CTTĐT - Trước những diễn biến phức tạp của bệnh Viêm da nổi cục trên đàn trâu, bò, sáng ngày 27/5, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc về triển khai các giải pháp kiểm soát phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến dự và chủ trì hội nghị.
Điểm cầu Yên Bái
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam vào tháng 10/2020. Đến ngày 25/5/2021, dịch bệnh đã xảy ra tại hơn 2.300 xã của 32 tỉnh, thành phố với tổng số hơn 60 nghìn con gia súc mắc bệnh và gần 10 nghìn con gia súc chết, tiêu hủy. Hiện nay, cả nước có hơn 1400 ổ dịch chưa qua 21 ngày tại hơn 200 huyện của 27 tỉnh, thành phố.
Tại tỉnh Yên Bái, bệnh Viêm da nổi cục trâu, bò đã xảy trên địa bàn tỉnh từ ngày 29/3/2021 đến nay dịch bệnh đã xảy ra tại 24 thôn, bản; 32 hộ, 19 xã, 6 huyện, thành phố. Với tổng số trâu, bò mắc bệnh, có triệu chứng bệnh là 47 con, số bò tiêu hủy là 34 con. Hiện toàn tỉnh có 7 xã đã qua 21 ngày không phát sinh trâu, bò mắc bệnh. Tỉnh đã cung ứng 10 nghìn liều vắc xin cho các địa phương có dịch để tổ chức tiêm phòng.
Tại Hội nghị, đại diện các địa phương và Cục Thú ý đều đánh giá và nhận định đây là dịch bệnh nguy hiểm. Nguy cơ dịch bệnh lây lan diện rộng, làm ảnh hưởng lớn đến phát triển chăn nuôi trong thời gian tới là rất cao nếu không dập được dịch nhanh. Bên cạnh đó, công tác ngăn chặn, kiểm soát dịch bệnh còn gặp nhiều khó khăn do hiện nay thời tiết thay đổi, tạo điều kiện thuận lợi cho các vật chủ trung gian truyền bệnh phát triển; một số địa phương chưa triển khai đồng bộ, quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; chưa thực hiện nghiêm việc công bố dịch và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định; chưa có kế hoạch, chưa bố trí kinh phí phòng chống dịch, đặc biệt là kinh phí mua vắc xin Viêm da nổi cục thấp, trong khi cần tối thiểu 21 ngày sau tiêm phòng vắc xin mới có đáp ứng miễn dịch phòng bệnh hiệu quả…
Nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới được Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Phùng Đức Tiến đưa ra với các địa phương là cần tập trung nguồn lực để triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch theo quy định; có kế hoạch và bố trí kinh phí để tổ chức phòng, chống dịch bệnh Viêm da nổi cục bao gồm kinh phí mua vắc xin để tiêm phòng, đảm bảo tỷ lệ tiêm phòng đạt tối thiểu 80% số gia súc thuộc diện tiêm; chi trả công tiêm vắc xin, kinh phí mua thuốc diệt côn trùng. Ngoài ra, các địa phương cần tổ chức giám sát, phát hiện sớm, kịp thời cảnh báo và xử lý triệt để các ổ dịch mới phát sinh, không để lây lan ra diện rộng; hướng dẫn chủ chăn nuôi trâu, bò tăng cường áp dụng các biện pháp chủ động phòng dịch; tổ chức tổng vệ sinh, sát trùng, tiêu độc môi trường. Bên cạnh đó cần tổ chức giám sát chặt chẽ việc tập kết, buôn bán trâu bò và các sản phẩm từ trâu bò; xử lý nghiêm đối với các trường hợp vận chuyển, buôn bán trâu, bò quan biên giới không rõ nguồn gốc.
2310 lượt xem
Thu Nga
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Trước những diễn biến phức tạp của bệnh Viêm da nổi cục trên đàn trâu, bò, sáng ngày 27/5, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc về triển khai các giải pháp kiểm soát phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến dự và chủ trì hội nghị.Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam vào tháng 10/2020. Đến ngày 25/5/2021, dịch bệnh đã xảy ra tại hơn 2.300 xã của 32 tỉnh, thành phố với tổng số hơn 60 nghìn con gia súc mắc bệnh và gần 10 nghìn con gia súc chết, tiêu hủy. Hiện nay, cả nước có hơn 1400 ổ dịch chưa qua 21 ngày tại hơn 200 huyện của 27 tỉnh, thành phố.
Tại tỉnh Yên Bái, bệnh Viêm da nổi cục trâu, bò đã xảy trên địa bàn tỉnh từ ngày 29/3/2021 đến nay dịch bệnh đã xảy ra tại 24 thôn, bản; 32 hộ, 19 xã, 6 huyện, thành phố. Với tổng số trâu, bò mắc bệnh, có triệu chứng bệnh là 47 con, số bò tiêu hủy là 34 con. Hiện toàn tỉnh có 7 xã đã qua 21 ngày không phát sinh trâu, bò mắc bệnh. Tỉnh đã cung ứng 10 nghìn liều vắc xin cho các địa phương có dịch để tổ chức tiêm phòng.
Tại Hội nghị, đại diện các địa phương và Cục Thú ý đều đánh giá và nhận định đây là dịch bệnh nguy hiểm. Nguy cơ dịch bệnh lây lan diện rộng, làm ảnh hưởng lớn đến phát triển chăn nuôi trong thời gian tới là rất cao nếu không dập được dịch nhanh. Bên cạnh đó, công tác ngăn chặn, kiểm soát dịch bệnh còn gặp nhiều khó khăn do hiện nay thời tiết thay đổi, tạo điều kiện thuận lợi cho các vật chủ trung gian truyền bệnh phát triển; một số địa phương chưa triển khai đồng bộ, quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; chưa thực hiện nghiêm việc công bố dịch và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định; chưa có kế hoạch, chưa bố trí kinh phí phòng chống dịch, đặc biệt là kinh phí mua vắc xin Viêm da nổi cục thấp, trong khi cần tối thiểu 21 ngày sau tiêm phòng vắc xin mới có đáp ứng miễn dịch phòng bệnh hiệu quả…
Nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới được Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Phùng Đức Tiến đưa ra với các địa phương là cần tập trung nguồn lực để triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch theo quy định; có kế hoạch và bố trí kinh phí để tổ chức phòng, chống dịch bệnh Viêm da nổi cục bao gồm kinh phí mua vắc xin để tiêm phòng, đảm bảo tỷ lệ tiêm phòng đạt tối thiểu 80% số gia súc thuộc diện tiêm; chi trả công tiêm vắc xin, kinh phí mua thuốc diệt côn trùng. Ngoài ra, các địa phương cần tổ chức giám sát, phát hiện sớm, kịp thời cảnh báo và xử lý triệt để các ổ dịch mới phát sinh, không để lây lan ra diện rộng; hướng dẫn chủ chăn nuôi trâu, bò tăng cường áp dụng các biện pháp chủ động phòng dịch; tổ chức tổng vệ sinh, sát trùng, tiêu độc môi trường. Bên cạnh đó cần tổ chức giám sát chặt chẽ việc tập kết, buôn bán trâu bò và các sản phẩm từ trâu bò; xử lý nghiêm đối với các trường hợp vận chuyển, buôn bán trâu, bò quan biên giới không rõ nguồn gốc.
Các bài khác
- Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy: Kiên quyết xử lý trách nhiệm, kiểm điểm chủ đầu tư, cơ quan chuyên môn, nhà thầu chậm tiến độ dự án (27/05/2021)
- 5 tháng năm 2021, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 8,86% so với cùng kỳ (26/05/2021)
- Yên Bái phấn đấu hết quý II, giải ngân vốn đầu tư công các địa phương đạt 50% kế hoạch (25/05/2021)
- Ngày Phòng, chống thiên tai Việt Nam 22/5: Nâng cao một bước công tác tuyên truyền, cảnh báo
(22/05/2021)
- UBND tỉnh đánh giá tiến độ thực hiện kế hoạch đầu tư công, tiến độ giải ngân vốn xây dựng cơ bản năm 2021 và tiến độ triển khai các dự án, công trình trọng điểm giai đoạn 2021-2025 của tỉnh (20/05/2021)
- Văn phòng UBND tỉnh và thành phố Yên Bái tiếp tục dẫn đầu về Chỉ số cải cách hành chính
(16/05/2021)
- Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thế Phước làm việc tại huyện Mù Cang Chải (15/05/2021)
- 2 người ở huyện Lục Yên bị thương do sét đánh trong dông lốc (14/05/2021)
- Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn làm việc với Sở Tài nguyên và Môi trường về tình hình thực hiện công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài nguyên môi trường (13/05/2021)
- Thành phố Yên Bái nhiều giải pháp thu hút đầu tư vào địa bàn (08/05/2021)
Xem thêm »