CTTĐT - Từ khi phát hiện ổ dịch tả lợn Châu Phi đầu tiên tại hộ ông Nguyễn Văn Dương thôn Liên Hiệp, xã Minh Quân vào ngày 13/05, đến nay dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn huyện Trấn Yên có diễn biến phức tạp. Tính đến hết ngày 27/5/2019, trên địa bàn huyện có 15 hộ chăn nuôi với 427 con lợn bị nhiễm bệnh dịch tả lợn Châu Phi, tổng trọng lượng phải tiêu hủy là trên 18 tấn tại 2 xã Minh Quân và Quy Mông.
Phun thuốc khử trùng tại chốt kiểm dịch tả lợn Châu Phi tại xã Quy Mông
Trước thực trạng trên, UBND huyện Trấn Yên thành lập Ban chỉ đạo, ban hành các văn bản chỉ đạo các xã, thị trấn tăng cường hướng dẫn, thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn; triển khai thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi cho các xã, thị trấn; tiếp tục tổ chức tuyên truyền đến thôn bản, các tổ chức, cá nhân chăn nuôi, buôn bán, giết mổ lợn về mối nguy hại, cơ chế lây truyền, biện pháp phòng chống dịch tả lợn Châu Phi; thông báo tình hình dịch bệnh trên địa bàn huyện; khoanh vùng ổ dịch, tổ chức vệ sinh, phun tiêu độc khử trùng tại ổ dịch, vùng lân cận, vùng đệm theo quy định. Giám sát, quản lý chặt chẽ đàn lợn tại địa bàn các thôn, tạm thời không cho tăng đàn, nhập lợn giống trong thời điểm có dịch tả lợn Châu Phi. Đối với các thôn trong vùng có dịch thực hiện quản lý chặt chẽ không cho vận chuyển lợn ra khỏi địa bàn thôn, xã; lấy mẫu xét nghiệm khi có nghi vấn bệnh dịch tả lợn Châu Phi. Thành lập 5 chốt kiểm soát dịch bệnh tả lợn Châu Phi để kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển, lưu thông lợn và sản phẩm của lợn vào địa bàn; phun thuốc tiêu độc khử trùng tất cả các phương tiện giao thông nhằm ngăn chặn sự xâm nhiễm của vi rút bệnh dịch tả lợn Châu Phi. Tổ chức tiêu hủy trên 18 tấn lợn đối với các hộ có lợn bị bệnh dịch tả lợn Châu Phi tại xã Minh Quân và xã Quy Mông. Cấp 95 lít thuốc phun tiêu độc khử trùng vệ sinh chuồng trại cho các hộ chăn nuôi trong vùng dịch và vùng uy hiếp tại các xã Minh Quân, Bảo Hưng, Hưng Khánh, Việt Hồng, Quy Mông.
Đối với các xã chưa có dịch bệnh, tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng và ngăn chặn xâm nhiễm bệnh Dịch tả lợn Châu Phi. Cập nhật thông tin tình hình dịch bệnh, tuyên truyền hướng dẫn các biện pháp phòng chống dịch bệnh, thường xuyên thực hiện tiêu độc khử trùng chuồng trại, khu vực chăn nuôi. Tuyên truyền để người dân thực hiện việc tạm ngừng nhập lợn giống từ các tỉnh lân cận trong thời điểm có dịch. Các đơn vị chuyên môn tiếp tục theo dõi diến biến tình hình dịch bệnh gia súc trên địa bàn, đặc biệt khu vực xảy ra dịch bệnh, thực hiện công tác phòng chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi kịp thời hiệu quả. Kiểm tra, giám sát, quản lý chặt chẽ đàn vật nuôi trên địa bàn. Điều tra ổ dịch và ứng phó khi phát hiện dịch bệnh; chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị, dụng cụ, vật tư cần thiết cho việc tổ chức giám sát, điều tra ổ dịch và xét nghiệm bệnh Dịch tả lợn Châu Phi. Đồng thời đề nghị Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh cấp hỗ trợ đầy đủ thuốc sát trùng, vật tư phục vụ công tác phòng chống dịch, đặc biệt khu vực xảy ra dịch. Chuẩn bị trang thiết bị, dụng cụ để phục vụ cho công tác phòng chống dịch bệnh được kịp thời và đạt hiệu quả cao.
1091 lượt xem
CTV: Thanh Hùng
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Từ khi phát hiện ổ dịch tả lợn Châu Phi đầu tiên tại hộ ông Nguyễn Văn Dương thôn Liên Hiệp, xã Minh Quân vào ngày 13/05, đến nay dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn huyện Trấn Yên có diễn biến phức tạp. Tính đến hết ngày 27/5/2019, trên địa bàn huyện có 15 hộ chăn nuôi với 427 con lợn bị nhiễm bệnh dịch tả lợn Châu Phi, tổng trọng lượng phải tiêu hủy là trên 18 tấn tại 2 xã Minh Quân và Quy Mông. Trước thực trạng trên, UBND huyện Trấn Yên thành lập Ban chỉ đạo, ban hành các văn bản chỉ đạo các xã, thị trấn tăng cường hướng dẫn, thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn; triển khai thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi cho các xã, thị trấn; tiếp tục tổ chức tuyên truyền đến thôn bản, các tổ chức, cá nhân chăn nuôi, buôn bán, giết mổ lợn về mối nguy hại, cơ chế lây truyền, biện pháp phòng chống dịch tả lợn Châu Phi; thông báo tình hình dịch bệnh trên địa bàn huyện; khoanh vùng ổ dịch, tổ chức vệ sinh, phun tiêu độc khử trùng tại ổ dịch, vùng lân cận, vùng đệm theo quy định. Giám sát, quản lý chặt chẽ đàn lợn tại địa bàn các thôn, tạm thời không cho tăng đàn, nhập lợn giống trong thời điểm có dịch tả lợn Châu Phi. Đối với các thôn trong vùng có dịch thực hiện quản lý chặt chẽ không cho vận chuyển lợn ra khỏi địa bàn thôn, xã; lấy mẫu xét nghiệm khi có nghi vấn bệnh dịch tả lợn Châu Phi. Thành lập 5 chốt kiểm soát dịch bệnh tả lợn Châu Phi để kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển, lưu thông lợn và sản phẩm của lợn vào địa bàn; phun thuốc tiêu độc khử trùng tất cả các phương tiện giao thông nhằm ngăn chặn sự xâm nhiễm của vi rút bệnh dịch tả lợn Châu Phi. Tổ chức tiêu hủy trên 18 tấn lợn đối với các hộ có lợn bị bệnh dịch tả lợn Châu Phi tại xã Minh Quân và xã Quy Mông. Cấp 95 lít thuốc phun tiêu độc khử trùng vệ sinh chuồng trại cho các hộ chăn nuôi trong vùng dịch và vùng uy hiếp tại các xã Minh Quân, Bảo Hưng, Hưng Khánh, Việt Hồng, Quy Mông.
Đối với các xã chưa có dịch bệnh, tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng và ngăn chặn xâm nhiễm bệnh Dịch tả lợn Châu Phi. Cập nhật thông tin tình hình dịch bệnh, tuyên truyền hướng dẫn các biện pháp phòng chống dịch bệnh, thường xuyên thực hiện tiêu độc khử trùng chuồng trại, khu vực chăn nuôi. Tuyên truyền để người dân thực hiện việc tạm ngừng nhập lợn giống từ các tỉnh lân cận trong thời điểm có dịch. Các đơn vị chuyên môn tiếp tục theo dõi diến biến tình hình dịch bệnh gia súc trên địa bàn, đặc biệt khu vực xảy ra dịch bệnh, thực hiện công tác phòng chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi kịp thời hiệu quả. Kiểm tra, giám sát, quản lý chặt chẽ đàn vật nuôi trên địa bàn. Điều tra ổ dịch và ứng phó khi phát hiện dịch bệnh; chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị, dụng cụ, vật tư cần thiết cho việc tổ chức giám sát, điều tra ổ dịch và xét nghiệm bệnh Dịch tả lợn Châu Phi. Đồng thời đề nghị Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh cấp hỗ trợ đầy đủ thuốc sát trùng, vật tư phục vụ công tác phòng chống dịch, đặc biệt khu vực xảy ra dịch. Chuẩn bị trang thiết bị, dụng cụ để phục vụ cho công tác phòng chống dịch bệnh được kịp thời và đạt hiệu quả cao.