CTTĐT - Văn phòng UBND tỉnh vừa ban hành văn bản số 24/TB-VP thông báo Kết luận của đồng chí Trần Huy Tuấn - Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tại buổi làm việc với Hiệp hội Sắn Việt Nam.
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn phát biểu tại buổi làm việc với đoàn công tác của Hiệp hội Sắn Việt Nam.
Ngày 04/3/2021, Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức làm việc với Đoàn công tác của Hiệp hội Sắn Việt Nam về một số nội dung sản xuất sắn bền vững trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Đồng chí Trần Huy Tuấn - Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và đồng chí Nghiêm Minh Tiến - Phó Chủ tịch Hiệp hội Sắn Việt Nam đồng chủ trì buổi làm việc. Tham dự buổi làm việc có lãnh đạo các sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương; Lãnh đạo Ủy ban nhân dân các huyện: Văn Yên, Yên Bình; các đơn vị chuyên môn thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và một số doanh nghiệp chế biến sắn trên địa bàn tỉnh.
Sau khi nghe báo cáo tình hình sản xuất, chế biến tiêu thụ sắn trên địa bàn tỉnh và ý kiến phát biểu của Đoàn công tác Hiệp hội Sắn Việt Nam, ý kiến phát biểu của các đại biểu, đồng chí Trần Huy Tuấn - Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh kết luận một số nội dung sau:
I. Đánh giá chung
Sắn là cây trồng đã đem lại cơ hội để xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Trong thời gian qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp tốt với các địa phương thực hiện quản lý quy hoạch vùng nguyên liệu sắn gắn với cơ sở, nhà máy chế biến và chỉ đạo các giải pháp canh tác bền vững trên đất dốc, giá trị xuất khẩu các sản phẩm từ cây sắn đã góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật vào sản xuất của người dân vẫn tồn tại nhiều hạn chế, dịch bệnh trên cây sắn tiềm ẩn nhiều rủi ro trong sản xuất; sản phẩm xuất khẩu phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, giá sắn nguyên liệu có thời điểm xuống thấp dẫn đến diện tích sắn của tỉnh ngày càng giảm dần.
Đối với tỉnh Yên Bái, định hướng đến 2030 duy trì, ổn định diện tích trồng sắn từ 8.700 - 9.850 ha. Xây dựng vùng trồng sắn nguyên liệu gắn với công nghiệp chế biến, tiêu thụ theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn, phát huy tiềm năng về đất đai, điều kiện tự nhiên, đảm bảo các quy định về bảo vệ môi trường, phù hợp với hướng phát triển tỉnh Yên Bái "xanh, hài hòa, bản sắc, hạnh phúc"; áp dụng khoa học công nghệ để tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh, đáp ứng được nhu cầu về nguyên liệu sắn cho các nhà máy chế biến. Chú trọng đầu tư công nghệ chế biến sâu sau tinh bột, giảm xuất khẩu sắn lát (sắn thô) ra thị trường. Đưa sắn trở thành một trong những sản phẩm xuất khẩu chủ lực của tỉnh.
II. Một số nhiệm vụ trọng tâm
Các sở, ngành địa phương thực hiện đánh giá, xác định vị trí, tầm quan trọng của cây sắn để thay đổi tư duy, nhận thức trong chỉ đạo thực hiện, đưa cây sắn trở thành cây làm giàu cho người dân đồng thời góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp để phát huy tiềm năng, thế mạnh và nâng cao hiệu quả trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sắn. Để thực hiện tốt các định hướng, mục tiêu trên, Ủy ban nhân dân tỉnh giao:
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Tiếp tục tổ chức thực hiện tốt quy hoạch phát triển nông nghiệp và nông thôn tỉnh Yên Bái đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 956/QĐ-UBND ngày 02/6/2017.
- Tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản giai đoạn 2021 - 2025 của Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái đã ban hành tại Nghị quyết số 69/2020/NQ-HĐND ngày 16/12/2020. Khuyến khích, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân đăng ký tham gia thực hiện các mô hình mới, chính sách hỗ trợ phát triển dự án liên kết theo chuỗi giá trị, nâng cao hiệu quả kinh tế, phát triển cây sắn bền vững.
- Phối hợp với các sở, ngành và địa phương liên quan tiếp tục nghiên cứu, chọn tạo giống sắn mới có năng suất và hàm lượng tinh bột cao, có khả năng chống chịu tốt với dịch bệnh; tổng kết, đánh giá mô hình giống sắn BK, SA đã thực hiện 200 ha tại huyện Văn Yên để có cơ sở tham mưu, chỉ đạo nhân giống để mở rộng diện tích. Nghiên cứu bổ sung cơ cấu giống sắn hợp lý để rải vụ thu hoạch, giảm áp lực về thời gian chế biến cho các nhà máy đồng thời nâng cao giá sắn nguyên liệu cho người dân.
- Chỉ đạo các đơn vị chuyên môn thực hiện tuyên truyền, hướng dẫn cho nông dân áp dụng các biện pháp canh tác sắn bền vững, đặc biệt tại các diện tích trồng sắn trên đất dốc, xóa bỏ trồng sắn theo phương thức quảng canh đồng thời phòng, trừ tốt các loại sâu bệnh để nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích.
2. Sở Công thương
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện quản lý Nhà nước đối với việc phát triển công nghiệp chế biến các sản phẩm từ sắn. Tham mưu thực hiện lồng ghép các chính sách của Trung ương, của tỉnh để hỗ trợ các doanh nghiệp cải tiến dây truyền công nghệ, trong bảo quản, chế biến, xử lý chất thải trong quá trình sản xuất.
- Thực hiện tốt công tác xúc tiến thương mại, tìm kiếm mở rộng thị trường xuất khẩu, nâng cao giá trị gia tăng cho cây sắn và các sản phẩm từ sắn.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết những vấn đề liên quan đến quản lý sử dụng đất đai, tài nguyên, môi trường tại các khu vực trồng sắn theo quy hoạch và các cơ sở, nhà máy chế biến sản phẩm từ sắn.
4. Sở Khoa học và Công nghệ
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng cây sắn; phối hợp với các cơ quan nghiên cứu xây dựng, thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học có liên quan đến trồng cây sắn và chế biến các sản phẩm từ sắn.
5. Ủy ban nhân dân các huyện
- Phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để triển khai phát triển vùng trồng sắn nguyên liệu gắn với chế biến, tiêu thụ.
- Chỉ đạo các đơn vị chuyên môn và Ủy ban nhân dân các xã tuyên truyền, vận động hướng dẫn người dân áp dụng các biện pháp kỹ thuật, đầu tư thâm canh và áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong canh tác sắn bền vững để nâng cao năng suất, sản lượng và hiệu quả kinh tế từ trồng sắn.
- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong quản lý nguồn nước và thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường của các cơ sở, nhà máy chế biến sắn.
- Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn và vận động nhân dân tham gia nâng cấp, mở mới một số tuyến giao thông nội đồng, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất và vận chuyển nguyên liệu tại các vùng có diện tích sắn tập trung, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
6. Các doanh nghiệp chế biến
- Tiếp tục đầu tư, cải tiến dây truyền, thiết bị để từng bước tiến tới chế biến sâu, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao giá trị đồng thời thực hiện tốt các quy định về bảo vệ môi trường.
- Tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu để có cơ sở tổ chức phát triển sản xuất sắn đạt hiệu quả cao nhất.
- Tổ chức liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị trên cơ sở đồng hành với nông dân thành lập hợp tác xã để tập trung hỗ trợ kỹ thuật, chuyển đổi giống mới, dồn điền đổi thửa, hình thành vùng canh tác sắn bền vững quy mô lớn gắn với nhà máy chế biến. Ký cam kết hợp đồng bao tiêu nguyên liệu, linh hoạt điều chỉnh giá thu mua theo giá thị trường và thực hiện bảo hiểm giá thu mua cho nông dân trên cơ sở đảm bảo thu nhập cho người trồng sắn. Có chính sách khuyến khích người dân đầu tư thâm canh tăng năng suất và áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác sắn bền vững.
7. Đề nghị Hiệp hội Sắn Việt Nam tiếp tục quan tâm, tư vấn cho tỉnh Yên Bái thực hiện công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư, sản xuất chế biến và tiêu thụ sắn. Hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến sắn của tỉnh thực hiện đầu tư nâng cấp dây truyền, công nghệ chế biến, đa dạng hóa sản phẩm và mở rộng thị trường xuất khẩu.
1169 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Văn phòng UBND tỉnh vừa ban hành văn bản số 24/TB-VP thông báo Kết luận của đồng chí Trần Huy Tuấn - Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tại buổi làm việc với Hiệp hội Sắn Việt Nam. Ngày 04/3/2021, Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức làm việc với Đoàn công tác của Hiệp hội Sắn Việt Nam về một số nội dung sản xuất sắn bền vững trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Đồng chí Trần Huy Tuấn - Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và đồng chí Nghiêm Minh Tiến - Phó Chủ tịch Hiệp hội Sắn Việt Nam đồng chủ trì buổi làm việc. Tham dự buổi làm việc có lãnh đạo các sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương; Lãnh đạo Ủy ban nhân dân các huyện: Văn Yên, Yên Bình; các đơn vị chuyên môn thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và một số doanh nghiệp chế biến sắn trên địa bàn tỉnh.
Sau khi nghe báo cáo tình hình sản xuất, chế biến tiêu thụ sắn trên địa bàn tỉnh và ý kiến phát biểu của Đoàn công tác Hiệp hội Sắn Việt Nam, ý kiến phát biểu của các đại biểu, đồng chí Trần Huy Tuấn - Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh kết luận một số nội dung sau:
I. Đánh giá chung
Sắn là cây trồng đã đem lại cơ hội để xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Trong thời gian qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp tốt với các địa phương thực hiện quản lý quy hoạch vùng nguyên liệu sắn gắn với cơ sở, nhà máy chế biến và chỉ đạo các giải pháp canh tác bền vững trên đất dốc, giá trị xuất khẩu các sản phẩm từ cây sắn đã góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật vào sản xuất của người dân vẫn tồn tại nhiều hạn chế, dịch bệnh trên cây sắn tiềm ẩn nhiều rủi ro trong sản xuất; sản phẩm xuất khẩu phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, giá sắn nguyên liệu có thời điểm xuống thấp dẫn đến diện tích sắn của tỉnh ngày càng giảm dần.
Đối với tỉnh Yên Bái, định hướng đến 2030 duy trì, ổn định diện tích trồng sắn từ 8.700 - 9.850 ha. Xây dựng vùng trồng sắn nguyên liệu gắn với công nghiệp chế biến, tiêu thụ theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn, phát huy tiềm năng về đất đai, điều kiện tự nhiên, đảm bảo các quy định về bảo vệ môi trường, phù hợp với hướng phát triển tỉnh Yên Bái "xanh, hài hòa, bản sắc, hạnh phúc"; áp dụng khoa học công nghệ để tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh, đáp ứng được nhu cầu về nguyên liệu sắn cho các nhà máy chế biến. Chú trọng đầu tư công nghệ chế biến sâu sau tinh bột, giảm xuất khẩu sắn lát (sắn thô) ra thị trường. Đưa sắn trở thành một trong những sản phẩm xuất khẩu chủ lực của tỉnh.
II. Một số nhiệm vụ trọng tâm
Các sở, ngành địa phương thực hiện đánh giá, xác định vị trí, tầm quan trọng của cây sắn để thay đổi tư duy, nhận thức trong chỉ đạo thực hiện, đưa cây sắn trở thành cây làm giàu cho người dân đồng thời góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp để phát huy tiềm năng, thế mạnh và nâng cao hiệu quả trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sắn. Để thực hiện tốt các định hướng, mục tiêu trên, Ủy ban nhân dân tỉnh giao:
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Tiếp tục tổ chức thực hiện tốt quy hoạch phát triển nông nghiệp và nông thôn tỉnh Yên Bái đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 956/QĐ-UBND ngày 02/6/2017.
- Tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản giai đoạn 2021 - 2025 của Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái đã ban hành tại Nghị quyết số 69/2020/NQ-HĐND ngày 16/12/2020. Khuyến khích, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân đăng ký tham gia thực hiện các mô hình mới, chính sách hỗ trợ phát triển dự án liên kết theo chuỗi giá trị, nâng cao hiệu quả kinh tế, phát triển cây sắn bền vững.
- Phối hợp với các sở, ngành và địa phương liên quan tiếp tục nghiên cứu, chọn tạo giống sắn mới có năng suất và hàm lượng tinh bột cao, có khả năng chống chịu tốt với dịch bệnh; tổng kết, đánh giá mô hình giống sắn BK, SA đã thực hiện 200 ha tại huyện Văn Yên để có cơ sở tham mưu, chỉ đạo nhân giống để mở rộng diện tích. Nghiên cứu bổ sung cơ cấu giống sắn hợp lý để rải vụ thu hoạch, giảm áp lực về thời gian chế biến cho các nhà máy đồng thời nâng cao giá sắn nguyên liệu cho người dân.
- Chỉ đạo các đơn vị chuyên môn thực hiện tuyên truyền, hướng dẫn cho nông dân áp dụng các biện pháp canh tác sắn bền vững, đặc biệt tại các diện tích trồng sắn trên đất dốc, xóa bỏ trồng sắn theo phương thức quảng canh đồng thời phòng, trừ tốt các loại sâu bệnh để nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích.
2. Sở Công thương
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện quản lý Nhà nước đối với việc phát triển công nghiệp chế biến các sản phẩm từ sắn. Tham mưu thực hiện lồng ghép các chính sách của Trung ương, của tỉnh để hỗ trợ các doanh nghiệp cải tiến dây truyền công nghệ, trong bảo quản, chế biến, xử lý chất thải trong quá trình sản xuất.
- Thực hiện tốt công tác xúc tiến thương mại, tìm kiếm mở rộng thị trường xuất khẩu, nâng cao giá trị gia tăng cho cây sắn và các sản phẩm từ sắn.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết những vấn đề liên quan đến quản lý sử dụng đất đai, tài nguyên, môi trường tại các khu vực trồng sắn theo quy hoạch và các cơ sở, nhà máy chế biến sản phẩm từ sắn.
4. Sở Khoa học và Công nghệ
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng cây sắn; phối hợp với các cơ quan nghiên cứu xây dựng, thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học có liên quan đến trồng cây sắn và chế biến các sản phẩm từ sắn.
5. Ủy ban nhân dân các huyện
- Phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để triển khai phát triển vùng trồng sắn nguyên liệu gắn với chế biến, tiêu thụ.
- Chỉ đạo các đơn vị chuyên môn và Ủy ban nhân dân các xã tuyên truyền, vận động hướng dẫn người dân áp dụng các biện pháp kỹ thuật, đầu tư thâm canh và áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong canh tác sắn bền vững để nâng cao năng suất, sản lượng và hiệu quả kinh tế từ trồng sắn.
- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong quản lý nguồn nước và thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường của các cơ sở, nhà máy chế biến sắn.
- Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn và vận động nhân dân tham gia nâng cấp, mở mới một số tuyến giao thông nội đồng, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất và vận chuyển nguyên liệu tại các vùng có diện tích sắn tập trung, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
6. Các doanh nghiệp chế biến
- Tiếp tục đầu tư, cải tiến dây truyền, thiết bị để từng bước tiến tới chế biến sâu, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao giá trị đồng thời thực hiện tốt các quy định về bảo vệ môi trường.
- Tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu để có cơ sở tổ chức phát triển sản xuất sắn đạt hiệu quả cao nhất.
- Tổ chức liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị trên cơ sở đồng hành với nông dân thành lập hợp tác xã để tập trung hỗ trợ kỹ thuật, chuyển đổi giống mới, dồn điền đổi thửa, hình thành vùng canh tác sắn bền vững quy mô lớn gắn với nhà máy chế biến. Ký cam kết hợp đồng bao tiêu nguyên liệu, linh hoạt điều chỉnh giá thu mua theo giá thị trường và thực hiện bảo hiểm giá thu mua cho nông dân trên cơ sở đảm bảo thu nhập cho người trồng sắn. Có chính sách khuyến khích người dân đầu tư thâm canh tăng năng suất và áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác sắn bền vững.
7. Đề nghị Hiệp hội Sắn Việt Nam tiếp tục quan tâm, tư vấn cho tỉnh Yên Bái thực hiện công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư, sản xuất chế biến và tiêu thụ sắn. Hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến sắn của tỉnh thực hiện đầu tư nâng cấp dây truyền, công nghệ chế biến, đa dạng hóa sản phẩm và mở rộng thị trường xuất khẩu.