Chính phủ ban hành Nghị định số 41/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 82/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.
Ảnh minh họa.
Cụ thể, Nghị định số 41/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 3 của Nghị định số 82/2017/NĐ-CP về trường hợp phải nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.
Theo đó, tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt, nước dưới đất (chủ giấy phép) thuộc một trong các trường hợp sau đây phải nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước:
1- Đối với khai thác nước mặt: Khai thác nước mặt để phát điện; khai thác nước mặt để phục vụ hoạt động kinh doanh, dịch vụ, sản xuất phi nông nghiệp, bao gồm cả nước làm mát máy, thiết bị, tạo hơi, gia nhiệt.
2- Đối với khai thác nước dưới đất: Khai thác nước dưới đất để phục vụ hoạt động kinh doanh, dịch vụ, sản xuất phi nông nghiệp, bao gồm cả nước làm mát máy, thiết bị, tạo hơi, gia nhiệt; khai thác nước dưới đất (trừ nước lợ, nước mặn) để nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc, tưới cà phê, cao su, điều, chè, hồ tiêu và cây công nghiệp dài ngày khác với quy mô từ 20 m3/ngày đêm trở lên.
Căn cứ tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước
Nghị định số 41/2021/NĐ-CP quy định cụ thể các căn cứ tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước. Theo đó, mục đích sử dụng nước gồm: Khai thác nước dùng cho sản xuất thủy điện; khai thác nước dùng cho kinh doanh, dịch vụ; khai thác nước dùng cho sản xuất phi nông nghiệp, bao gồm cả nước làm mát máy, thiết bị, tạo hơi, gia nhiệt; khai thác nước dưới đất dùng cho tưới cà phê, cao su, điều, chè, hồ tiêu và cây công nghiệp dài ngày khác; khai thác nước dưới đất dùng cho nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc.
Chất lượng nguồn nước được xác định theo phân vùng chất lượng nước hoặc phân vùng chức năng nguồn nước trong các quy hoạch tài nguyên nước hoặc các quy hoạch về tài nguyên nước theo pháp luật về quy hoạch hoặc quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh đã được phê duyệt; trường hợp chưa có quy hoạch hoặc trong quy hoạch chưa phân vùng thì căn cứ vào chất lượng thực tế của nguồn nước khai thác.
Loại nguồn nước khai thác gồm: Nước mặt, nước dưới đất.
Điều kiện khai thác: Đối với nước mặt xác định theo khu vực nguồn nước mặt được khai thác; đối với nước dưới đất xác định theo loại hình công trình khai thác (giếng khoan, giếng đào, hố đào, hành lang, mạch lộ, hang động), trường hợp công trình là giếng khoan thì xác định theo chiều sâu khai thác.
Quy mô khai thác: Đối với khai thác nước cho thủy điện được xác định theo hồ sơ thiết kế; đối với trường hợp khai thác, sử dụng nước cho mục đích khác thì được xác định theo giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước và tỷ lệ cấp nước cho các mục đích sử dụng.
Thời gian khai thác được xác định trên cơ sở thời gian bắt đầu vận hành công trình, thời điểm giấy phép bắt đầu có hiệu lực và thời hạn quy định trong giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước.
Sửa đổi giá tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước
Bên cạnh đó, Nghị định số 41/2021/NĐ-CP cũng sửa đổi, bổ sung về giá tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.
Theo đó, giá tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước cho sản xuất thủy điện là 70% giá điện dùng để tính thuế tài nguyên nước dùng cho sản xuất thủy điện.
Giá tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước đối với các trường hợp khác là giá tính thuế tài nguyên nước do UBND cấp tỉnh nơi có công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước ban hành và phù hợp khung giá tính thuế tài nguyên đối với nước thiên nhiên do Bộ Tài chính quy định:
a- Giá tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước cho cơ sở sản xuất nước sạch cấp nước đô thị, nông thôn: là giá tính thuế tài nguyên nước thiên nhiên dùng cho sản xuất kinh doanh nước sạch;
b- Giá tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước cho cơ sở khai thác, sản xuất nước tinh lọc, rượu, bia, nước giải khát, nước đá:
+ Giá tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước đối với sản lượng nước khai thác để đóng chai, đóng hộp (trực tiếp không qua xử lý) là giá tính thuế tài nguyên nước thiên nhiên tinh lọc đóng chai, đóng hộp;
+ Giá tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước đối với sản lượng nước khai thác phải qua xử lý để đóng chai, đóng hộp là giá tính thuế tài nguyên nước thiên nhiên khai thác tinh lọc đóng chai, đóng hộp;
+ Giá tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước đối với sản lượng nước để sản xuất rượu, bia, nước giải khát, nước đá là giá tính thuế tài nguyên nước thiên nhiên dùng cho sản xuất rượu, bia, nước giải khát, nước đá;
+ Giá tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước đối với sản lượng nước để phục vụ mục đích sản xuất khác là giá tính thuế tài nguyên nước thiên nhiên dùng cho mục đích khác;
c- Giá tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước cho cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản, cưa cắt đá là giá tính thuế tài nguyên nước thiên nhiên dùng cho khai khoáng;
d- Giá tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước cho cơ sở sản xuất nước sạch cấp cho khu công nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ, cơ sở sản xuất phi nông nghiệp trừ trường hợp quy định tại các điểm a, b và điểm c: là giá tính thuế tài nguyên nước thiên nhiên dùng cho mục đích khác.
Đối với công trình khai thác nước dưới đất cấp nước cho tưới cà phê, cao su, điều, chè, hồ tiêu và cây công nghiệp dài ngày khác, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc áp dụng giá tính thuế tài nguyên đối với nước thiên nhiên dùng cho mục đích khác do UBND cấp tỉnh ban hành.
Giá tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước được áp dụng một lần cho toàn bộ thời hạn của giấy phép trừ trường hợp điều chỉnh tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước theo quy định của Nghị định này. Thời điểm áp dụng giá tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước được xác định tại thời điểm cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận đầy đủ, hợp lệ hồ sơ tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.
1646 lượt xem
Chính phủ ban hành Nghị định số 41/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 82/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước. Cụ thể, Nghị định số 41/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 3 của Nghị định số 82/2017/NĐ-CP về trường hợp phải nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.
Theo đó, tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt, nước dưới đất (chủ giấy phép) thuộc một trong các trường hợp sau đây phải nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước:
1- Đối với khai thác nước mặt: Khai thác nước mặt để phát điện; khai thác nước mặt để phục vụ hoạt động kinh doanh, dịch vụ, sản xuất phi nông nghiệp, bao gồm cả nước làm mát máy, thiết bị, tạo hơi, gia nhiệt.
2- Đối với khai thác nước dưới đất: Khai thác nước dưới đất để phục vụ hoạt động kinh doanh, dịch vụ, sản xuất phi nông nghiệp, bao gồm cả nước làm mát máy, thiết bị, tạo hơi, gia nhiệt; khai thác nước dưới đất (trừ nước lợ, nước mặn) để nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc, tưới cà phê, cao su, điều, chè, hồ tiêu và cây công nghiệp dài ngày khác với quy mô từ 20 m3/ngày đêm trở lên.
Căn cứ tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước
Nghị định số 41/2021/NĐ-CP quy định cụ thể các căn cứ tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước. Theo đó, mục đích sử dụng nước gồm: Khai thác nước dùng cho sản xuất thủy điện; khai thác nước dùng cho kinh doanh, dịch vụ; khai thác nước dùng cho sản xuất phi nông nghiệp, bao gồm cả nước làm mát máy, thiết bị, tạo hơi, gia nhiệt; khai thác nước dưới đất dùng cho tưới cà phê, cao su, điều, chè, hồ tiêu và cây công nghiệp dài ngày khác; khai thác nước dưới đất dùng cho nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc.
Chất lượng nguồn nước được xác định theo phân vùng chất lượng nước hoặc phân vùng chức năng nguồn nước trong các quy hoạch tài nguyên nước hoặc các quy hoạch về tài nguyên nước theo pháp luật về quy hoạch hoặc quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh đã được phê duyệt; trường hợp chưa có quy hoạch hoặc trong quy hoạch chưa phân vùng thì căn cứ vào chất lượng thực tế của nguồn nước khai thác.
Loại nguồn nước khai thác gồm: Nước mặt, nước dưới đất.
Điều kiện khai thác: Đối với nước mặt xác định theo khu vực nguồn nước mặt được khai thác; đối với nước dưới đất xác định theo loại hình công trình khai thác (giếng khoan, giếng đào, hố đào, hành lang, mạch lộ, hang động), trường hợp công trình là giếng khoan thì xác định theo chiều sâu khai thác.
Quy mô khai thác: Đối với khai thác nước cho thủy điện được xác định theo hồ sơ thiết kế; đối với trường hợp khai thác, sử dụng nước cho mục đích khác thì được xác định theo giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước và tỷ lệ cấp nước cho các mục đích sử dụng.
Thời gian khai thác được xác định trên cơ sở thời gian bắt đầu vận hành công trình, thời điểm giấy phép bắt đầu có hiệu lực và thời hạn quy định trong giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước.
Sửa đổi giá tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước
Bên cạnh đó, Nghị định số 41/2021/NĐ-CP cũng sửa đổi, bổ sung về giá tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.
Theo đó, giá tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước cho sản xuất thủy điện là 70% giá điện dùng để tính thuế tài nguyên nước dùng cho sản xuất thủy điện.
Giá tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước đối với các trường hợp khác là giá tính thuế tài nguyên nước do UBND cấp tỉnh nơi có công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước ban hành và phù hợp khung giá tính thuế tài nguyên đối với nước thiên nhiên do Bộ Tài chính quy định:
a- Giá tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước cho cơ sở sản xuất nước sạch cấp nước đô thị, nông thôn: là giá tính thuế tài nguyên nước thiên nhiên dùng cho sản xuất kinh doanh nước sạch;
b- Giá tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước cho cơ sở khai thác, sản xuất nước tinh lọc, rượu, bia, nước giải khát, nước đá:
+ Giá tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước đối với sản lượng nước khai thác để đóng chai, đóng hộp (trực tiếp không qua xử lý) là giá tính thuế tài nguyên nước thiên nhiên tinh lọc đóng chai, đóng hộp;
+ Giá tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước đối với sản lượng nước khai thác phải qua xử lý để đóng chai, đóng hộp là giá tính thuế tài nguyên nước thiên nhiên khai thác tinh lọc đóng chai, đóng hộp;
+ Giá tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước đối với sản lượng nước để sản xuất rượu, bia, nước giải khát, nước đá là giá tính thuế tài nguyên nước thiên nhiên dùng cho sản xuất rượu, bia, nước giải khát, nước đá;
+ Giá tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước đối với sản lượng nước để phục vụ mục đích sản xuất khác là giá tính thuế tài nguyên nước thiên nhiên dùng cho mục đích khác;
c- Giá tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước cho cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản, cưa cắt đá là giá tính thuế tài nguyên nước thiên nhiên dùng cho khai khoáng;
d- Giá tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước cho cơ sở sản xuất nước sạch cấp cho khu công nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ, cơ sở sản xuất phi nông nghiệp trừ trường hợp quy định tại các điểm a, b và điểm c: là giá tính thuế tài nguyên nước thiên nhiên dùng cho mục đích khác.
Đối với công trình khai thác nước dưới đất cấp nước cho tưới cà phê, cao su, điều, chè, hồ tiêu và cây công nghiệp dài ngày khác, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc áp dụng giá tính thuế tài nguyên đối với nước thiên nhiên dùng cho mục đích khác do UBND cấp tỉnh ban hành.
Giá tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước được áp dụng một lần cho toàn bộ thời hạn của giấy phép trừ trường hợp điều chỉnh tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước theo quy định của Nghị định này. Thời điểm áp dụng giá tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước được xác định tại thời điểm cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận đầy đủ, hợp lệ hồ sơ tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.