CTTĐT - Vụ Đông Xuân 2018-2019, Trung tâm khuyến nông tỉnh đã phối hợp với Trung tâm hỗ trợ, dịch vụ phát triển nông nghiệp thành phố tổ chức thực hiện mô hình khảo nghiệm một số giống lúa trên địa bàn xã Văn Phú, Phúc Lộc và phường Hợp Minh. Kết quả đánh giá bước đầu cho thấy, đây là những giống lúa cho năng suất cao, chống chịu được một số loại sâu bệnh và phù hợp với đồng đất địa phương.
Các đại biểu đi thăm quan mô hình giống lúa BC 15 kháng đạo ôn tại xã Văn Phú
Theo đó, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Yên Bái đã phối hợp với Trung tâm Dịch vụ, hỗ trợ nông nghiệp thành phố và Công ty cổ phần Tập đoàn Thái Bình Seed tổ chức xây dựng mô hình trình diễn giống lúa BC 15 kháng đạo ôn và BC 15 áp dụng kỹ thuật bồi dục giống tại thôn Văn Liên xã Văn Phú. Diện tích của mô hình là 2 ha với 28 hộ tham gia, trong đó giống lúa BC thường trên diện tích 0,5 ha, 7 hộ tham gia; giống lúa BC kháng đạo ôn diện tích 1 ha với 15 hộ tham gia; giống lúa BC áp dụng kỹ thuật bồi dục diện tích 0,5 ha với 6 hộ tham gia. Toàn bộ diện tích khảo nghiệm được bố trí trên cùng thời vụ, cùng chân đất và điều kiện chăm sóc. Để triển khai thực hiện mô hình, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã phối hợp với xã Văn Phú triển khai tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật như kỹ thuật làm đất, bón phân, ngâm ủ giống và cấy ném lúa; kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh; tổ chức các buổi tập huấn đầu bờ, hướng dẫn các hộ dân theo dõi đồng ruộng cho các hộ nông dân. Ông Trần Thanh Nhàn, trưởng thôn Văn Liên cho biết: “Gia đình tôi tham gia mô hình thử nghiệm giống lúa BC 15 không kháng đạo ôn. Kết quả cho thấy, trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa bị bệnh đạo ôn nhiều hơn so với những gia đình trồng khảo nghiệm giống lúa BC 15 kháng đạo ôn.”
Kết quả mô hình trình diễn giống lúa BC 15 thường dự ước cho năng suất là 40,05 tạ/ha; lúa BC 15 bồi dục có sản lượng là 40,7 tạ/ha; vì giống lúa đã bị nhiễm bệnh đạo ôn lá và đạo ôn cổ bông nên làm giảm năng suất. Còn đối với giống lúa BC 15 kháng đạo ôn có khả năng đẻ nhánh khỏe, cứng cây, triển vọng có năng suất khá, thích ứng rộng, ít sâu bệnh hại, đặc biệt là kháng được bệnh đạo ôn gây hại lúa vụ Đông Xuân. Năng suất ước đạt trung bình từ 63-63 tạ/ha, thích hợp trên chân đất vàn, vàn thấp, chịu thâm canh. Ông Nguyễn Anh Hiên, thôn Văn Liên cho hay: “Năm nay lần đầu tiên bà con nhân dân trong thôn được tham gia mô hình khảo nghiệm lúa trên diện tích lớn như thế này. Gia đình nhà tôi, tiến hành trồng giống lúa BC 15 kháng đạo ôn, kết quả cho thấy đây là giống lúa có khả năng hạn chế một số loại sâu, bệnh, bọ nhất là bệnh đạo ôn. Bông to, hạt chắc, phù hợp với chất đất.”
Đối với phường Hợp Minh mô hình trình diễn được tiến hành tại tổ 2 với 40 hộ dân tham gia. Giống lúa được đưa vào trồng khảo nghiệm là giống lúa thuần Hà Phát 3 và giống lúa lai MHC2 của công ty TNHH Mahyco Việt Nam. Các hộ dân đã chú trọng đầu tư phân bón, bón lót và bón thúc sớm ngay từ giai đoạn đầu của cây lúa. Giống lúa Hà Phát 3 có tổng thời gian sinh trưởng vụ Đông Xuân là 120-125 ngày, giống lúa lai MHC2 từ 130-135 ngày. Đây là các giống sinh trưởng, phát triển tốt, đẻ nhánh khỏe, bản lá dày, cứng cây; là giống chịu được một số sâu bệnh hại như khô vằn, đạo ôn, bạc lá, chống đổ, chịu rét tốt… Theo đánh giá mô hình thì giống lúa Hà Phát 3 và MHC2 có tiềm năng năng suất cao, dự ước năng suất trung bình đạt 230-240kg/sào, bông to, dài, tỷ lệ gạo lật 70-72%, chất lượng gạo ngon, hạt nhỏ dài, bóng, ít gẫy cơm dẻo. Giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích canh tác lúa nước cao, phù hợp với điều kiện và trình độ thâm canh của nhà nông.
Nói về hiệu quả của mô hình trình diễn một số giống lúa vụ Đông Xuân 2018-2019 trên địa bàn thành phố, ông Trần Đức Lâm - Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: “Vụ Đông Xuân năm 2018-2019, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đã phối hợp với công ty đơn vị tiến hành trồng một số giống lúa thuần và lúa lai đưa vào địa bàn thành phố phát triển rất tốt. Trong đó nổi trội một số giống lúa tiến bộ như Hà Phát 3, MHC2, BC 15, theo như đánh giá của người dân năng suất tương đối cao. Với những mô hình giống tiến bộ kỹ thuận mới, chúng tôi đang tiếp tục có thể đưa vào vụ mùa tới để có bộ giống lúa tốt nhất cho thành phố nói riêng và cả tỉnh Yên Bái nói chung.”
Có thể nói, việc triển khai mô hình trình diễn sản xuất giống đã nâng cao nhận thức và hiểu biết cho bà con nông dân về phương pháp chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cũng như nâng cao thu nhập và hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp. Qua đây góp phần đa dạng hóa bộ giống lúa chất lượng cao trên địa bàn.
1570 lượt xem
Theo Trang TTĐT thành phố Yên Bái
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Vụ Đông Xuân 2018-2019, Trung tâm khuyến nông tỉnh đã phối hợp với Trung tâm hỗ trợ, dịch vụ phát triển nông nghiệp thành phố tổ chức thực hiện mô hình khảo nghiệm một số giống lúa trên địa bàn xã Văn Phú, Phúc Lộc và phường Hợp Minh. Kết quả đánh giá bước đầu cho thấy, đây là những giống lúa cho năng suất cao, chống chịu được một số loại sâu bệnh và phù hợp với đồng đất địa phương.Theo đó, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Yên Bái đã phối hợp với Trung tâm Dịch vụ, hỗ trợ nông nghiệp thành phố và Công ty cổ phần Tập đoàn Thái Bình Seed tổ chức xây dựng mô hình trình diễn giống lúa BC 15 kháng đạo ôn và BC 15 áp dụng kỹ thuật bồi dục giống tại thôn Văn Liên xã Văn Phú. Diện tích của mô hình là 2 ha với 28 hộ tham gia, trong đó giống lúa BC thường trên diện tích 0,5 ha, 7 hộ tham gia; giống lúa BC kháng đạo ôn diện tích 1 ha với 15 hộ tham gia; giống lúa BC áp dụng kỹ thuật bồi dục diện tích 0,5 ha với 6 hộ tham gia. Toàn bộ diện tích khảo nghiệm được bố trí trên cùng thời vụ, cùng chân đất và điều kiện chăm sóc. Để triển khai thực hiện mô hình, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã phối hợp với xã Văn Phú triển khai tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật như kỹ thuật làm đất, bón phân, ngâm ủ giống và cấy ném lúa; kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh; tổ chức các buổi tập huấn đầu bờ, hướng dẫn các hộ dân theo dõi đồng ruộng cho các hộ nông dân. Ông Trần Thanh Nhàn, trưởng thôn Văn Liên cho biết: “Gia đình tôi tham gia mô hình thử nghiệm giống lúa BC 15 không kháng đạo ôn. Kết quả cho thấy, trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa bị bệnh đạo ôn nhiều hơn so với những gia đình trồng khảo nghiệm giống lúa BC 15 kháng đạo ôn.”
Kết quả mô hình trình diễn giống lúa BC 15 thường dự ước cho năng suất là 40,05 tạ/ha; lúa BC 15 bồi dục có sản lượng là 40,7 tạ/ha; vì giống lúa đã bị nhiễm bệnh đạo ôn lá và đạo ôn cổ bông nên làm giảm năng suất. Còn đối với giống lúa BC 15 kháng đạo ôn có khả năng đẻ nhánh khỏe, cứng cây, triển vọng có năng suất khá, thích ứng rộng, ít sâu bệnh hại, đặc biệt là kháng được bệnh đạo ôn gây hại lúa vụ Đông Xuân. Năng suất ước đạt trung bình từ 63-63 tạ/ha, thích hợp trên chân đất vàn, vàn thấp, chịu thâm canh. Ông Nguyễn Anh Hiên, thôn Văn Liên cho hay: “Năm nay lần đầu tiên bà con nhân dân trong thôn được tham gia mô hình khảo nghiệm lúa trên diện tích lớn như thế này. Gia đình nhà tôi, tiến hành trồng giống lúa BC 15 kháng đạo ôn, kết quả cho thấy đây là giống lúa có khả năng hạn chế một số loại sâu, bệnh, bọ nhất là bệnh đạo ôn. Bông to, hạt chắc, phù hợp với chất đất.”
Đối với phường Hợp Minh mô hình trình diễn được tiến hành tại tổ 2 với 40 hộ dân tham gia. Giống lúa được đưa vào trồng khảo nghiệm là giống lúa thuần Hà Phát 3 và giống lúa lai MHC2 của công ty TNHH Mahyco Việt Nam. Các hộ dân đã chú trọng đầu tư phân bón, bón lót và bón thúc sớm ngay từ giai đoạn đầu của cây lúa. Giống lúa Hà Phát 3 có tổng thời gian sinh trưởng vụ Đông Xuân là 120-125 ngày, giống lúa lai MHC2 từ 130-135 ngày. Đây là các giống sinh trưởng, phát triển tốt, đẻ nhánh khỏe, bản lá dày, cứng cây; là giống chịu được một số sâu bệnh hại như khô vằn, đạo ôn, bạc lá, chống đổ, chịu rét tốt… Theo đánh giá mô hình thì giống lúa Hà Phát 3 và MHC2 có tiềm năng năng suất cao, dự ước năng suất trung bình đạt 230-240kg/sào, bông to, dài, tỷ lệ gạo lật 70-72%, chất lượng gạo ngon, hạt nhỏ dài, bóng, ít gẫy cơm dẻo. Giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích canh tác lúa nước cao, phù hợp với điều kiện và trình độ thâm canh của nhà nông.
Nói về hiệu quả của mô hình trình diễn một số giống lúa vụ Đông Xuân 2018-2019 trên địa bàn thành phố, ông Trần Đức Lâm - Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: “Vụ Đông Xuân năm 2018-2019, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đã phối hợp với công ty đơn vị tiến hành trồng một số giống lúa thuần và lúa lai đưa vào địa bàn thành phố phát triển rất tốt. Trong đó nổi trội một số giống lúa tiến bộ như Hà Phát 3, MHC2, BC 15, theo như đánh giá của người dân năng suất tương đối cao. Với những mô hình giống tiến bộ kỹ thuận mới, chúng tôi đang tiếp tục có thể đưa vào vụ mùa tới để có bộ giống lúa tốt nhất cho thành phố nói riêng và cả tỉnh Yên Bái nói chung.”
Có thể nói, việc triển khai mô hình trình diễn sản xuất giống đã nâng cao nhận thức và hiểu biết cho bà con nông dân về phương pháp chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cũng như nâng cao thu nhập và hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp. Qua đây góp phần đa dạng hóa bộ giống lúa chất lượng cao trên địa bàn.