CTTĐT - Thực hiện Quyết định số 401/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Ủy ban nhân dân tỉnh đã xây dựng và ban hành Kế hoạch hành động triển khai Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội.
Chính sách tín dụng giúp các hộ nghèo có nguồn vốn vay ưu đãi để phát triển sản xuất kinh doanh, từng bước ổn định cuộc sống và giảm nghèo bền vững.
Với mục đích nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của tín dụng chính sách xã hội trong việc thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, Chương trình xây dựng nông thôn mới. Tăng cường sự chỉ đạo của các cấp chính quyền trong việc bố trí nguồn lực cho tín dụng chính sách xã hội, tạo điều kiện để Ngân hàng Chính sách xã hội triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách.
Nhằm tăng cường sự chỉ đạo của chính quyền địa phương, các sở, ban, ngành đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội, theo Kế hoạch, đối với UBND các huyện, thị xã, thành phố phải xác định nhiệm vụ chỉ đạo hoạt động tín dụng chính sách xã hội là một trong những nội dung trong chương trình, kế hoạch hoạt động thường xuyên của đơn vị.
Tăng cường chỉ đạo đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội tại địa phương. Làm tốt công tác điều tra, rà soát, xác định đối tượng vay vốn các chương trình tín dụng chính sách để hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được thụ hưởng kịp thời các chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ. Chỉ đạo Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách (CSXH) cấp huyện làm tốt chức năng kiểm tra, giám sát đảm bảo nguồn vốn ưu đãi được đầu tư đúng đối tượng. Chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp tốt với Ngân hàng CSXH trong việc đầu tư, sử dụng nguồn vốn tín dụng chính sách trên địa bàn đúng mục đích, có hiệu quả.
Đối với UBND các xã, phường, thị trấn cần tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý đối với các Tổ Tiết kiệm và vay vốn trên địa bàn. Yêu cầu Ban quản lý tổ thực hiện nghiêm túc quy định về việc bình xét công khai khi vay vốn và thường xuyên kiểm tra đôn đốc hộ vay sử dụng vốn đúng mục đích. Đôn đốc, chỉ đạo Trưởng thôn, bản, tổ dân phố; Lãnh đạo các tổ chức Hội, đoàn thể kiểm tra, giám sát việc điều hành hoạt động của Tổ Tiết kiệm và vay vốn và tham gia các cuộc họp bình xét cho vay theo quy định, đảm bảo đúng quy trình, đúng đối tượng thụ hưởng. Ban hành văn bản chỉ đạo trưởng thôn, bản, tổ dân phố thực hiện nhiệm vụ trong quản lý hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn thôn, bản, tổ dân phố.
Chỉ đạo các bộ phận liên quan phối hợp với NHCSXH để xử lý các khoản nợ quá hạn, nợ bị chiếm dụng, vay ké, vay hộ, đặc biệt có biện pháp thu hồi đối với những hộ có điều kiện trả nợ quá hạn nhưng không trả và các trường hợp chiếm dụng tiền gốc, lãi của tổ viên.
Nắm bắt tình hình cư trú của các hộ dân trên địa bàn và báo cáo kịp thời những trường hợp hộ vay vốn làm thủ tục chuyển khỏi địa phương hoặc có dấu hiệu bỏ đi khỏi địa phương để có biện pháp xử lý thích hợp. Chỉ xác nhận các thủ tục chuyển đi khi hộ vay đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Ngân hàng.
Lồng ghép các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, chuyển giao khoa học kỹ thuật, hướng dẫn cách làm ăn, xây dựng các mô hình kinh tế.v.v. với việc triển khai các chương trình tín dụng chính sách nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của hộ vay.
Đối với các sở, ban, ngành có liên quan, cần phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Chính sách xã hội trong việc triển khai thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành. Tham mưu cho Ban chỉ đạo điều tra, rà soát hộ nghèo hàng năm chỉ đạo các đơn vị cơ sở triển khai công tác điều tra, rà soát hộ nghèo đảm bảo chính xác, khách quan, kịp thời làm cơ sở cho việc triển khai thực hiện các chính sách đối với hộ nghèo. Chỉ đạo cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện nâng cao trách nhiệm trong việc hướng dẫn cấp cơ sở điều tra, rà soát hộ nghèo, hạn chế những sai lệch về tên, tuổi, thông tin cá nhân ảnh hưởng tới việc thực hiện quyền lợi cho hộ nghèo và đối tượng chính sách; Phối hợp chặt chẽ với với Ngân hàng Chính sách xã hội trong việc lồng ghép hoạt động tín dụng chính sách với các chương trình, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, chương trình nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn, chương trình cho vay trồng rừng sản xuất, phát triển chăn nuôi theo Nghị định 75/2015/NĐ-CP của Chính phủ ...
Phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội trong việc triển khai thực hiện chương trình cho vay học sinh sinh viên theo Quyết định số 157/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Đối với Ban Dân tộc tỉnh cần tham mưu cho UBND tỉnh trong việc thực hiện các chính sách đối với vùng dân tộc, hộ dân tộc trên địa bàn tỉnh gắn với chính sách tín dụng ưu đãi nhằm phát huy hiệu quả nguồn vốn tín dụng trong việc thực hiện các chính sách dân tộc, nâng cao đời sống hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng khó khăn. Chỉ đạo cơ quan dân tộc cấp huyện thực hiện việc rà soát, lập danh sách đối tượng được thụ hưởng chính sách đảm bảo kịp thời, khách quan làm cơ sở cho việc triển khai thực hiện chính sách. Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, nắm bắt những khó khăn, vướng mắc từ cơ sở từ đó kiến nghị cấp trên đáp ứng nhu cầu nguồn lực hoặc sửa đổi những vấn đề bất cập, chồng chéo trong thực hiện chính sách (nếu có).
Đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội tham gia thực hiện tín dụng chính sách xã hội phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các cấp thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tín dụng chính sách xã hội đến các tầng lớp nhân dân. Thực hiện chức năng giám sát cộng đồng đối với việc thực hiện các chủ trương chính sách cẩu Đảng và Nhà nước về giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội cũng như đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội do Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện.
Các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện đầy đủ và có hiệu quả các công việc được Ngân hàng Chính sách xã hội uỷ thác, lồng ghép các nội dung được uỷ thác với các chương trình, dự án và hoạt động thường xuyên của tổ chức chính trị; làm tốt công tác tư vấn, hướng dẫn xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất, kinh doanh điển hình, các tấm gương vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng từ vốn tín dụng chính sách.
Các cơ quan báo chí của tỉnh tiếp tục tuyên truyền rộng rãi về Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư, Quyết định số 401/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ để các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân hiểu rõ quan điểm của Đảng, Nhà nước về tín dụng chính sách xã hội. Tích cực tuyên truyền về các gương điển hình sử dụng vốn ưu đãi thoát nghèo, vươn lên làm giàu, các mô hình phát triển kinh tế hộ gia đình để có tác dụng nhân rộng.
Ngân hàng Chính sách xã hội tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, tập trung nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động để triển khai có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách xã hội. Tranh thủ nguồn vốn ưu đãi từ Trung ương để đầu tư các chương trình tín dụng ưu đãi trên địa bàn tỉnh. Tham mưu cho UBND tỉnh phân bổ nguồn vốn tín dụng ưu đãi cho các đơn vị phù hợp với nhu cầu và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương.
2011 lượt xem
Tiến Lập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Thực hiện Quyết định số 401/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Ủy ban nhân dân tỉnh đã xây dựng và ban hành Kế hoạch hành động triển khai Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội.Với mục đích nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của tín dụng chính sách xã hội trong việc thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, Chương trình xây dựng nông thôn mới. Tăng cường sự chỉ đạo của các cấp chính quyền trong việc bố trí nguồn lực cho tín dụng chính sách xã hội, tạo điều kiện để Ngân hàng Chính sách xã hội triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách.
Nhằm tăng cường sự chỉ đạo của chính quyền địa phương, các sở, ban, ngành đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội, theo Kế hoạch, đối với UBND các huyện, thị xã, thành phố phải xác định nhiệm vụ chỉ đạo hoạt động tín dụng chính sách xã hội là một trong những nội dung trong chương trình, kế hoạch hoạt động thường xuyên của đơn vị.
Tăng cường chỉ đạo đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội tại địa phương. Làm tốt công tác điều tra, rà soát, xác định đối tượng vay vốn các chương trình tín dụng chính sách để hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được thụ hưởng kịp thời các chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ. Chỉ đạo Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách (CSXH) cấp huyện làm tốt chức năng kiểm tra, giám sát đảm bảo nguồn vốn ưu đãi được đầu tư đúng đối tượng. Chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp tốt với Ngân hàng CSXH trong việc đầu tư, sử dụng nguồn vốn tín dụng chính sách trên địa bàn đúng mục đích, có hiệu quả.
Đối với UBND các xã, phường, thị trấn cần tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý đối với các Tổ Tiết kiệm và vay vốn trên địa bàn. Yêu cầu Ban quản lý tổ thực hiện nghiêm túc quy định về việc bình xét công khai khi vay vốn và thường xuyên kiểm tra đôn đốc hộ vay sử dụng vốn đúng mục đích. Đôn đốc, chỉ đạo Trưởng thôn, bản, tổ dân phố; Lãnh đạo các tổ chức Hội, đoàn thể kiểm tra, giám sát việc điều hành hoạt động của Tổ Tiết kiệm và vay vốn và tham gia các cuộc họp bình xét cho vay theo quy định, đảm bảo đúng quy trình, đúng đối tượng thụ hưởng. Ban hành văn bản chỉ đạo trưởng thôn, bản, tổ dân phố thực hiện nhiệm vụ trong quản lý hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn thôn, bản, tổ dân phố.
Chỉ đạo các bộ phận liên quan phối hợp với NHCSXH để xử lý các khoản nợ quá hạn, nợ bị chiếm dụng, vay ké, vay hộ, đặc biệt có biện pháp thu hồi đối với những hộ có điều kiện trả nợ quá hạn nhưng không trả và các trường hợp chiếm dụng tiền gốc, lãi của tổ viên.
Nắm bắt tình hình cư trú của các hộ dân trên địa bàn và báo cáo kịp thời những trường hợp hộ vay vốn làm thủ tục chuyển khỏi địa phương hoặc có dấu hiệu bỏ đi khỏi địa phương để có biện pháp xử lý thích hợp. Chỉ xác nhận các thủ tục chuyển đi khi hộ vay đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Ngân hàng.
Lồng ghép các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, chuyển giao khoa học kỹ thuật, hướng dẫn cách làm ăn, xây dựng các mô hình kinh tế.v.v. với việc triển khai các chương trình tín dụng chính sách nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của hộ vay.
Đối với các sở, ban, ngành có liên quan, cần phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Chính sách xã hội trong việc triển khai thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành. Tham mưu cho Ban chỉ đạo điều tra, rà soát hộ nghèo hàng năm chỉ đạo các đơn vị cơ sở triển khai công tác điều tra, rà soát hộ nghèo đảm bảo chính xác, khách quan, kịp thời làm cơ sở cho việc triển khai thực hiện các chính sách đối với hộ nghèo. Chỉ đạo cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện nâng cao trách nhiệm trong việc hướng dẫn cấp cơ sở điều tra, rà soát hộ nghèo, hạn chế những sai lệch về tên, tuổi, thông tin cá nhân ảnh hưởng tới việc thực hiện quyền lợi cho hộ nghèo và đối tượng chính sách; Phối hợp chặt chẽ với với Ngân hàng Chính sách xã hội trong việc lồng ghép hoạt động tín dụng chính sách với các chương trình, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, chương trình nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn, chương trình cho vay trồng rừng sản xuất, phát triển chăn nuôi theo Nghị định 75/2015/NĐ-CP của Chính phủ ...
Phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội trong việc triển khai thực hiện chương trình cho vay học sinh sinh viên theo Quyết định số 157/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Đối với Ban Dân tộc tỉnh cần tham mưu cho UBND tỉnh trong việc thực hiện các chính sách đối với vùng dân tộc, hộ dân tộc trên địa bàn tỉnh gắn với chính sách tín dụng ưu đãi nhằm phát huy hiệu quả nguồn vốn tín dụng trong việc thực hiện các chính sách dân tộc, nâng cao đời sống hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng khó khăn. Chỉ đạo cơ quan dân tộc cấp huyện thực hiện việc rà soát, lập danh sách đối tượng được thụ hưởng chính sách đảm bảo kịp thời, khách quan làm cơ sở cho việc triển khai thực hiện chính sách. Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, nắm bắt những khó khăn, vướng mắc từ cơ sở từ đó kiến nghị cấp trên đáp ứng nhu cầu nguồn lực hoặc sửa đổi những vấn đề bất cập, chồng chéo trong thực hiện chính sách (nếu có).
Đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội tham gia thực hiện tín dụng chính sách xã hội phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các cấp thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tín dụng chính sách xã hội đến các tầng lớp nhân dân. Thực hiện chức năng giám sát cộng đồng đối với việc thực hiện các chủ trương chính sách cẩu Đảng và Nhà nước về giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội cũng như đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội do Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện.
Các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện đầy đủ và có hiệu quả các công việc được Ngân hàng Chính sách xã hội uỷ thác, lồng ghép các nội dung được uỷ thác với các chương trình, dự án và hoạt động thường xuyên của tổ chức chính trị; làm tốt công tác tư vấn, hướng dẫn xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất, kinh doanh điển hình, các tấm gương vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng từ vốn tín dụng chính sách.
Các cơ quan báo chí của tỉnh tiếp tục tuyên truyền rộng rãi về Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư, Quyết định số 401/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ để các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân hiểu rõ quan điểm của Đảng, Nhà nước về tín dụng chính sách xã hội. Tích cực tuyên truyền về các gương điển hình sử dụng vốn ưu đãi thoát nghèo, vươn lên làm giàu, các mô hình phát triển kinh tế hộ gia đình để có tác dụng nhân rộng.
Ngân hàng Chính sách xã hội tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, tập trung nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động để triển khai có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách xã hội. Tranh thủ nguồn vốn ưu đãi từ Trung ương để đầu tư các chương trình tín dụng ưu đãi trên địa bàn tỉnh. Tham mưu cho UBND tỉnh phân bổ nguồn vốn tín dụng ưu đãi cho các đơn vị phù hợp với nhu cầu và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương.