Một trong những chương trình có tác động lớn, ảnh hưởng tích cực đến kết quả thực hiện mục tiêu giảm nghèo của tỉnh Yên Bái phải kể đến là Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.
Lãnh đạo huyện Mù Cang Chải kiểm tra mô hình lai ghép cây sơn tra giống.
Những năm qua, với sự quan tâm đầu tư, hỗ trợ của Trung ương và của tỉnh, sự vào cuộc của các cấp, các ngành, việc triển khai thực hiện các chương trình, dự án, chính sách dân tộc của Trung ương và các chính sách đặc thù của tỉnh đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đã đạt được những kết quả tích cực; kinh tế - xã hội vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK) từng bước phát triển, góp phần giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo ở các địa phương, nhất là vùng đồng bào DTTS.
Một trong những chương trình có tác động lớn, ảnh hưởng tích cực đến kết quả thực hiện mục tiêu giảm nghèo của tỉnh Yên Bái phải kể đến là Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Giai đoạn 2013 - 2020, tỉnh Yên Bái được phân bổ nguồn vốn thực hiện là trên 1.896 tỷ đồng để xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cấp, sửa chữa và làm mới các công trình giao thông, thủy lợi, nước sạch, y tế, trường học, nâng cao năng lực cán bộ, xúc tiến việc làm...
Trong đó, riêng Chương trình 135 là trên 1.158 tỷ đồng đầu tư hỗ trợ phát triển sản xuất; đào tạo cán bộ xã, thôn bản; duy tu bảo dưỡng công trình sau đầu tư và chủ yếu đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng như giao thông, thủy lợi, trường học, nhà sinh hoạt cộng đồng... cho các xã, thôn bản ĐBKK.
Theo đó, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn toàn tỉnh giảm từ 32,21% đầu năm 2016 xuống còn 7,04% năm 2020, giảm 25,17%, bình quân đạt 5,03%/năm, đạt 125% so với mục tiêu đề ra; tỷ lệ nghèo thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản chỉ còn chiếm 0,19%.
Đối với hai huyện 30a là Trạm Tấu và Mù Cang Chải, tỷ lệ hộ nghèo trong 5 năm giảm 41,6%, bình quân mỗi năm giảm 8,32%, tức là giảm từ 75,12% đầu năm 2016 xuống còn 33,51% cuối năm 2020, đạt 138,6% so với mục tiêu giảm nghèo của tỉnh; giảm gấp 2,08 lần so với mục tiêu giảm nghèo của cả nước. Tỷ lệ hộ nghèo DTTS trên tổng số hộ DTTS trong 5 năm giảm 38,3%, giảm từ 50,41% năm 2016 xuống còn 12,1% năm 2020, bình quân mỗi năm giảm 7,66%, giảm gấp 1,9 lần so với mục tiêu giảm nghèo của cả nước.
Điều đó càng khẳng định niềm tin vững chắc vào chủ trương, đường lối và sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, của tỉnh, đồng bào các DTTS trong tỉnh ngày càng tích cực lao động sản xuất, tham gia phát triển kinh tế, phấn đấu giảm nghèo, nêu cao tinh thần đoàn kết, tương trợ giúp đỡ nhau cùng phát triển.
Đặc biệt, giai đoạn 2013 - 2020, tỉnh Yên Bái đã ban hành đầu tư, lồng ghép các nguồn vốn triển khai thực hiện 11 chương trình, dự án, chính sách dân tộc của tỉnh đối với vùng DTTS và miền núi điển hình như: chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội áp dụng đối với các xã, thôn, bản ĐBKK ngoài hai huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải là 40 tỷ đồng; một số chính sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên 481 tỷ đồng; chính sách hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước 5 tỷ đồng; chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn 8 tỷ đồng; Đề án củng cố, phát triển hợp tác xã, tổ hợp tác: 6,4 tỷ đồng…
Thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm giảm nghèo nhanh, bền vững, cải thiện rõ rệt đời sống của nhân dân; thu hẹp khoảng cách về mức sống giữa các dân tộc, vùng miền; giảm dần, tiến tới không còn địa bàn và đối tượng ĐBKK…
Yên Bái đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế bình quân vùng DTTS giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đạt bình quân khoảng 8%/năm; thu nhập bình quân người DTTS đạt 59 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ giảm nghèo hàng năm giảm 4%; giảm 50% số xã ĐBKK, 70% số thôn ĐBKK…
Năm 2021, Tỉnh ủy đã ban hành Kế hoạch số 19-KH/TU về việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững năm 2021, mục tiêu có khoảng 4.400 hộ thoát nghèo trong năm nay.
1299 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Một trong những chương trình có tác động lớn, ảnh hưởng tích cực đến kết quả thực hiện mục tiêu giảm nghèo của tỉnh Yên Bái phải kể đến là Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.Những năm qua, với sự quan tâm đầu tư, hỗ trợ của Trung ương và của tỉnh, sự vào cuộc của các cấp, các ngành, việc triển khai thực hiện các chương trình, dự án, chính sách dân tộc của Trung ương và các chính sách đặc thù của tỉnh đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đã đạt được những kết quả tích cực; kinh tế - xã hội vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK) từng bước phát triển, góp phần giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo ở các địa phương, nhất là vùng đồng bào DTTS.
Một trong những chương trình có tác động lớn, ảnh hưởng tích cực đến kết quả thực hiện mục tiêu giảm nghèo của tỉnh Yên Bái phải kể đến là Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Giai đoạn 2013 - 2020, tỉnh Yên Bái được phân bổ nguồn vốn thực hiện là trên 1.896 tỷ đồng để xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cấp, sửa chữa và làm mới các công trình giao thông, thủy lợi, nước sạch, y tế, trường học, nâng cao năng lực cán bộ, xúc tiến việc làm...
Trong đó, riêng Chương trình 135 là trên 1.158 tỷ đồng đầu tư hỗ trợ phát triển sản xuất; đào tạo cán bộ xã, thôn bản; duy tu bảo dưỡng công trình sau đầu tư và chủ yếu đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng như giao thông, thủy lợi, trường học, nhà sinh hoạt cộng đồng... cho các xã, thôn bản ĐBKK.
Theo đó, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn toàn tỉnh giảm từ 32,21% đầu năm 2016 xuống còn 7,04% năm 2020, giảm 25,17%, bình quân đạt 5,03%/năm, đạt 125% so với mục tiêu đề ra; tỷ lệ nghèo thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản chỉ còn chiếm 0,19%.
Đối với hai huyện 30a là Trạm Tấu và Mù Cang Chải, tỷ lệ hộ nghèo trong 5 năm giảm 41,6%, bình quân mỗi năm giảm 8,32%, tức là giảm từ 75,12% đầu năm 2016 xuống còn 33,51% cuối năm 2020, đạt 138,6% so với mục tiêu giảm nghèo của tỉnh; giảm gấp 2,08 lần so với mục tiêu giảm nghèo của cả nước. Tỷ lệ hộ nghèo DTTS trên tổng số hộ DTTS trong 5 năm giảm 38,3%, giảm từ 50,41% năm 2016 xuống còn 12,1% năm 2020, bình quân mỗi năm giảm 7,66%, giảm gấp 1,9 lần so với mục tiêu giảm nghèo của cả nước.
Điều đó càng khẳng định niềm tin vững chắc vào chủ trương, đường lối và sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, của tỉnh, đồng bào các DTTS trong tỉnh ngày càng tích cực lao động sản xuất, tham gia phát triển kinh tế, phấn đấu giảm nghèo, nêu cao tinh thần đoàn kết, tương trợ giúp đỡ nhau cùng phát triển.
Đặc biệt, giai đoạn 2013 - 2020, tỉnh Yên Bái đã ban hành đầu tư, lồng ghép các nguồn vốn triển khai thực hiện 11 chương trình, dự án, chính sách dân tộc của tỉnh đối với vùng DTTS và miền núi điển hình như: chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội áp dụng đối với các xã, thôn, bản ĐBKK ngoài hai huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải là 40 tỷ đồng; một số chính sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên 481 tỷ đồng; chính sách hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước 5 tỷ đồng; chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn 8 tỷ đồng; Đề án củng cố, phát triển hợp tác xã, tổ hợp tác: 6,4 tỷ đồng…
Thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm giảm nghèo nhanh, bền vững, cải thiện rõ rệt đời sống của nhân dân; thu hẹp khoảng cách về mức sống giữa các dân tộc, vùng miền; giảm dần, tiến tới không còn địa bàn và đối tượng ĐBKK…
Yên Bái đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế bình quân vùng DTTS giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đạt bình quân khoảng 8%/năm; thu nhập bình quân người DTTS đạt 59 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ giảm nghèo hàng năm giảm 4%; giảm 50% số xã ĐBKK, 70% số thôn ĐBKK…
Năm 2021, Tỉnh ủy đã ban hành Kế hoạch số 19-KH/TU về việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững năm 2021, mục tiêu có khoảng 4.400 hộ thoát nghèo trong năm nay.