Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh vừa ký Quyết định 889/QĐ-TTg ban hành Danh mục văn bản quy phạm pháp luật cần sửa đổi, bổ sung, ban hành mới.
.
Theo danh mục, có 16 văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành, 12 văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ ban hành và 4 văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành cần sửa đổi, bổ sung, ban hành mới.
Trong đó, đối với Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000, cần sửa đổi, bổ sung các nội dung về mô hình tổ chức, mô hình quản lý tài chính đối với các doanh nghiệp bảo hiểm, các chế định hợp đồng bảo hiểm, các quy định về phòng ngừa, gian lận bảo hiểm...; đồng thời, sửa đổi quy định tại Khoản 2 Điều 19, Khoản 1 Điều 22, Khoản 2 Điều 34 liên quan đến thực hiện hợp đồng, quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng bảo hiểm và bổ sung các quy định về quyền và nghĩa vụ liên quan mang tính đặc thù để khắc phục khoảng trống của Luật.
Đối với Luật Luật sư năm 2006, sửa đổi quy định tại Điều 4, Điều 22 và các quy định liên quan nhằm làm rõ hơn khái niệm “Dịch vụ pháp lý” và “Hành nghề luật sư”, xác định rõ chủ thể thực hiện là luật sư và người có đủ điều kiện thực hiện hoạt động tư vấn pháp luật, để tránh hiểu nhầm là bất kỳ doanh nghiệp, cá nhân nào cũng có thể thực hiện “dịch vụ pháp lý”, “hành nghề luật sư” mà không cần đáp ứng về tiêu chuẩn, điều kiện gì; sửa đổi, bổ sung quy định về cấp Giấy chứng nhận về việc tham gia tố tụng cho phù hợp, thống nhất với quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 theo hướng bỏ quy định tại Luật Luật sư và dẫn chiếu áp dụng quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, Luật Tố tụng hành chính năm 2015.
Đối với Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 của Chính phủ về thương mại điện tử bổ sung quy định về: Các hoạt động thương mại điện tử mới xuất hiện trên thực tế; quản lý thương mại điện tử có yếu tố nước ngoài; xử lý vấn nạn hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng kém chất lượng trên môi trường điện tử.
Xây dựng Nghị định về bảo vệ dữ liệu cá nhân thuộc nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tại Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 7/3/2019 về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025 trên cơ sở quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật An ninh mạng, Luật Công nghệ thông tin…
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh yêu cầu căn cứ danh mục, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Quốc hội khẩn trương nghiên cứu, đề xuất phương án xử lý tại các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét thông qua hoặc cho ý kiến đối với các dự án luật, pháp lệnh đã có trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021.
Phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp khẩn trương nghiên cứu, đề xuất đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022 và các năm tiếp theo đối với các văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành chưa có trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ soạn thảo, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật đã có trong Chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ năm 2021; phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Chính phủ nghiên cứu, đề xuất đưa vào Chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ năm 2022 và các năm tiếp theo.
1237 lượt xem
Theo Chinhphu.vn
Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh vừa ký Quyết định 889/QĐ-TTg ban hành Danh mục văn bản quy phạm pháp luật cần sửa đổi, bổ sung, ban hành mới.Theo danh mục, có 16 văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành, 12 văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ ban hành và 4 văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành cần sửa đổi, bổ sung, ban hành mới.
Trong đó, đối với Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000, cần sửa đổi, bổ sung các nội dung về mô hình tổ chức, mô hình quản lý tài chính đối với các doanh nghiệp bảo hiểm, các chế định hợp đồng bảo hiểm, các quy định về phòng ngừa, gian lận bảo hiểm...; đồng thời, sửa đổi quy định tại Khoản 2 Điều 19, Khoản 1 Điều 22, Khoản 2 Điều 34 liên quan đến thực hiện hợp đồng, quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng bảo hiểm và bổ sung các quy định về quyền và nghĩa vụ liên quan mang tính đặc thù để khắc phục khoảng trống của Luật.
Đối với Luật Luật sư năm 2006, sửa đổi quy định tại Điều 4, Điều 22 và các quy định liên quan nhằm làm rõ hơn khái niệm “Dịch vụ pháp lý” và “Hành nghề luật sư”, xác định rõ chủ thể thực hiện là luật sư và người có đủ điều kiện thực hiện hoạt động tư vấn pháp luật, để tránh hiểu nhầm là bất kỳ doanh nghiệp, cá nhân nào cũng có thể thực hiện “dịch vụ pháp lý”, “hành nghề luật sư” mà không cần đáp ứng về tiêu chuẩn, điều kiện gì; sửa đổi, bổ sung quy định về cấp Giấy chứng nhận về việc tham gia tố tụng cho phù hợp, thống nhất với quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 theo hướng bỏ quy định tại Luật Luật sư và dẫn chiếu áp dụng quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, Luật Tố tụng hành chính năm 2015.
Đối với Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 của Chính phủ về thương mại điện tử bổ sung quy định về: Các hoạt động thương mại điện tử mới xuất hiện trên thực tế; quản lý thương mại điện tử có yếu tố nước ngoài; xử lý vấn nạn hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng kém chất lượng trên môi trường điện tử.
Xây dựng Nghị định về bảo vệ dữ liệu cá nhân thuộc nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tại Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 7/3/2019 về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025 trên cơ sở quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật An ninh mạng, Luật Công nghệ thông tin…
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh yêu cầu căn cứ danh mục, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Quốc hội khẩn trương nghiên cứu, đề xuất phương án xử lý tại các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét thông qua hoặc cho ý kiến đối với các dự án luật, pháp lệnh đã có trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021.
Phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp khẩn trương nghiên cứu, đề xuất đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022 và các năm tiếp theo đối với các văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành chưa có trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ soạn thảo, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật đã có trong Chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ năm 2021; phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Chính phủ nghiên cứu, đề xuất đưa vào Chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ năm 2022 và các năm tiếp theo.