Hội nghị lần thứ 5, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 03/6/2017 “Về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” (gọi tắt là Nghị quyết 10). Sau 3 năm thực hiện, khu vực kinh tế tư nhân (KTTN) ở Yên Bái đã có bước phát triển mới cả về số lượng, chất lượng.
Công nhân Công ty cổ phần Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn tạo hình sản phẩm.
Đến hết năm 2020, tỉnh đã ban hành trên 40 quyết định, kế hoạch, chỉ thị để thể chế hóa Nghị quyết, trọng tâm là: điều chỉnh các quy hoạch ngành, ban hành các đề án, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế, thu hút đầu tư, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, khởi nghiệp… với gần 2.400 doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX), chủ yếu là doanh nghiệp dân doanh đăng ký kinh doanh trong toàn tỉnh. UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành và UBND các huyện, thành phố triển khai các giải pháp hỗ trợ, nhất quán thực hiện phương châm "Chính quyền đồng hành cùng doanh nghiệp”, thường xuyên gặp gỡ, lắng nghe, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho DN.
Định kỳ hàng năm, UBND tỉnh tổ chức hội nghị giao lưu gặp gỡ, đối thoại; thường xuyên tổ chức các buổi "Cà phê doanh nhân”, tổ chức các chương trình xúc tiến đầu tư, nỗ lực cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn. Chính lực lượng DN, doanh nhân đông đảo đã đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Trong đó, riêng năm 2020, mặc dù chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhưng cộng đồng DN đã nộp ngân sách đạt 1.260 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho trên 1 vạn lao động với mức thu nhập bình quân trên 6 triệu đồng/người/tháng.
Ông Trần Thanh Chương - Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết: "Cùng với việc tham mưu cụ thể hóa chủ trương của Đảng và Chính phủ, xây dựng các cơ chế, chính sách riêng của tỉnh nhằm thúc đẩy phát triển KTTN, nòng cốt là các doanh nghiệp (DN) tư nhân, Sở Kế hoạch - Đầu tư luôn coi trọng công tác cải cách hành chính, bảo đảm thời gian giải quyết các thủ tục về đăng ký thành lập mới DN và liên quan đến dự án đầu tư theo quy định (rút ngắn thời gian trả hồ sơ thành lập mới DN từ 5-7 ngày xuống còn 3 ngày, có trường hợp giải quyết trong ngày); đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tích cực hướng dẫn, khuyến khích các tổ chức, cá nhân giải quyết thủ tục hành chính bằng hình thức trực tuyến”.
Là một doanh nhân kỳ cựu, ông Vũ Hữu Lê - Giám đốc Công ty TNHH Cơ khí và Xây lắp Hồng Hà, thành phố Yên Bái thấy rõ sự thay đổi qua từng giai đoạn trong cách nhìn nhận của xã hội về KTTN, về cơ chế, chính sách đối với khu vực này.
Ông bày tỏ: "Ngay sau khi Trung ương ban hành Nghị quyết số 10, Chính phủ và các cấp ngành liên quan đã tích cực vào cuộc, triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để các DN phát triển. Không chỉ riêng tôi mà các doanh nhân khác cũng rất phấn khởi”. Về minh chứng cụ thể, chúng ta có thể thấy sự thăng hạng về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Năm 2019, Yên Bái xếp thứ 36 trong tổng số 63 tỉnh, thành phố với tổng số điểm 64,98, tăng 6 bậc so với năm 2018.
Chia sẻ về vấn đề này, ông Trần Công Bình - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh cho biết: "Nếu không có sự đồng hành, tạo điều kiện về cơ chế, chính sách của chính quyền thì cộng đồng DN không thể phát triển như hiện nay. Thời gian qua, lãnh đạo tỉnh đã thường xuyên quan tâm, lắng nghe ý kiến, tâm tư của DN thông qua nhiều diễn đàn khác nhau. Các cuộc đối thoại của chính quyền với DN ngày càng được tổ chức nhiều hơn và thiết thực hơn, những đề nghị, vướng mắc của cộng đồng DN được lãnh đạo tỉnh, các sở ngành liên quan ghi nhận đầy đủ và có cam kết thời gian giải quyết. Nhờ đó, cộng đồng DN của tỉnh ngày càng phát triển lớn mạnh theo đúng tinh thần Nghị quyết số 10-NQ/TW”.
Bên cạnh những kết quả đạt được, khu vực KTTN trên địa bàn tỉnh còn những tồn tại, hạn chế nhất định. Cụ thể, có đến trên 90% DN trên địa bàn tỉnh là DN vừa và nhỏ nên thường gặp khó khăn trong tiếp cận thông tin và nguồn lực như vốn, đất đai...
Do vậy, để hỗ trợ kinh tế tư nhân đổi mới sáng tạo, tỉnh cần tiếp tục tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho phát triển KTTN; hỗ trợ KTTN đổi mới sáng tạo, hiện đại hóa công nghệ và phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động. Cùng đó, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước đối với khu vực KTTN; đổi mới nội dung, phương thức và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội nghề nghiệp đối với KTTN.
Về phía các DN, cần đặt mục tiêu cải thiện năng suất lao động, nâng cao chất lượng hàng hóa, sản phẩm và năng lực cạnh tranh lên hàng đầu thông qua quá trình học hỏi và sáng tạo về công nghệ, áp dụng quản trị tiên tiến và đẩy mạnh khả năng liên kết, hội nhập. Có như vậy, khu vực KTTN mới phát triển xứng đáng với tiềm lực hiện có, trở thành động lực quan trọng đóng góp vào sự phát triển của địa phương.
2155 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Hội nghị lần thứ 5, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 03/6/2017 “Về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” (gọi tắt là Nghị quyết 10). Sau 3 năm thực hiện, khu vực kinh tế tư nhân (KTTN) ở Yên Bái đã có bước phát triển mới cả về số lượng, chất lượng.Đến hết năm 2020, tỉnh đã ban hành trên 40 quyết định, kế hoạch, chỉ thị để thể chế hóa Nghị quyết, trọng tâm là: điều chỉnh các quy hoạch ngành, ban hành các đề án, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế, thu hút đầu tư, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, khởi nghiệp… với gần 2.400 doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX), chủ yếu là doanh nghiệp dân doanh đăng ký kinh doanh trong toàn tỉnh. UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành và UBND các huyện, thành phố triển khai các giải pháp hỗ trợ, nhất quán thực hiện phương châm "Chính quyền đồng hành cùng doanh nghiệp”, thường xuyên gặp gỡ, lắng nghe, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho DN.
Định kỳ hàng năm, UBND tỉnh tổ chức hội nghị giao lưu gặp gỡ, đối thoại; thường xuyên tổ chức các buổi "Cà phê doanh nhân”, tổ chức các chương trình xúc tiến đầu tư, nỗ lực cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn. Chính lực lượng DN, doanh nhân đông đảo đã đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Trong đó, riêng năm 2020, mặc dù chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhưng cộng đồng DN đã nộp ngân sách đạt 1.260 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho trên 1 vạn lao động với mức thu nhập bình quân trên 6 triệu đồng/người/tháng.
Ông Trần Thanh Chương - Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết: "Cùng với việc tham mưu cụ thể hóa chủ trương của Đảng và Chính phủ, xây dựng các cơ chế, chính sách riêng của tỉnh nhằm thúc đẩy phát triển KTTN, nòng cốt là các doanh nghiệp (DN) tư nhân, Sở Kế hoạch - Đầu tư luôn coi trọng công tác cải cách hành chính, bảo đảm thời gian giải quyết các thủ tục về đăng ký thành lập mới DN và liên quan đến dự án đầu tư theo quy định (rút ngắn thời gian trả hồ sơ thành lập mới DN từ 5-7 ngày xuống còn 3 ngày, có trường hợp giải quyết trong ngày); đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tích cực hướng dẫn, khuyến khích các tổ chức, cá nhân giải quyết thủ tục hành chính bằng hình thức trực tuyến”.
Là một doanh nhân kỳ cựu, ông Vũ Hữu Lê - Giám đốc Công ty TNHH Cơ khí và Xây lắp Hồng Hà, thành phố Yên Bái thấy rõ sự thay đổi qua từng giai đoạn trong cách nhìn nhận của xã hội về KTTN, về cơ chế, chính sách đối với khu vực này.
Ông bày tỏ: "Ngay sau khi Trung ương ban hành Nghị quyết số 10, Chính phủ và các cấp ngành liên quan đã tích cực vào cuộc, triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để các DN phát triển. Không chỉ riêng tôi mà các doanh nhân khác cũng rất phấn khởi”. Về minh chứng cụ thể, chúng ta có thể thấy sự thăng hạng về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Năm 2019, Yên Bái xếp thứ 36 trong tổng số 63 tỉnh, thành phố với tổng số điểm 64,98, tăng 6 bậc so với năm 2018.
Chia sẻ về vấn đề này, ông Trần Công Bình - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh cho biết: "Nếu không có sự đồng hành, tạo điều kiện về cơ chế, chính sách của chính quyền thì cộng đồng DN không thể phát triển như hiện nay. Thời gian qua, lãnh đạo tỉnh đã thường xuyên quan tâm, lắng nghe ý kiến, tâm tư của DN thông qua nhiều diễn đàn khác nhau. Các cuộc đối thoại của chính quyền với DN ngày càng được tổ chức nhiều hơn và thiết thực hơn, những đề nghị, vướng mắc của cộng đồng DN được lãnh đạo tỉnh, các sở ngành liên quan ghi nhận đầy đủ và có cam kết thời gian giải quyết. Nhờ đó, cộng đồng DN của tỉnh ngày càng phát triển lớn mạnh theo đúng tinh thần Nghị quyết số 10-NQ/TW”.
Bên cạnh những kết quả đạt được, khu vực KTTN trên địa bàn tỉnh còn những tồn tại, hạn chế nhất định. Cụ thể, có đến trên 90% DN trên địa bàn tỉnh là DN vừa và nhỏ nên thường gặp khó khăn trong tiếp cận thông tin và nguồn lực như vốn, đất đai...
Do vậy, để hỗ trợ kinh tế tư nhân đổi mới sáng tạo, tỉnh cần tiếp tục tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho phát triển KTTN; hỗ trợ KTTN đổi mới sáng tạo, hiện đại hóa công nghệ và phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động. Cùng đó, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước đối với khu vực KTTN; đổi mới nội dung, phương thức và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội nghề nghiệp đối với KTTN.
Về phía các DN, cần đặt mục tiêu cải thiện năng suất lao động, nâng cao chất lượng hàng hóa, sản phẩm và năng lực cạnh tranh lên hàng đầu thông qua quá trình học hỏi và sáng tạo về công nghệ, áp dụng quản trị tiên tiến và đẩy mạnh khả năng liên kết, hội nhập. Có như vậy, khu vực KTTN mới phát triển xứng đáng với tiềm lực hiện có, trở thành động lực quan trọng đóng góp vào sự phát triển của địa phương.