Tỉnh Yên Bái nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, giữa hai vùng sinh thái Đông Bắc và Tây Bắc Việt Nam. Lớp vỏ phong hóa dày đã tạo ra thảm thực vật phong phú về chủng loại và giàu về trữ lượng. Do điều kiện địa hình và khí hậu có sự chênh lệch giữa các vùng nên thực vật Yên Bái được chia ra các vành đai thực vật khác nhau
Một góc tài nguyên rừng Nguyên sinh Nà Hẩu, tỉnh Yên Bái
Yên Bái nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, giữa hai vùng sinh thái Đông Bắc và Tây Bắc Việt Nam, với nhiệt độ trung bình từ 22-230C, lớp vỏ phong hóa dày đã tạo ra thảm thực vật phong phú về chủng loại và giàu về trữ lượng. Do điều kiện địa hình và khí hậu có sự chênh lệch giữa các vùng nên thực vật nên tỉnh Yên Bái được chia ra các vành đai thực vật khác nhau với các kiểu rừng chủ yếu sau.
Vành đai rừng nhiệt đới:
Vùng đồi núi thấp (độ cao dưới 600-700m) đất đai rừng này phân bố ở khu vực vùng núi thấp thuộc thung lũng sông Hồng, sông Chảy, trong các bồn địa Văn Chấn, Lục Yên có đặc điểm: rừng kín, thường xanh quanh năm. Phần lớn là rừng thứ sinh, tầng ưu thế sinh thái không khép tán, cây thân gỗ, nhiều dây leo chằng chịt, có nhiều tầng nhưng phân tầng không rõ. Thành phần thực vật chủ yếu gồm các loại cây họ sấu trò xanh, sếu tán, sui... dây leo có sóng mây, dưới tán rừng còn có cây họ chuối, ráy, hoàng tinh...
Vành đai rừng á nhiệt đới:
Núi cao trung bình (600-700m đến 1.700 - 1.800m). Đất đai rừng này phân bổ ở khu vực đỉnh núi Con Voi, các bậc thềm của vùng núi cao ở huyện Trạm Tấu, Văn Chấn, Mù Cang Chải, vành đai này có đặc điểm:
Thành phần thực vật khá đơn giản so với vành đai nhiệt đới, thường có cây thấp, cây bụi, thảm cỏ xanh. Đặc biệt dây leo cũng ít hẳn và thường ngắn, nhỏ, chỉ quấn quanh cây thân gỗ, thực vật phụ sinh phát triển mạnh bám vào thân, cành, lá cây khác ở trên tất cả các tầng và nguy cơ cả trên mặt đất, phần lớn là họ dương xỉ, họ lan, họ ráy... cây rừng chủ yếu là: sồi, dẻ, càng lồ... các cây dược liệu như tam thất, dương quy, hoàng bá, đỗ trọng....
Vành đai rừng cận nhiệt đới:
Núi cao (trên 1.700m), vành đai này phân bố ở vùng núi cao thuộc dãy Hoàng Liên - Pú Luông, Phu Sa Phìn, Phu Chiêm Ban. Đai rừng này có quần thể thể thực vật mang nhiều đặc tính của thực vật vùng ôn đới, thực vật rừng là rừng hỗn giao giữa lá cây rộng và lá cây kim như pơmu, thông, sa mộc, liễu sam; cây lá rộng có sồi, dẻ, đỗ quyên. Rừng thường có một hoặc hai tầng, trên, thân, cành, lá và cả mặt đất có rêu, dương sỉ, địa y như thành lớp dày.
Ngoài 3 đai rừng chính ở trên, thảm thực vật ở Yên Bái còn có các kiểu rừng đặc biệt sau:
Rừng nhiệt đới trên núi đá vôi: Với đặc trưng là có những cây thân gỗ cứng vật quý như ngiến, đinh, chò chỉ, dây leo như song, mây, cây tầm gửi như phong lan mọc trên thân cây to, ngoài ra còn có chuối, ráy. Loại rừng này phân bố ở khu vực núi đá vôi ven sông Chảy như ở huyện Lục Yên và bồn địa Văn Chấn.
Rừng tre nứa trên đất phát triển trên đá cuội kết, phù sa cổ: là loại rừng thuần vàu, nứa; trong điều kiện ít ẩm, khô, thành phần cơ giới nhẹ, tầng đất mỏng, nghèo chất dinh dưỡng; tỷ lệ mùn thấp, nếu khai thác kiệt sẽ thoái hóa trở nên cằn cỗi, độ che phủ kém, đất có sự rửa trôi về mùa mưa, thường phân bố ở các xã Hoàng Thắng, Xuân Ái, Yên Hợp huyện Văn Yên; xã Y Can, Âu Lâu huyện Trấn Yên; Động Quan, Trung Tâm của huyện Lục Yên và rải rác ở một số nơi khác.
Thảm thực vật có vai trò rất quan trọng trong việc giữ đất và giữ cho cân bằng sinh thái, bảo vệ môi sinh. Song do phá rừng làm nương rẫy, khai gỗ không hợp lý làm cho thảm thực vật rừng bị phá, đất mặt bị rửa trôi, độ phì của đất giảm nhanh chóng, làm cho đất khô, chai cứng, thậm chí còn đến tích tụ kết vón, đá ong theo thời gian rất khó phục hồi lại.
Tài nguyên rừng:
Rừng và đất rừng là tài nguyên và tiềm năng của tỉnh Yên Bái với hệ thống thảm thực vật rất phong phú và đa dạng, gồm nhiều loại, nhiều họ khác nhau, có đủ các lâm sản quý hiếm, cây dược liệu quý, cây lâm sản khác như tre, nứa, vầu. Tài nguyên rừng phân chia theo chức năng sử dụng:
- Vùng rừng phòng hộ :
+ Vùng rừng phòng hộ sông Đà gồm các huyện: Mù Cang Chải, Trạm Tấu và một phần Văn Chấn.
+ Vùng rừng phòng hộ sông Hồng: Gồm các huyện Trấn Yên, Văn Yên, Văn Chấn và thành phố Yên Bái.
+ Vùng rừng phòng hộ sông Chảy: Gồm các huyện Yên Bình, Lục Yên.
- Vùng rừng sản xuất:
+ Vùng rừng sản xuất nguyên liệu giấy gồm các huyện: Yên Bình, Trấn Yên, Lục Yên, vùng thấp Văn Yên, vùng ngoài Văn Chấn.
+ Vùng trồng cây đặc sản quế: Tập trung ở huyện Văn Yên, Trấn Yên và phân bố rải rác ở các huyện khác: Văn Chấn, thị xã Yên Bái, Yên Bình, Lục Yên.
Đất rừng:
Theo số liệu hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp tỉnh Yên Bái năm 2022 công bố tại Quyết định số 448/QĐ-UBND ngày 03/4/2023, tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh Yên Bái là: 689.267 ha, riêng diện tích đất có rừng bao gồm cả rừng trồng chưa thành rừng là: 463.811,3 ha Trong đó:
+ Rừng tự nhiên: 215.912,9 ha;
+ Rừng trồng: 247.898,4 ha ( cụ thể rừng trồng: 218.207,3 ha; diện tích đã trồng chưa đạt tiêu chí thành rừng).
- Rừng được phân loại theo 3 loại rừng: Diện tích có rừng và rừng trồng chưa thành rừng: 463.811,3 ha Trong đó:
+ Rừng đặc dụng: 34.009,3 ha;
+ Rừng phòng hộ: 131.734,9 ha;
+ Rừng sản xuất: 298.067,1 ha.
- Diện tích đất có rừng đủ tiêu chuẩn để tính tỷ lệ che phủ rừng tỉnh Yên Bái là 434.120,2 ha; Tỷ lệ che phủ toàn tỉnh là 63%.
Yên Bái có nhiều loại rừng khác nhau như: rừng nhiệt đới, á nhiệt đới, và núi cao. Trong khu vực rừng á nhiệt đới của tỉnh có nhiều loại cây lá kim (như: pơmu, thông nàng, thông tre lá lớn, sa mộc, sam mộc) xen lẫn cây lá rộng thuộc họ sồi dẻ, đỗ quyên. Ở độ cao trên 2000m, rừng hỗn giao giảm dần, pơmu mọc thành rừng kín cao tới 40-50m, đường kính thân có cây tới 1,5m. Cao hơn nữa là những cánh rừng thông xen kẽ các tầng cây bụi nhỏ rồi đến trúc lùn, cậy họ cói, cậy họ hoa hồng, cây họ thạch nam, cây họ cúc, cây họ hoàng liên xen kẽ. Lùi dần về phía đông nam, độ cao hạ dần, khí hậu ấm áp hơn làm cho lớp phủ thực vật rừng có điều kiện phát triển. Bên cạnh các loại gỗ quý (nghiến, trúc, lát hoa, chò chỉ, pơmu, cây thuốc quý (đẳng sâm, sơn tra, hò thủ ô, hoài sơn, sa nhân), động vật hiếm (hổ, báo, cầy hương, lợn rừng, chó sói, sơn dương, gấu, hươu, vượn, khỉ, trăn, tê tê, đàng đẵng, ếch dát, gà lôi, nộc cốc, phượng hoàng đất) cùng nhiều khu rừng cho lâm, đặc sản (cọ, măng, song, móc, nấm hương, mộc nhĩ, trẩu, quế, chè).
Trữ lượng rừng:
Tổng trữ lượng của các loại rừng tỉnh Yên Bái có 14.080,719 m3 gỗ và 114.638.800 cây tre, nứa, vầu các loại. Theo kết quả kiểm kê, rừng tự nhiên của Yên Bái chủ yếu còn ở hai cấp trữ lượng III và IV. Cấp trữ lượng III: 151-225 m3/ha, chiếm 18,2%; cấp trữ lượng IV: 76-150 m3/ha, chiếm 34,2%, cá biệt có nơi rừng còn đạt 250 m3/ha, nhưng không đáng kể về diện tích. Trữ lượng rừng của Yên Bái tập trung chủ yếu ở các huyện: Văn Yên, Văn Chấn, Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Trấn Yên, Yên Bình và Lục Yên.
Thảm thực vật, động vật hoang dã:
Với diện tích đất có rừng khá lớn, rừng Yên Bái được tổ chức Bảo tồn động thực vật quốc tế (FFI), Quỹ bảo tồn thiên nhiên Việt Nam (VCF) đánh giá có độ đa dạng sinh học phong phú, đa dạng về chủng loại bao gồm rừng nguyên sinh, rừng thường xanh, rừng rụng lá mùa thu, rừng hỗn giao. Mặt khác rừng Yên Bái có hệ thống thực vật đa dạng. Hệ thực vật ở Yên Bái đã được ghi nhận có khoảng 1.479 loài thực vật bậc cao thuộc 170 họ, 715 chi trong đó có 91 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc diện cần phải bảo tồn theo tiêu chí đánh giá của Sách Đỏ Việt Nam (2007), IUCN (2016) như: Lan Kim Tuyến, Củ rắn cắn, Pơmu, Lim, Sến, Táu, Gù Hương… Trong khu vực rừng á nhiệt đới của tỉnh có nhiều loại cây lá kim (như: pơmu, thông nàng, thông tre lá lớn, sa mộc) xen lẫn cây lá rộng thuộc họ sồi dẻ, đỗ quyên. Ở độ cao trên 2.000 m, rừng hỗn giao giảm dần, pơmu mọc thành rừng kín cao tới 40-50m, đường kính thân có cây tới 1,5m. Cao hơn nữa là những cánh rừng thông xen kẽ các tầng cây bụi nhỏ rồi đến trúc lùn, cậy họ cói, cây họ hoa hồng, cây họ thạch nam, cây họ cúc, cây họ hoàng liên xen kẽ. Lùi dần về phía Đông Nam, độ cao hạ dần, khí hậu ấm áp hơn làm cho lớp phủ thực vật rừng có điều kiện phát triển. Bên cạnh các loại gỗ quý (nghiến, trúc, lát hoa, chò chỉ, pơmu), cây thuốc quý (đẳng sâm, sơn tra, hà thủ ô, hoài sơn, sa nhân), cùng nhiều khu rừng cho lâm, đặc sản (cọ, măng, song, móc, nấm hương, mộc nhĩ, trẩu, quế, chè).
Về động vật rừng có khoảng 82 loài thú thuộc 22 họ, 7 bộ trong đó có 22 loài nguy cấp quý hiếm có giá trị bảo tồn được ghi nhận tại Sách Đỏ Việt Nam (2007) và Danh lục Đỏ IUCN 2017; 237 loài chim thuộc 50 họ, 15 bộ, trong đó có 10 loài có giá trị bảo tồn cấp quốc gia và quốc tế; 64 loài bò sát và lưỡng cư thuộc 21 họ, 3 bộ trong đó có 20 loài có giá trị bảo tồn cấp quốc gia và quốc tế… Các loài này tập trung chủ yếu ở các khu rừng tự nhiên tại các huyện còn nhiều tài nguyên rừng như: Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Yên, Lục Yên, Trấn Yên đặc biệt là Khu bảo tồn loài sinh vật cảnh Mù Cang Chải, huyện Mù Cang Chải và Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu, huyện Văn Yên.
Đã thống kê được 22 loài thú có giá trị bảo tồn cấp quốc gia và quốc tế trên địa bàn tỉnh Yên Bái gồm:
- Sách đỏ Việt Nam (2007) có 20 loài, trong đó: 2 loài ở bậc CR (Rất nguy cấp), 6 loài ở bậc EN (Nguy cấp), 11 loài ở bậc VU (Sẽ nguy cấp) và 1 loài ở bậc LR (Ít nguy cấp).
- Danh lục Đỏ IUCN (2017) có 15 loài, trong đó: 2 loài ở bậc EN (Nguy cấp), 8 loài ở bậc VU (Sẽ nguy cấp), 5 loài ở bậc NT (Sắp bị đe doạ).
- Nghị định 32/2006/ NĐ-CP của Chính phủ có 20 loài, trong đó: 12 loài thuộc nhóm IB (nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đính thương mại) và 8 loài thuộc nhóm IIB (hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đính thương mại).
- Nghị định 160/2013/NĐ-CP của Chính phủ: có 11 loài trong Phụ lục I (Danh lục loài nguy cấp, quý hiếm cần ưu tiên bảo vệ).
Tài nguyên rừng của Yên Bái ngoài việc bảo tồn nguồn gen động thực vật còn điều hòa nguồn nước, khí hậu. Chính vì vậy việc khôi phục vốn rừng đã mất, trồng thêm, tái tạo quỹ rừng là một trong những nhiệm vụ cần được quan tâm đặc biệt trong các chương trình bảo vệ môi trường sinh thái của tỉnh.
(Tài liệu do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cung cấp kèm theo Quyết định số 448/QĐ-UBND ngày 03/4/2023 của UBND tỉnh Yên Bái về việc công bố hiện trạng rừng tỉnh Yên Bái năm 2022; Cuốn Niên giám thống kê tỉnh Yên Bái năm 2022)
19524 lượt xem
Ban Biên tập
Tỉnh Yên Bái nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, giữa hai vùng sinh thái Đông Bắc và Tây Bắc Việt Nam. Lớp vỏ phong hóa dày đã tạo ra thảm thực vật phong phú về chủng loại và giàu về trữ lượng. Do điều kiện địa hình và khí hậu có sự chênh lệch giữa các vùng nên thực vật Yên Bái được chia ra các vành đai thực vật khác nhauYên Bái nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, giữa hai vùng sinh thái Đông Bắc và Tây Bắc Việt Nam, với nhiệt độ trung bình từ 22-230C, lớp vỏ phong hóa dày đã tạo ra thảm thực vật phong phú về chủng loại và giàu về trữ lượng. Do điều kiện địa hình và khí hậu có sự chênh lệch giữa các vùng nên thực vật nên tỉnh Yên Bái được chia ra các vành đai thực vật khác nhau với các kiểu rừng chủ yếu sau.
Vành đai rừng nhiệt đới:
Vùng đồi núi thấp (độ cao dưới 600-700m) đất đai rừng này phân bố ở khu vực vùng núi thấp thuộc thung lũng sông Hồng, sông Chảy, trong các bồn địa Văn Chấn, Lục Yên có đặc điểm: rừng kín, thường xanh quanh năm. Phần lớn là rừng thứ sinh, tầng ưu thế sinh thái không khép tán, cây thân gỗ, nhiều dây leo chằng chịt, có nhiều tầng nhưng phân tầng không rõ. Thành phần thực vật chủ yếu gồm các loại cây họ sấu trò xanh, sếu tán, sui... dây leo có sóng mây, dưới tán rừng còn có cây họ chuối, ráy, hoàng tinh...
Vành đai rừng á nhiệt đới:
Núi cao trung bình (600-700m đến 1.700 - 1.800m). Đất đai rừng này phân bổ ở khu vực đỉnh núi Con Voi, các bậc thềm của vùng núi cao ở huyện Trạm Tấu, Văn Chấn, Mù Cang Chải, vành đai này có đặc điểm:
Thành phần thực vật khá đơn giản so với vành đai nhiệt đới, thường có cây thấp, cây bụi, thảm cỏ xanh. Đặc biệt dây leo cũng ít hẳn và thường ngắn, nhỏ, chỉ quấn quanh cây thân gỗ, thực vật phụ sinh phát triển mạnh bám vào thân, cành, lá cây khác ở trên tất cả các tầng và nguy cơ cả trên mặt đất, phần lớn là họ dương xỉ, họ lan, họ ráy... cây rừng chủ yếu là: sồi, dẻ, càng lồ... các cây dược liệu như tam thất, dương quy, hoàng bá, đỗ trọng....
Vành đai rừng cận nhiệt đới:
Núi cao (trên 1.700m), vành đai này phân bố ở vùng núi cao thuộc dãy Hoàng Liên - Pú Luông, Phu Sa Phìn, Phu Chiêm Ban. Đai rừng này có quần thể thể thực vật mang nhiều đặc tính của thực vật vùng ôn đới, thực vật rừng là rừng hỗn giao giữa lá cây rộng và lá cây kim như pơmu, thông, sa mộc, liễu sam; cây lá rộng có sồi, dẻ, đỗ quyên. Rừng thường có một hoặc hai tầng, trên, thân, cành, lá và cả mặt đất có rêu, dương sỉ, địa y như thành lớp dày.
Ngoài 3 đai rừng chính ở trên, thảm thực vật ở Yên Bái còn có các kiểu rừng đặc biệt sau:
Rừng nhiệt đới trên núi đá vôi: Với đặc trưng là có những cây thân gỗ cứng vật quý như ngiến, đinh, chò chỉ, dây leo như song, mây, cây tầm gửi như phong lan mọc trên thân cây to, ngoài ra còn có chuối, ráy. Loại rừng này phân bố ở khu vực núi đá vôi ven sông Chảy như ở huyện Lục Yên và bồn địa Văn Chấn.
Rừng tre nứa trên đất phát triển trên đá cuội kết, phù sa cổ: là loại rừng thuần vàu, nứa; trong điều kiện ít ẩm, khô, thành phần cơ giới nhẹ, tầng đất mỏng, nghèo chất dinh dưỡng; tỷ lệ mùn thấp, nếu khai thác kiệt sẽ thoái hóa trở nên cằn cỗi, độ che phủ kém, đất có sự rửa trôi về mùa mưa, thường phân bố ở các xã Hoàng Thắng, Xuân Ái, Yên Hợp huyện Văn Yên; xã Y Can, Âu Lâu huyện Trấn Yên; Động Quan, Trung Tâm của huyện Lục Yên và rải rác ở một số nơi khác.
Thảm thực vật có vai trò rất quan trọng trong việc giữ đất và giữ cho cân bằng sinh thái, bảo vệ môi sinh. Song do phá rừng làm nương rẫy, khai gỗ không hợp lý làm cho thảm thực vật rừng bị phá, đất mặt bị rửa trôi, độ phì của đất giảm nhanh chóng, làm cho đất khô, chai cứng, thậm chí còn đến tích tụ kết vón, đá ong theo thời gian rất khó phục hồi lại.
Tài nguyên rừng:
Rừng và đất rừng là tài nguyên và tiềm năng của tỉnh Yên Bái với hệ thống thảm thực vật rất phong phú và đa dạng, gồm nhiều loại, nhiều họ khác nhau, có đủ các lâm sản quý hiếm, cây dược liệu quý, cây lâm sản khác như tre, nứa, vầu. Tài nguyên rừng phân chia theo chức năng sử dụng:
- Vùng rừng phòng hộ :
+ Vùng rừng phòng hộ sông Đà gồm các huyện: Mù Cang Chải, Trạm Tấu và một phần Văn Chấn.
+ Vùng rừng phòng hộ sông Hồng: Gồm các huyện Trấn Yên, Văn Yên, Văn Chấn và thành phố Yên Bái.
+ Vùng rừng phòng hộ sông Chảy: Gồm các huyện Yên Bình, Lục Yên.
- Vùng rừng sản xuất:
+ Vùng rừng sản xuất nguyên liệu giấy gồm các huyện: Yên Bình, Trấn Yên, Lục Yên, vùng thấp Văn Yên, vùng ngoài Văn Chấn.
+ Vùng trồng cây đặc sản quế: Tập trung ở huyện Văn Yên, Trấn Yên và phân bố rải rác ở các huyện khác: Văn Chấn, thị xã Yên Bái, Yên Bình, Lục Yên.
Đất rừng:
Theo số liệu hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp tỉnh Yên Bái năm 2022 công bố tại Quyết định số 448/QĐ-UBND ngày 03/4/2023, tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh Yên Bái là: 689.267 ha, riêng diện tích đất có rừng bao gồm cả rừng trồng chưa thành rừng là: 463.811,3 ha Trong đó:
+ Rừng tự nhiên: 215.912,9 ha;
+ Rừng trồng: 247.898,4 ha ( cụ thể rừng trồng: 218.207,3 ha; diện tích đã trồng chưa đạt tiêu chí thành rừng).
- Rừng được phân loại theo 3 loại rừng: Diện tích có rừng và rừng trồng chưa thành rừng: 463.811,3 ha Trong đó:
+ Rừng đặc dụng: 34.009,3 ha;
+ Rừng phòng hộ: 131.734,9 ha;
+ Rừng sản xuất: 298.067,1 ha.
- Diện tích đất có rừng đủ tiêu chuẩn để tính tỷ lệ che phủ rừng tỉnh Yên Bái là 434.120,2 ha; Tỷ lệ che phủ toàn tỉnh là 63%.
Yên Bái có nhiều loại rừng khác nhau như: rừng nhiệt đới, á nhiệt đới, và núi cao. Trong khu vực rừng á nhiệt đới của tỉnh có nhiều loại cây lá kim (như: pơmu, thông nàng, thông tre lá lớn, sa mộc, sam mộc) xen lẫn cây lá rộng thuộc họ sồi dẻ, đỗ quyên. Ở độ cao trên 2000m, rừng hỗn giao giảm dần, pơmu mọc thành rừng kín cao tới 40-50m, đường kính thân có cây tới 1,5m. Cao hơn nữa là những cánh rừng thông xen kẽ các tầng cây bụi nhỏ rồi đến trúc lùn, cậy họ cói, cậy họ hoa hồng, cây họ thạch nam, cây họ cúc, cây họ hoàng liên xen kẽ. Lùi dần về phía đông nam, độ cao hạ dần, khí hậu ấm áp hơn làm cho lớp phủ thực vật rừng có điều kiện phát triển. Bên cạnh các loại gỗ quý (nghiến, trúc, lát hoa, chò chỉ, pơmu, cây thuốc quý (đẳng sâm, sơn tra, hò thủ ô, hoài sơn, sa nhân), động vật hiếm (hổ, báo, cầy hương, lợn rừng, chó sói, sơn dương, gấu, hươu, vượn, khỉ, trăn, tê tê, đàng đẵng, ếch dát, gà lôi, nộc cốc, phượng hoàng đất) cùng nhiều khu rừng cho lâm, đặc sản (cọ, măng, song, móc, nấm hương, mộc nhĩ, trẩu, quế, chè).
Trữ lượng rừng:
Tổng trữ lượng của các loại rừng tỉnh Yên Bái có 14.080,719 m3 gỗ và 114.638.800 cây tre, nứa, vầu các loại. Theo kết quả kiểm kê, rừng tự nhiên của Yên Bái chủ yếu còn ở hai cấp trữ lượng III và IV. Cấp trữ lượng III: 151-225 m3/ha, chiếm 18,2%; cấp trữ lượng IV: 76-150 m3/ha, chiếm 34,2%, cá biệt có nơi rừng còn đạt 250 m3/ha, nhưng không đáng kể về diện tích. Trữ lượng rừng của Yên Bái tập trung chủ yếu ở các huyện: Văn Yên, Văn Chấn, Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Trấn Yên, Yên Bình và Lục Yên.
Thảm thực vật, động vật hoang dã:
Với diện tích đất có rừng khá lớn, rừng Yên Bái được tổ chức Bảo tồn động thực vật quốc tế (FFI), Quỹ bảo tồn thiên nhiên Việt Nam (VCF) đánh giá có độ đa dạng sinh học phong phú, đa dạng về chủng loại bao gồm rừng nguyên sinh, rừng thường xanh, rừng rụng lá mùa thu, rừng hỗn giao. Mặt khác rừng Yên Bái có hệ thống thực vật đa dạng. Hệ thực vật ở Yên Bái đã được ghi nhận có khoảng 1.479 loài thực vật bậc cao thuộc 170 họ, 715 chi trong đó có 91 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc diện cần phải bảo tồn theo tiêu chí đánh giá của Sách Đỏ Việt Nam (2007), IUCN (2016) như: Lan Kim Tuyến, Củ rắn cắn, Pơmu, Lim, Sến, Táu, Gù Hương… Trong khu vực rừng á nhiệt đới của tỉnh có nhiều loại cây lá kim (như: pơmu, thông nàng, thông tre lá lớn, sa mộc) xen lẫn cây lá rộng thuộc họ sồi dẻ, đỗ quyên. Ở độ cao trên 2.000 m, rừng hỗn giao giảm dần, pơmu mọc thành rừng kín cao tới 40-50m, đường kính thân có cây tới 1,5m. Cao hơn nữa là những cánh rừng thông xen kẽ các tầng cây bụi nhỏ rồi đến trúc lùn, cậy họ cói, cây họ hoa hồng, cây họ thạch nam, cây họ cúc, cây họ hoàng liên xen kẽ. Lùi dần về phía Đông Nam, độ cao hạ dần, khí hậu ấm áp hơn làm cho lớp phủ thực vật rừng có điều kiện phát triển. Bên cạnh các loại gỗ quý (nghiến, trúc, lát hoa, chò chỉ, pơmu), cây thuốc quý (đẳng sâm, sơn tra, hà thủ ô, hoài sơn, sa nhân), cùng nhiều khu rừng cho lâm, đặc sản (cọ, măng, song, móc, nấm hương, mộc nhĩ, trẩu, quế, chè).
Về động vật rừng có khoảng 82 loài thú thuộc 22 họ, 7 bộ trong đó có 22 loài nguy cấp quý hiếm có giá trị bảo tồn được ghi nhận tại Sách Đỏ Việt Nam (2007) và Danh lục Đỏ IUCN 2017; 237 loài chim thuộc 50 họ, 15 bộ, trong đó có 10 loài có giá trị bảo tồn cấp quốc gia và quốc tế; 64 loài bò sát và lưỡng cư thuộc 21 họ, 3 bộ trong đó có 20 loài có giá trị bảo tồn cấp quốc gia và quốc tế… Các loài này tập trung chủ yếu ở các khu rừng tự nhiên tại các huyện còn nhiều tài nguyên rừng như: Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Yên, Lục Yên, Trấn Yên đặc biệt là Khu bảo tồn loài sinh vật cảnh Mù Cang Chải, huyện Mù Cang Chải và Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu, huyện Văn Yên.
Đã thống kê được 22 loài thú có giá trị bảo tồn cấp quốc gia và quốc tế trên địa bàn tỉnh Yên Bái gồm:
- Sách đỏ Việt Nam (2007) có 20 loài, trong đó: 2 loài ở bậc CR (Rất nguy cấp), 6 loài ở bậc EN (Nguy cấp), 11 loài ở bậc VU (Sẽ nguy cấp) và 1 loài ở bậc LR (Ít nguy cấp).
- Danh lục Đỏ IUCN (2017) có 15 loài, trong đó: 2 loài ở bậc EN (Nguy cấp), 8 loài ở bậc VU (Sẽ nguy cấp), 5 loài ở bậc NT (Sắp bị đe doạ).
- Nghị định 32/2006/ NĐ-CP của Chính phủ có 20 loài, trong đó: 12 loài thuộc nhóm IB (nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đính thương mại) và 8 loài thuộc nhóm IIB (hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đính thương mại).
- Nghị định 160/2013/NĐ-CP của Chính phủ: có 11 loài trong Phụ lục I (Danh lục loài nguy cấp, quý hiếm cần ưu tiên bảo vệ).
Tài nguyên rừng của Yên Bái ngoài việc bảo tồn nguồn gen động thực vật còn điều hòa nguồn nước, khí hậu. Chính vì vậy việc khôi phục vốn rừng đã mất, trồng thêm, tái tạo quỹ rừng là một trong những nhiệm vụ cần được quan tâm đặc biệt trong các chương trình bảo vệ môi trường sinh thái của tỉnh.
(Tài liệu do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cung cấp kèm theo Quyết định số 448/QĐ-UBND ngày 03/4/2023 của UBND tỉnh Yên Bái về việc công bố hiện trạng rừng tỉnh Yên Bái năm 2022; Cuốn Niên giám thống kê tỉnh Yên Bái năm 2022)