CTTĐT - Tính đến hết ngày 23/7/2019, huyện Trấn Yên đã có 14/22 xã, thị trấn xuất hiện bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, tiêu huỷ trên 100 tấn lợn. Toàn huyện có 2 địa phương đang chờ công nhận hết dịch bệnh là Thị trấn Cổ Phúc và xã Minh Tiến vì đã qua 30 ngày không có thêm lợn mắc bệnh. Hiện tại, huyện Trấn Yên vẫn đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh, hạn chế thiệt hại trong chăn nuôi.
Huyện Trấn Yên vẫn đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh, hạn chế thiệt hại trong chăn nuôi.
Gia đình anh Nguyễn Mạnh Thắng là một trong hai hộ của xã Đào Thịnh có lợn bị mắc dịch tả Châu Phi và đã bị tiêu hủy với tổng số 45 con, tổng trọng lượng hơn 1,6 tấn. Đợt dịch bệnh lần này đã khiến gia đình anh Thắng thiệt hại hơn 100 triệu đồng. Anh Nguyễn Mạnh Thắng, thôn 4, xã Đào Thịnh cho biết: mặc dù đã tiêu hủy đàn lợn cách đây nhiều hôm nhưng gia đình tôi không chủ quan lơ là trong công tác phòng dịch, nên hàng ngày vẫn rắc vôi bột khử trùng chuồng nuôi, dọn rửa chuồng trại sạch sẽ nhằm bảo vệ môi trường, tránh ảnh hưởng đến các hộ chăn nuôi vùng lân cận cũng như chuẩn bị tốt các điều kiện để tái đàn vật nuôi khi hết thời gian cách ly.
Cùng với đó, người chăn nuôi trên địa bàn huyện đã ý thức được sự phức tạp của dịch bệnh nên đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm cách ly đàn lợn không cho người ngoài đến gần khu chuồng nuôi, đồng thời hàng ngày vệ sinh khu vực trong chuồng và xung quanh sạch sẽ, rắc vôi bột và phun tiêu độc khử trùng. Riêng về chế độ dinh dưỡng, khuyến cáo người dân không cho lợn ăn cám thẳng mà ủ cám với nước sôi để hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro dịch bệnh có thể phát sinh.
Xã Nga Quán có tổng đàn lợn gần 3.900 con, trong đó gần 800 con lợn nái. Là địa phương tiếp giáp với xã Cường Thịnh và thị trấn Cổ Phúc trước đó đã có đàn lợn mắc dịch tả Châu Phi, nên nguy cơ lây nhiễm bệnh dịch rất cao. Để bảo vệ đàn vật nuôi trước dịch bệnh, ổn định thu nhập cho người chăn nuôi, xã Nga Quán đã khẩn trương thành lập Ban Chỉ đạo phòng chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, tăng cường cán bộ xuống cơ sở, thống kê đàn lợn đồng thời tuyên truyền để người chăn nuôi hiểu được tầm quan trọng của việc phòng chống dịch tả lợn Châu Phi.
Tính đến hết ngày 23/7/2019, Trấn Yên đã có 14/22 xã, thị trấn mắc dịch tả lợn Châu Phi, tổng số lợn tiêu hủy là 2.295 con của 154 hộ gia đình, tổng trọng lượng hơn 109 tấn. Tại các địa phương có dịch, huyện chỉ đạo tổ chức thực hiện các biện pháp tiêu hủy theo quy định. Sau tiêu hủy tổ chức vệ sinh, khử trùng tiêu độc chuồng trại, khu chăn nuôi và các phương tiện dụng cụ chăn nuôi, chất thải theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn. Trấn Yên đã cấp 800 lít thuốc phun tiêu độc khử trùng vệ sinh chuồng trại cho các hộ chăn nuôi trong vùng dịch, vùng uy hiếp và các chốt kiểm soát. Thành lập 10 chốt kiểm soát dịch bệnh tại các tuyến đường liên thôn, đường tỉnh lộ, quốc lộ, đến nay trên địa bàn huyện còn 4 chốt kiểm soát tại Minh Quân, Vân Hội, Cường Thịnh và Quy Mông. Đặc biệt, chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức cho các hộ chăn nuôi lợn ký cam kết thực hiện triệt để “5 không”, không tái đàn trong thời gian đang có dịch. Hiện có 2 địa phương là Minh Tiến và thị trấn Cổ Phúc của Trấn Yên đã qua 30 ngày không để xảy ra lợn chết do dịch tả Châu Phi.
1167 lượt xem
CTV: Nguyễn Thư
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Tính đến hết ngày 23/7/2019, huyện Trấn Yên đã có 14/22 xã, thị trấn xuất hiện bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, tiêu huỷ trên 100 tấn lợn. Toàn huyện có 2 địa phương đang chờ công nhận hết dịch bệnh là Thị trấn Cổ Phúc và xã Minh Tiến vì đã qua 30 ngày không có thêm lợn mắc bệnh. Hiện tại, huyện Trấn Yên vẫn đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh, hạn chế thiệt hại trong chăn nuôi.Gia đình anh Nguyễn Mạnh Thắng là một trong hai hộ của xã Đào Thịnh có lợn bị mắc dịch tả Châu Phi và đã bị tiêu hủy với tổng số 45 con, tổng trọng lượng hơn 1,6 tấn. Đợt dịch bệnh lần này đã khiến gia đình anh Thắng thiệt hại hơn 100 triệu đồng. Anh Nguyễn Mạnh Thắng, thôn 4, xã Đào Thịnh cho biết: mặc dù đã tiêu hủy đàn lợn cách đây nhiều hôm nhưng gia đình tôi không chủ quan lơ là trong công tác phòng dịch, nên hàng ngày vẫn rắc vôi bột khử trùng chuồng nuôi, dọn rửa chuồng trại sạch sẽ nhằm bảo vệ môi trường, tránh ảnh hưởng đến các hộ chăn nuôi vùng lân cận cũng như chuẩn bị tốt các điều kiện để tái đàn vật nuôi khi hết thời gian cách ly.
Cùng với đó, người chăn nuôi trên địa bàn huyện đã ý thức được sự phức tạp của dịch bệnh nên đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm cách ly đàn lợn không cho người ngoài đến gần khu chuồng nuôi, đồng thời hàng ngày vệ sinh khu vực trong chuồng và xung quanh sạch sẽ, rắc vôi bột và phun tiêu độc khử trùng. Riêng về chế độ dinh dưỡng, khuyến cáo người dân không cho lợn ăn cám thẳng mà ủ cám với nước sôi để hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro dịch bệnh có thể phát sinh.
Xã Nga Quán có tổng đàn lợn gần 3.900 con, trong đó gần 800 con lợn nái. Là địa phương tiếp giáp với xã Cường Thịnh và thị trấn Cổ Phúc trước đó đã có đàn lợn mắc dịch tả Châu Phi, nên nguy cơ lây nhiễm bệnh dịch rất cao. Để bảo vệ đàn vật nuôi trước dịch bệnh, ổn định thu nhập cho người chăn nuôi, xã Nga Quán đã khẩn trương thành lập Ban Chỉ đạo phòng chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, tăng cường cán bộ xuống cơ sở, thống kê đàn lợn đồng thời tuyên truyền để người chăn nuôi hiểu được tầm quan trọng của việc phòng chống dịch tả lợn Châu Phi.
Tính đến hết ngày 23/7/2019, Trấn Yên đã có 14/22 xã, thị trấn mắc dịch tả lợn Châu Phi, tổng số lợn tiêu hủy là 2.295 con của 154 hộ gia đình, tổng trọng lượng hơn 109 tấn. Tại các địa phương có dịch, huyện chỉ đạo tổ chức thực hiện các biện pháp tiêu hủy theo quy định. Sau tiêu hủy tổ chức vệ sinh, khử trùng tiêu độc chuồng trại, khu chăn nuôi và các phương tiện dụng cụ chăn nuôi, chất thải theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn. Trấn Yên đã cấp 800 lít thuốc phun tiêu độc khử trùng vệ sinh chuồng trại cho các hộ chăn nuôi trong vùng dịch, vùng uy hiếp và các chốt kiểm soát. Thành lập 10 chốt kiểm soát dịch bệnh tại các tuyến đường liên thôn, đường tỉnh lộ, quốc lộ, đến nay trên địa bàn huyện còn 4 chốt kiểm soát tại Minh Quân, Vân Hội, Cường Thịnh và Quy Mông. Đặc biệt, chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức cho các hộ chăn nuôi lợn ký cam kết thực hiện triệt để “5 không”, không tái đàn trong thời gian đang có dịch. Hiện có 2 địa phương là Minh Tiến và thị trấn Cổ Phúc của Trấn Yên đã qua 30 ngày không để xảy ra lợn chết do dịch tả Châu Phi.