CTTĐT - Tỉnh ủy Yên Bái vừa ban hành Chỉ thị số 11-CT/TU về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh tra.
Chỉ thị nêu rõ: Trong những năm qua, các cấp ủy, chính quyền đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ công tác thanh tra, đạt được những kết quả tích cực. Thanh tra tỉnh, các đơn vị có chức năng thanh tra đã chú trọng xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra, tập trung vào những lĩnh vực trọng điểm, nhạy cảm, dễ nảy sinh tiêu cực, các vấn đề bức xúc mà dư luận xã hội quan tâm; nội dung thanh tra cơ bản đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước trên địa bàn. Qua thanh tra đã phát hiện, xử lý nhiều sai phạm, kịp thời kiến nghị thu hồi tiền, tài sản vi phạm nộp ngân sách nhà nước, góp phần quan trọng vào công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước, đảm bảo lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên, công tác thanh tra còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế như: Thanh tra công vụ, thanh tra trách nhiệm của người đứng đầu còn ít; một số cuộc thanh tra triển khai còn chậm, chất lượng chưa cao; việc phát hiện, xừ lý sai phạm qua thanh tra chưa phản ánh đầy đủ thực trạng, tình hình, trong đó có việc phát hiện tham nhũng còn hạn chế; số vụ việc có sai phạm chuyển cơ quan điều tra còn ít; một số địa phương, đơn vị chưa gắn chặt chẽ giữa công tác thanh tra với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; chưa quan tâm kiến nghị khắc phục những sơ hở, bất cập của chính sách, pháp luật trong các lĩnh vực quản lý nhà nước... Việc thực hiện kết luận thanh tra, kiến nghị xử lý sau thanh tra, xử lý sai phạm có việc chưa nghiêm; chỉ đạo kiểm điểm làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân vi phạm hoặc xử lý trong một số trường hợp chưa tương xứng với hành vi, mức độ sai phạm. Sự phối hợp giữa cơ quan thanh tra với các cơ quan có chức năng kiểm tra, giám sát, kiểm toán và với các cơ quan tư pháp có mặt còn hạn chế.
Những hạn chế nêu trên là do một số cấp ủy, chính quyền, người đứng đầu đơn vị chưa quan tâm đúng mức đến công tác thanh tra. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thanh tra và phòng chống tham nhũng chưa sâu rộng. Đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra ở một số địa phương, đơn vị còn thiếu ổn định; trình độ, năng lực, bàn lĩnh của một số cán bộ thanh tra chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Một số quy định của pháp luật về công tác thanh tra còn bất cập, chưa phù hợp thực tiễn.
Để nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra trong tình hình mới, Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu các cấp ủy, chính quyền, các sở, ban, ngành, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp sau:
1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thanh tra; thường xuyên nâng cao nhận thức, xác định rõ vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền và người đứng đầu cơ quan, địa phương, đơn vị trong lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động thanh tra, xác định thanh tra là công cụ quan trọng, thường xuyên của công tác quản lý nhà nước, quản lý xã hội; qua thanh tra từng bước chấn chỉnh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực, góp phần tích cực vào việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của tỉnh.
2. Đổi mới, nâng cao chất lượng xây dựng và thực hiện kế hoạch thanh tra hằng năm theo hướng bao quát các lĩnh vực quản lý nhà nước nhưng có trọng tâm, trọng điểm, bám sát định hướng của tỉnh, của cơ quan thanh tra cấp trên và yêu cầu công tác lãnh đạo, quản lý của từng cấp, từng ngành; khắc phục tình trạng chồng chéo trong việc triển khai các cuộc thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm toán; không để tình trạng tổ chức các cuộc thanh tra không đúng kế hoạch, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan, đơn vị được thanh tra (trừ các cuộc thanh tra đột xuất theo yêu cầu hoặc theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền).
Tăng cường thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về công vụ, công chức, nhất là việc thực thi công vụ ở những vị trí việc làm trực tiếp tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính hoặc các công việc khác theo yêu cầu của người dân, doanh nghiệp. Nâng cao chất lượng thanh tra trách nhiệm của thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương trong công tác quản lý nhà nước, việc thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Chú trọng thanh tra về công tác cán bộ và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và các đối tượng thụ hưởng khác.
Đẩy mạnh thanh tra kinh tế - xã hội, tập trung vào các lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, những vấn đề nhân dân và dư luận xã hội quan tâm, như: Quản lý thu, chi, điều hành ngân sách nhà nước; quản lý, sử dụng vốn đầu tư công, các chương trình, dự án đầu tư công; công tác quản lý nhà nước về đất đai, đầu tư xây dựng; việc quản lý, sử dụng kinh phí do ngân sách nhà nước cấp, nguồn xã hội hóa, nguồn thu khác tại các cơ sở giáo dục và đào tạo; việc quản lý, sử dụng tài chính cấp xã...
3. Nâng cao chất lượng các cuộc thanh tra, đảm bảo chính xác, khách quan, đúng phạm vi, thời gian, đối tượng; không để kéo dài thời hạn thanh tra. Kết luận thanh tra phải xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm, biện pháp xử lý theo quy định. Trong quá trình thanh tra, khi phát hiện các hành vi vi phạm phải xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định; chuyển 100% hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm cho cơ quan điều tra xem xét, xử lý; không được hành chính hóa các vụ việc hình sự.
Hoàn thành 100% kế hoạch thanh tra đã được phê duyệt và các cuộc thanh tra đột xuất theo chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh. Thường xuyên chỉ đạo, phấn đấu giải quyết 100% các vụ việc khiếu nại, tố cáo mới phát sinh tại cơ sở, hạn chế tối đa khiếu kiện vượt cấp, đông người; kiểm tra, rà soát, giải quyết các đơn thư, vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài, đảm bảo đạt 95% trở lên. Phối hợp với các các tổ chức tín dụng và cơ quan có liên quan để áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản, tài sản đối với các đối tượng được thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có dấu hiệu tẩu tán tài sản hoặc thực hiện không đúng kết luận, quyết định xử lý về tiền, tài sản; nâng cao hiệu quả thu hồi tiền, tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt được phát hiện qua công tác thanh tra, đảm bảo tỷ lệ thu hồi từ 90% trở lên.
Qua thanh tra kịp thời phát hiện và kiến nghị sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh những vấn đề còn bất cập hoặc không phù hợp trong các cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Công khai kết luận thanh tra và cung cấp kết quà xử lý cho các cơ quan thông tin, báo chí theo quy định.
Chú trọng công tác thanh tra chuyên đề; kịp thời thanh tra đột xuất khi có các vụ, việc phát sinh; gắn công tác thanh tra với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Thực hiện tốt việc giám sát hoạt động của các đoàn thanh tra; thường xuyên đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc xử lý sau thanh tra theo quy định; đồng thời, xử lý nghiêm trách nhiệm của lãnh đạo cơ quan, đơn vị, lãnh đạo các đoàn thanh tra nếu có hành vi dung túng, bao che cho các hành vi sai phạm hoặc không chuyển những vụ việc có dấu hiệu tội phạm hình sự sang cơ quan điều tra.
4. Các cấp ủy, chính quyền, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý sau thanh tra đối với các vi phạm của cơ quan, đơn vị và cá nhân thuộc phạm vi quản lý, phụ trách; xác định rõ trách nhiệm trong việc khắc phục các tồn tại, hạn chế, sai phạm; kịp thời chấn chỉnh, khắc phục những sơ hở, yếu kém trong công tác quản lý; sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh các vấn đề bất cập hoặc không phù hợp của của cơ quan, đơn vị, địa phương mình đã được chỉ ra trong kết luận thanh tra. Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, nghiêm túc kết luận thanh tra, quyết định xử lý sau thanh tra.
5. Tăng cường công tác phối hợp trong xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện, đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ, phân định rõ phạm vi, trách nhiệm, thẩm quyền giữa công tác thanh tra với công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, giám sát của Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp; giữa thanh tra nhà nước với thanh tra chuyên ngành; giữa công tác thanh tra với hoạt động nghiệp vụ của cơ quan Công an, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân, Thi hành án, Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng, nhất là trong công tác phòng ngừa, phối hợp phát hiện, xử lý các sai phạm, vi phạm pháp luật, tham nhũng, lãng phí.
Ban Nội chính Tỉnh ủy chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy định kỳ hằng năm tiến hành rà soát các cuộc thanh tra kinh tế - xã hội, thực hiện kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước trên địa bàn tỉnh.
6. Tiếp tục kiện toàn, củng cố lực lượng ở các cơ quan, đơn vị có chức năng thanh tra, đảm bảo cả về số lượng và chất lượng; sắp xếp, bổ nhiệm vào ngạch, bổ nhiệm các chức danh thanh tra đảm bảo kịp thời, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và vị trí việc làm. Thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, trung thực, liêm chính, có tinh thần trách nhiệm cao trong thực hiện nhiệm vụ. Bảo đảm chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra; tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện làm việc cho lực lượng thanh tra. Tăng cường công tác phòng chống và kiên quyết xử lý nghiêm minh các tổ chức, cá nhân có hành vi tham nhũng, tiêu cực trong ngành thanh tra.
7. Ban cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến và tổ chức thực hiện hiệu quả các quy định của pháp luật về thanh tra; xây dựng kế hoạch thanh tra hằng năm bảo đảm thống nhất, đồng bộ, không chồng chéo, trùng lắp với các chương trình kiểm tra, giám sát, kiểm toán. Chỉ đạo Thanh tra tỉnh và thanh tra chuyên ngành phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương tham mưu thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về thanh tra; kiểm tra, kịp thời chấn chỉnh sai phạm trong công tác thanh tra; tăng cường hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra, xử lý những chồng chéo trong hoạt động thanh tra. Tổ chức sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm trong hoạt động thanh tra và xử lý sau thanh tra; phối hợp với các ngành chức năng để tổng hợp những vi phạm có tính chất phổ biến, hệ thống, trên sở đó đề xuất các biện pháp xử lý, khắc phục để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra.
8. Các cấp ủy, chính quyền, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức phổ biến, quán triệt, xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện có hiệu quả Chỉ thị này bảo đảm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và điều kiện thực tiễn tại ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị mình.
Giao Ban Nội chính Tỉnh ủy chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị này; định kỳ báo cáo kết quả thực hiện với Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
Chỉ thị này được phổ biến đến chi bộ.
2155 lượt xem
BBT
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Tỉnh ủy Yên Bái vừa ban hành Chỉ thị số 11-CT/TU về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh tra.Chỉ thị nêu rõ: Trong những năm qua, các cấp ủy, chính quyền đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ công tác thanh tra, đạt được những kết quả tích cực. Thanh tra tỉnh, các đơn vị có chức năng thanh tra đã chú trọng xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra, tập trung vào những lĩnh vực trọng điểm, nhạy cảm, dễ nảy sinh tiêu cực, các vấn đề bức xúc mà dư luận xã hội quan tâm; nội dung thanh tra cơ bản đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước trên địa bàn. Qua thanh tra đã phát hiện, xử lý nhiều sai phạm, kịp thời kiến nghị thu hồi tiền, tài sản vi phạm nộp ngân sách nhà nước, góp phần quan trọng vào công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước, đảm bảo lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên, công tác thanh tra còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế như: Thanh tra công vụ, thanh tra trách nhiệm của người đứng đầu còn ít; một số cuộc thanh tra triển khai còn chậm, chất lượng chưa cao; việc phát hiện, xừ lý sai phạm qua thanh tra chưa phản ánh đầy đủ thực trạng, tình hình, trong đó có việc phát hiện tham nhũng còn hạn chế; số vụ việc có sai phạm chuyển cơ quan điều tra còn ít; một số địa phương, đơn vị chưa gắn chặt chẽ giữa công tác thanh tra với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; chưa quan tâm kiến nghị khắc phục những sơ hở, bất cập của chính sách, pháp luật trong các lĩnh vực quản lý nhà nước... Việc thực hiện kết luận thanh tra, kiến nghị xử lý sau thanh tra, xử lý sai phạm có việc chưa nghiêm; chỉ đạo kiểm điểm làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân vi phạm hoặc xử lý trong một số trường hợp chưa tương xứng với hành vi, mức độ sai phạm. Sự phối hợp giữa cơ quan thanh tra với các cơ quan có chức năng kiểm tra, giám sát, kiểm toán và với các cơ quan tư pháp có mặt còn hạn chế.
Những hạn chế nêu trên là do một số cấp ủy, chính quyền, người đứng đầu đơn vị chưa quan tâm đúng mức đến công tác thanh tra. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thanh tra và phòng chống tham nhũng chưa sâu rộng. Đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra ở một số địa phương, đơn vị còn thiếu ổn định; trình độ, năng lực, bàn lĩnh của một số cán bộ thanh tra chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Một số quy định của pháp luật về công tác thanh tra còn bất cập, chưa phù hợp thực tiễn.
Để nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra trong tình hình mới, Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu các cấp ủy, chính quyền, các sở, ban, ngành, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp sau:
1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thanh tra; thường xuyên nâng cao nhận thức, xác định rõ vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền và người đứng đầu cơ quan, địa phương, đơn vị trong lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động thanh tra, xác định thanh tra là công cụ quan trọng, thường xuyên của công tác quản lý nhà nước, quản lý xã hội; qua thanh tra từng bước chấn chỉnh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực, góp phần tích cực vào việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của tỉnh.
2. Đổi mới, nâng cao chất lượng xây dựng và thực hiện kế hoạch thanh tra hằng năm theo hướng bao quát các lĩnh vực quản lý nhà nước nhưng có trọng tâm, trọng điểm, bám sát định hướng của tỉnh, của cơ quan thanh tra cấp trên và yêu cầu công tác lãnh đạo, quản lý của từng cấp, từng ngành; khắc phục tình trạng chồng chéo trong việc triển khai các cuộc thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm toán; không để tình trạng tổ chức các cuộc thanh tra không đúng kế hoạch, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan, đơn vị được thanh tra (trừ các cuộc thanh tra đột xuất theo yêu cầu hoặc theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền).
Tăng cường thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về công vụ, công chức, nhất là việc thực thi công vụ ở những vị trí việc làm trực tiếp tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính hoặc các công việc khác theo yêu cầu của người dân, doanh nghiệp. Nâng cao chất lượng thanh tra trách nhiệm của thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương trong công tác quản lý nhà nước, việc thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Chú trọng thanh tra về công tác cán bộ và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và các đối tượng thụ hưởng khác.
Đẩy mạnh thanh tra kinh tế - xã hội, tập trung vào các lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, những vấn đề nhân dân và dư luận xã hội quan tâm, như: Quản lý thu, chi, điều hành ngân sách nhà nước; quản lý, sử dụng vốn đầu tư công, các chương trình, dự án đầu tư công; công tác quản lý nhà nước về đất đai, đầu tư xây dựng; việc quản lý, sử dụng kinh phí do ngân sách nhà nước cấp, nguồn xã hội hóa, nguồn thu khác tại các cơ sở giáo dục và đào tạo; việc quản lý, sử dụng tài chính cấp xã...
3. Nâng cao chất lượng các cuộc thanh tra, đảm bảo chính xác, khách quan, đúng phạm vi, thời gian, đối tượng; không để kéo dài thời hạn thanh tra. Kết luận thanh tra phải xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm, biện pháp xử lý theo quy định. Trong quá trình thanh tra, khi phát hiện các hành vi vi phạm phải xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định; chuyển 100% hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm cho cơ quan điều tra xem xét, xử lý; không được hành chính hóa các vụ việc hình sự.
Hoàn thành 100% kế hoạch thanh tra đã được phê duyệt và các cuộc thanh tra đột xuất theo chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh. Thường xuyên chỉ đạo, phấn đấu giải quyết 100% các vụ việc khiếu nại, tố cáo mới phát sinh tại cơ sở, hạn chế tối đa khiếu kiện vượt cấp, đông người; kiểm tra, rà soát, giải quyết các đơn thư, vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài, đảm bảo đạt 95% trở lên. Phối hợp với các các tổ chức tín dụng và cơ quan có liên quan để áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản, tài sản đối với các đối tượng được thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có dấu hiệu tẩu tán tài sản hoặc thực hiện không đúng kết luận, quyết định xử lý về tiền, tài sản; nâng cao hiệu quả thu hồi tiền, tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt được phát hiện qua công tác thanh tra, đảm bảo tỷ lệ thu hồi từ 90% trở lên.
Qua thanh tra kịp thời phát hiện và kiến nghị sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh những vấn đề còn bất cập hoặc không phù hợp trong các cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Công khai kết luận thanh tra và cung cấp kết quà xử lý cho các cơ quan thông tin, báo chí theo quy định.
Chú trọng công tác thanh tra chuyên đề; kịp thời thanh tra đột xuất khi có các vụ, việc phát sinh; gắn công tác thanh tra với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Thực hiện tốt việc giám sát hoạt động của các đoàn thanh tra; thường xuyên đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc xử lý sau thanh tra theo quy định; đồng thời, xử lý nghiêm trách nhiệm của lãnh đạo cơ quan, đơn vị, lãnh đạo các đoàn thanh tra nếu có hành vi dung túng, bao che cho các hành vi sai phạm hoặc không chuyển những vụ việc có dấu hiệu tội phạm hình sự sang cơ quan điều tra.
4. Các cấp ủy, chính quyền, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý sau thanh tra đối với các vi phạm của cơ quan, đơn vị và cá nhân thuộc phạm vi quản lý, phụ trách; xác định rõ trách nhiệm trong việc khắc phục các tồn tại, hạn chế, sai phạm; kịp thời chấn chỉnh, khắc phục những sơ hở, yếu kém trong công tác quản lý; sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh các vấn đề bất cập hoặc không phù hợp của của cơ quan, đơn vị, địa phương mình đã được chỉ ra trong kết luận thanh tra. Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, nghiêm túc kết luận thanh tra, quyết định xử lý sau thanh tra.
5. Tăng cường công tác phối hợp trong xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện, đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ, phân định rõ phạm vi, trách nhiệm, thẩm quyền giữa công tác thanh tra với công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, giám sát của Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp; giữa thanh tra nhà nước với thanh tra chuyên ngành; giữa công tác thanh tra với hoạt động nghiệp vụ của cơ quan Công an, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân, Thi hành án, Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng, nhất là trong công tác phòng ngừa, phối hợp phát hiện, xử lý các sai phạm, vi phạm pháp luật, tham nhũng, lãng phí.
Ban Nội chính Tỉnh ủy chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy định kỳ hằng năm tiến hành rà soát các cuộc thanh tra kinh tế - xã hội, thực hiện kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước trên địa bàn tỉnh.
6. Tiếp tục kiện toàn, củng cố lực lượng ở các cơ quan, đơn vị có chức năng thanh tra, đảm bảo cả về số lượng và chất lượng; sắp xếp, bổ nhiệm vào ngạch, bổ nhiệm các chức danh thanh tra đảm bảo kịp thời, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và vị trí việc làm. Thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, trung thực, liêm chính, có tinh thần trách nhiệm cao trong thực hiện nhiệm vụ. Bảo đảm chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra; tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện làm việc cho lực lượng thanh tra. Tăng cường công tác phòng chống và kiên quyết xử lý nghiêm minh các tổ chức, cá nhân có hành vi tham nhũng, tiêu cực trong ngành thanh tra.
7. Ban cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến và tổ chức thực hiện hiệu quả các quy định của pháp luật về thanh tra; xây dựng kế hoạch thanh tra hằng năm bảo đảm thống nhất, đồng bộ, không chồng chéo, trùng lắp với các chương trình kiểm tra, giám sát, kiểm toán. Chỉ đạo Thanh tra tỉnh và thanh tra chuyên ngành phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương tham mưu thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về thanh tra; kiểm tra, kịp thời chấn chỉnh sai phạm trong công tác thanh tra; tăng cường hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra, xử lý những chồng chéo trong hoạt động thanh tra. Tổ chức sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm trong hoạt động thanh tra và xử lý sau thanh tra; phối hợp với các ngành chức năng để tổng hợp những vi phạm có tính chất phổ biến, hệ thống, trên sở đó đề xuất các biện pháp xử lý, khắc phục để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra.
8. Các cấp ủy, chính quyền, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức phổ biến, quán triệt, xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện có hiệu quả Chỉ thị này bảo đảm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và điều kiện thực tiễn tại ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị mình.
Giao Ban Nội chính Tỉnh ủy chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị này; định kỳ báo cáo kết quả thực hiện với Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
Chỉ thị này được phổ biến đến chi bộ.
Các bài khác
- Phê duyệt danh mục sách giáo khoa lớp 2 sử dụng trong các cơ sở giáo dục phổ thông tỉnh Yên Bái từ năm học 2021- 2022 (17/04/2021)
- Chỉ thị của UBND tỉnh về việc tổ chức diễn tập ứng phó thiên tai bão, lụt và tìm kiếm cứu nạn huyện Văn Chấn năm 2021 (13/04/2021)
- UBND tỉnh chỉ đạo tăng cường tuyên truyền kiểm tra, ngăn ngừa sử dụng các sản phẩm thuốc lá mới (08/04/2021)
- Yên Bái giao số lượng, bố trí cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh (06/04/2021)
- Thông tin chỉ đạo điều hành nổi bật của UBND tỉnh Yên Bái từ 29/3 - 4/4/2021 (05/04/2021)
- Sửa một số quy định về cấp quyền khai thác tài nguyên nước (01/04/2021)
- Thông tin chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh nổi bật trong tuần từ 22 - 28/3 (29/03/2021)
- Triển khai thực hiện các chính sách, giải pháp phát triển giáo dục nghề nghiệp và nhân lực có kỹ năng nghề (27/03/2021)
- Triển khai thực hiện “Đề án nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải ở cơ sở, giai đoạn 2019 - 2022” trên địa bàn tỉnh năm 2021 (26/03/2021)
- Tăng cường thực hiện các biện pháp an toàn về phòng, chống dịch bệnh COVID-19 lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch (23/03/2021)
Xem thêm »