theo chuỗi giá trị liên kết là mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế của xã, bình quân hàng năm giá trị thu từ rừng của Hồng Ca đạt trên 80 tỷ đồng. Từ rừng đã góp phần cung cấp nguyên liệu chế biến cho doanh nghiệp trong và ngoài xã, đồng thời tạo công ăn việc làm ổn định cho hàng trăm lao động tại địa phương, góp phần giúp địa phương giảm nghèo bền vững. Đặc biệt, Hồng Ca đang xây dựng vùng quế an toàn theo hướng hữu cơ trên diện tích 2.000ha quế. Theo như lời của ông Hà Thanh Chương - Chủ tịch UBND xã Hồng Ca thì: “Hồng Ca phấn đấu đến năm 2023 sẽ phấn đấu được công nhận 1.500 ha quế hữu cơ để nâng cao giá trị của cây quế và đáp ứng hàng hóa xuất khẩu”.
Với đặc điểm là huyện có diện tích đất lâm nghiệp lớn, nên trong những năm qua, huyện Trấn Yên vẫn xác định kinh tế rừng là thành phần quan trọng trong nội ngành nông nghiệp, chính vì vậy cơ cấu trồng rừng của huyện có sự chuyển dịch tích cực, đến nay Trấn Yên đã hình thành được các vùng trồng rừng tập trung theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với bao tiêu sản phẩm, chế biến, như: vùng tre Bát Độ trên 3.570 ha, hơn 16.000ha quế và hơn 26.000ha cây nguyên liệu giấy ở tất cả các địa phương trong huyện. Năm 2020, nhân dân trong toàn huyện Trấn Yên trồng thay thế trên 2.900 ha rừng các loại, nhiều địa phương trồng rừng đạt và vượt kế hoạch giao, cơ cấu rừng căn bản được chuyển dịch theo hướng nâng cao giá trị kinh tế trên cùng một đơn vị canh tác… Bên cạnh việc trồng rừng thì Trấn Yên đã thu hoạch được 29.600 tấn măng Bát Độ thương phẩm; 3.800 tấn quế vỏ, khai thác gỗ rừng trồng trên 100.000m3 gỗ... Mọi sản phẩm lâm sản đều được gắn với công nghiệp chế biến, do đó góp phần nâng giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt 524 tỷ đồng, cũng chính lý do này đã kích thích người dân gắn bó và đầu tư cho trồng rừng hơn.
Người dân xã Lương Thịnh tích cực trồng rừng.
Năm 2021, huyện Trấn Yên phấn đấu trồng thay thế 2.750 ha rừng các loại, gồm: trồng mới 125 ha tre Bát Độ và 1.300 ha quế, trong đó Trấn Yên quyết tâm xây dựng vùng quế an toàn theo hướng hữu cơ là 8.000 ha tại 12 địa phương, trong đó có 2.200 ha đạt tiêu chuẩn Quốc tế; cấp chứng chỉ rừng FSC là 4.000 ha tại 8 địa phương. Để thực hiện tốt kế hoạch trồng rừng, huyện Trấn Yên đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị phối hợp với chính quyền các địa phương quy hoạch đất rừng để trồng tre Bát Độ, rà soát, kiểm tra chất lượng giống ở 373 cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp, làm tốt công tác chuẩn bị quỹ đất để tiến hành trồng rừng. Chỉ tính sau Lễ phát động trồng cây tại các địa phương trong huyện, đến nay, nhân dân huyện Trấn Yên đã trồng được 877 ha rừng tập trung và 611.000 cây phân tán, đạt 54% kế hoạch của năm 2021. Ông Đỗ Văn Hùng - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Trấn Yên khẳng định: “Hạt Kiểm lâm đã tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn chuyển giao cho người dân kỹ thuật trồng, chăm sóc rừng, cách lựa chọn các giống cây trồng lâm nghiệp có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để khi đưa vào trồng cây sinh trưởng và phát triển tốt. Chỉ đạo cán bộ địa bàn phối hợp với chính quyền các địa phương hướng dẫn người dân phát dọn thực bì để vụ xuân phấn đấu trồng đạt 75-80% kế hoạch của năm 2021”.
Mùa xuân người dân Trấn Yên lại thi đua cùng nhau trồng cây gây rừng để rừng Trấn Yên ngày một thêm xanh và phát triển bền vững. Mùa xuân, đi dưới những cánh rừng xuân, cây lá xanh non, ngắm những rừng quế, tre Bát Độ, keo mát mắt. Rừng thực sự đã mang đến cho người dân Trấn Yên những mùa xuân ấm no./.