Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành quy định về lồng ghép các yếu tố dân số vào chiến lược kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, từng vùng, từng ngành, từng địa phương.
Mục đích nhằm nâng cao nhận thức về mối quan hệ giữa các yếu tố dân số và phát triển kinh tế - xã hội, làm căn cứ xác định các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phù hợp, kịp thời, hiệu quả; gắn kết nhu cầu và lợi ích của các nhóm dân cư, bảo đảm mọi người dân được hưởng thành quả của phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là nhóm dân số yếu thế; bảo đảm thực hiện mục tiêu của Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030.
Nguyên tắc lồng ghép
Theo quy định, nguyên tắc lồng ghép phải bảo đảm phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng và các quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt; bảo đảm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và giải quyết các mối quan hệ giữa dân số và phát triển; phù hợp với mục tiêu của Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030.
Đồng thời, bảo đảm các yếu tố dân số là trung tâm trong tất cả các bước của quy trình xây dựng, triển khai thực hiện chiến lược, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội để thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu của Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030, phù hợp với từng thời kỳ, giai đoạn, tình hình thực tiễn của bộ, ngành, địa phương.
Trong đó, lồng ghép các yếu tố dân số trong xác định mục tiêu, chỉ tiêu và giải pháp thực hiện phải phản ánh được mối quan tâm chung của tất cả các nhóm dân cư, hướng đến nâng cao phúc lợi xã hội và giải quyết các bất bình đẳng đối với những nhóm dân số yếu thế, dựa trên các tiêu chí sau:
1- Phù hợp với Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược dân số, quy hoạch của ngành, địa phương, phù hợp với các dự báo về dân số, kinh tế, môi trường và xã hội.
2- Đáp ứng các nhu cầu cơ bản của các nhóm dân cư về xóa đói giảm nghèo, an ninh lương thực, y tế, giáo dục đào tạo, dinh dưỡng, nước sạch, vệ sinh môi trường, bảo trợ xã hội... đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các nhóm dân cư.
3- Ưu tiên các mục tiêu, giải pháp có tính khả thi cao; có khả năng huy động nguồn lực tài chính; có thể tạo ra tác động lan tỏa, tạo ra sự tiến bộ công bằng xã hội và duy trì các kết quả bền vững.
4- Phù hợp với kết quả rà soát, phân tích, đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các cơ chế chính sách đã ban hành; bảo đảm mối quan hệ tác động tương hỗ của hệ thống các cơ chế chính sách phát triển kinh tế - xã hội thích ứng với biến đổi của dân số trong từng thời kỳ.
793 lượt xem
Theo Chinhphu.vn
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành quy định về lồng ghép các yếu tố dân số vào chiến lược kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, từng vùng, từng ngành, từng địa phương.Mục đích nhằm nâng cao nhận thức về mối quan hệ giữa các yếu tố dân số và phát triển kinh tế - xã hội, làm căn cứ xác định các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phù hợp, kịp thời, hiệu quả; gắn kết nhu cầu và lợi ích của các nhóm dân cư, bảo đảm mọi người dân được hưởng thành quả của phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là nhóm dân số yếu thế; bảo đảm thực hiện mục tiêu của Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030.
Nguyên tắc lồng ghép
Theo quy định, nguyên tắc lồng ghép phải bảo đảm phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng và các quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt; bảo đảm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và giải quyết các mối quan hệ giữa dân số và phát triển; phù hợp với mục tiêu của Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030.
Đồng thời, bảo đảm các yếu tố dân số là trung tâm trong tất cả các bước của quy trình xây dựng, triển khai thực hiện chiến lược, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội để thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu của Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030, phù hợp với từng thời kỳ, giai đoạn, tình hình thực tiễn của bộ, ngành, địa phương.
Trong đó, lồng ghép các yếu tố dân số trong xác định mục tiêu, chỉ tiêu và giải pháp thực hiện phải phản ánh được mối quan tâm chung của tất cả các nhóm dân cư, hướng đến nâng cao phúc lợi xã hội và giải quyết các bất bình đẳng đối với những nhóm dân số yếu thế, dựa trên các tiêu chí sau:
1- Phù hợp với Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược dân số, quy hoạch của ngành, địa phương, phù hợp với các dự báo về dân số, kinh tế, môi trường và xã hội.
2- Đáp ứng các nhu cầu cơ bản của các nhóm dân cư về xóa đói giảm nghèo, an ninh lương thực, y tế, giáo dục đào tạo, dinh dưỡng, nước sạch, vệ sinh môi trường, bảo trợ xã hội... đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các nhóm dân cư.
3- Ưu tiên các mục tiêu, giải pháp có tính khả thi cao; có khả năng huy động nguồn lực tài chính; có thể tạo ra tác động lan tỏa, tạo ra sự tiến bộ công bằng xã hội và duy trì các kết quả bền vững.
4- Phù hợp với kết quả rà soát, phân tích, đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các cơ chế chính sách đã ban hành; bảo đảm mối quan hệ tác động tương hỗ của hệ thống các cơ chế chính sách phát triển kinh tế - xã hội thích ứng với biến đổi của dân số trong từng thời kỳ.