CTTĐT - Dù phải đối mặt với nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh, song giá trị sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm trên địa bàn thành phố Yên Bái vẫn có bước tăng trưởng khá so với cùng kỳ. Để phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn trong năm 2019 đạt 3.510 tỷ đồng. Hiện thành phố đang tập trung khuyến khích các doanh nghiệp, các cơ sở, hộ sản xuất cá thể mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư máy móc, thiết bị và dây chuyền sản xuất nâng cao giá trị sản phẩm, đem lại lợi nhuận cao, hướng đến nền sản xuất công nghiệp thành phố phát triển nhanh, bền vững.
Công ty TNHH cơ khí và xây lắp Hồng Hà, phường Nam Cường thành phố Yên Bái, thu hút giải quyết việc làm cho trên 30 lao động tại địa phương
Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn trong sản xuất, do giá nguyên, nhiên liệu đầu vào tăng, giảm thất thường, chi phí cho sản xuất tăng cao, do giá xăng và giá điện tăng, thị trường tiêu thụ thiếu bền vững, thiếu mặt bằng sản xuất… Nhưng nhờ thực hiện tốt các giải pháp tiết kiệm nguyên, nhiên vật liệu, khai thác tốt máy móc thiết bị, giảm nhân công lao động. Đồng thời tích cực tìm kiếm thị trường, cơ sở sản xuất than không khói của gia đình anh Nguyễn Quốc Lập, thôn Đồng Đình xã Âu Lâu thành phố Yên Bái vẫn duy trì sản xuất ổn định, thu hút giải quyết việc làm cho gần 10 lao động, với mức lương từ 6 triệu đồng/người/tháng. Bà Trần Thị Thu Hà - công nhân cơ sở sản xuất than không khói, thôn Đồng Đình, xã Âu Lâu nói: Tôi tham gia sản xuất tại cơ sở được vài năm rồi, dù có khó khăn trong sản xuất kinh doanh, nhưng chủ cơ sở luôn tìm được nguồn cung ứng sản phẩm, nên việc làm của công nhân có đều, lương được lĩnh đầy đủ kịp thời đã giúp cho tôi và các công nhân khác nâng cao được cuộc sống gia đình, cho con cái ăn học, chúng tôi rất phấn khởi.
Cơ sở sản xuất gạch không nung Hợp tác xã Nông nghiệp xã Minh Bảo được thành lập và đi vào sản xuất hơn 2 năm nay. Để đảm bảo tiêu chuẩn và chất lượng sản phẩm phục vụ tốt nhu cầu khách hàng, cơ sở đã đầu tư máy ép gạch với công suất 6 nghìn viên/ngày. Sản phẩm gạch không nung của cơ sở đã cung cấp cho nhiều công trình xây dựng nhà ở trong dân và một số công trình xây dựng của Nhà nước, tạo việc làm cho 4 lao động, với mức lương từ 6 đến 8 triệu đồng/người/tháng. Từ đầu năm đến nay, cơ sở đã cung cấp trên 10 vạn gạch ra thị trường, đem lại lợi nhuận khá, đóng góp đầy đủ ngân sách cho địa phương. Tuy nhiên, để phát triển bền vững, cơ sở mong muốn được tiếp cận với các công trình xây dựng Nhà nước và tạo điều kiện về cơ chế chính sách trong sản xuất kinh doanh. Chị Nguyễn Thị Bích Phượng - chủ cơ sở sản xuất gạch không nung, HTX Nông nghiệp xã Minh Bảo cho biết: Khi thành lập HTX nguồn vốn chủ yếu là của các thành viên, chưa có sự hỗ trợ của Nhà nước. Để mở rộng quy mô sản xuất, thu hút giải quyết việc làm cho các lao động của địa phương, chúng tôi mong muốn được Nhà nước cho vay thêm nguồn vốn ưu đãi và được tiếp cận với các công trình Nhà nước để cung cấp sản phẩm, phát triển cơ sở ngày lớn mạnh hơn, góp phần thúc đẩy kinh tế xã Minh Bảo ngày phát triển.
Để tạo điều kiện cho ngành công nghiệp phát triển nhanh, bền vững. Bên cạnh khuyến khích các hộ sản xuất cá thể, các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ đầu tư phát triển sản xuất. Thời gian qua, thành phố Yên Bái đã có nhiều cơ chế, chính sách để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào các cụm công nghiệp trên địa bàn. Hỗ trợ 50% kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng, kinh phí san tạo mặ bằng, mức hỗ trợ tối đa 3 tỷ đồng/dự án. Đến nay, cụm công nghiệp Đầm Hồng đã lấp đầy 22 đơn vị có dự án đầu tư sản xuất, với vốn đầu tư của các doanh nghiệp đạt trên 100 tỷ đồng, thu hút giải quyết việc làm cho trên 500 lao động. Cụm công nghiệp Âu Lâu đã có 3 doanh nghiệp có dự án đầu tư sản xuất kinh doanh thu hút gần 100 lao động. Các doanh nghiệp tại các khu, cụm công nghiệp đã nỗ lực tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Tích cực đầu tư máy móc, thiết bị và dây chuyền sản xuất hiện đại để nâng cao năng suất, giá trị sản phẩm, tăng sức cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Ông Cù Đức Đua - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Đồng Tâm Xanh, cụm công nghiệp Đầm Hồng, thành phố Yên Bái chia sẻ: Từ lúc đầu thành lập chúng tôi chỉ có 1 trạm sản xuất, bây giờ Công ty đã đầu 3 trạm sản xuất với công suất đủ đáp ứng nhu cầu bê tông thương phẩm cho khách hàng. Bên cạnh đó, để nâng cao chất ượng phục vụ, chúng tôi đầu tư thêm cả trang thiết bị khác như thiết bị về vận tải, bơm phun bê tông, đào tạo tay nghề cho công nhân. Cùng với các doanh nghiệp bạn, chúng tôi luôn có sự liên kết, cạnh tranh lành mạnh để làm thế nào có giá cả hợp lý và chất lượng tốt nhất phục vụ cho khác hàng.
Nhờ sự nỗ lực của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, hộ sản xuất cá thể, nên giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố Yên Bái trong 6 tháng đầu năm 2019, đạt 1.600 tỷ đồng, tăng 10,3% so với cùng kỳ, bằng 45,6% chỉ tiêu phấn đấu của thành phố. Phần thành phố quản lý đạt 1.100 tỷ đồng, tăng 15,79% so với cùng kỳ, bằng 47,83% KH. Với mục tiêu đến hết năm 2019, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 3. 510 tỷ đồng. Trong đó, các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 1 nghìn tỷ đồng, các doanh nghiệp khác, cơ sở, hộ sản xuất cá thể đạt trên 2.500 tỷ đồng. Thời gian tới, thành phố Yên Bái tiếp tục triển khai các chính sách ưu đãi, hỗ trợ, khuyến khích các nhà đầu tư tham gia phát triển công nghiệp trên địa bàn. Chú trọng thu hút, đầu tư phát triển hạ tầng cụm công nghiệp và công nghiệp chế biến, chế tạo các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh cao, thân thiện môi trường, áp dụng công nghệ hiện đại. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư các dự án sản xuất trong cụm công nghiệp Âu Lâu với công nghệ hiện đại, chế biến sâu. Qua đó, góp phần đẩy mạnh lĩnh vực công nghiệp phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả, gắn với bảo vệ môi trường.
1142 lượt xem
Theo Trang TTĐT thành phố Yên Bái
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Dù phải đối mặt với nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh, song giá trị sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm trên địa bàn thành phố Yên Bái vẫn có bước tăng trưởng khá so với cùng kỳ. Để phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn trong năm 2019 đạt 3.510 tỷ đồng. Hiện thành phố đang tập trung khuyến khích các doanh nghiệp, các cơ sở, hộ sản xuất cá thể mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư máy móc, thiết bị và dây chuyền sản xuất nâng cao giá trị sản phẩm, đem lại lợi nhuận cao, hướng đến nền sản xuất công nghiệp thành phố phát triển nhanh, bền vững.Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn trong sản xuất, do giá nguyên, nhiên liệu đầu vào tăng, giảm thất thường, chi phí cho sản xuất tăng cao, do giá xăng và giá điện tăng, thị trường tiêu thụ thiếu bền vững, thiếu mặt bằng sản xuất… Nhưng nhờ thực hiện tốt các giải pháp tiết kiệm nguyên, nhiên vật liệu, khai thác tốt máy móc thiết bị, giảm nhân công lao động. Đồng thời tích cực tìm kiếm thị trường, cơ sở sản xuất than không khói của gia đình anh Nguyễn Quốc Lập, thôn Đồng Đình xã Âu Lâu thành phố Yên Bái vẫn duy trì sản xuất ổn định, thu hút giải quyết việc làm cho gần 10 lao động, với mức lương từ 6 triệu đồng/người/tháng. Bà Trần Thị Thu Hà - công nhân cơ sở sản xuất than không khói, thôn Đồng Đình, xã Âu Lâu nói: Tôi tham gia sản xuất tại cơ sở được vài năm rồi, dù có khó khăn trong sản xuất kinh doanh, nhưng chủ cơ sở luôn tìm được nguồn cung ứng sản phẩm, nên việc làm của công nhân có đều, lương được lĩnh đầy đủ kịp thời đã giúp cho tôi và các công nhân khác nâng cao được cuộc sống gia đình, cho con cái ăn học, chúng tôi rất phấn khởi.
Cơ sở sản xuất gạch không nung Hợp tác xã Nông nghiệp xã Minh Bảo được thành lập và đi vào sản xuất hơn 2 năm nay. Để đảm bảo tiêu chuẩn và chất lượng sản phẩm phục vụ tốt nhu cầu khách hàng, cơ sở đã đầu tư máy ép gạch với công suất 6 nghìn viên/ngày. Sản phẩm gạch không nung của cơ sở đã cung cấp cho nhiều công trình xây dựng nhà ở trong dân và một số công trình xây dựng của Nhà nước, tạo việc làm cho 4 lao động, với mức lương từ 6 đến 8 triệu đồng/người/tháng. Từ đầu năm đến nay, cơ sở đã cung cấp trên 10 vạn gạch ra thị trường, đem lại lợi nhuận khá, đóng góp đầy đủ ngân sách cho địa phương. Tuy nhiên, để phát triển bền vững, cơ sở mong muốn được tiếp cận với các công trình xây dựng Nhà nước và tạo điều kiện về cơ chế chính sách trong sản xuất kinh doanh. Chị Nguyễn Thị Bích Phượng - chủ cơ sở sản xuất gạch không nung, HTX Nông nghiệp xã Minh Bảo cho biết: Khi thành lập HTX nguồn vốn chủ yếu là của các thành viên, chưa có sự hỗ trợ của Nhà nước. Để mở rộng quy mô sản xuất, thu hút giải quyết việc làm cho các lao động của địa phương, chúng tôi mong muốn được Nhà nước cho vay thêm nguồn vốn ưu đãi và được tiếp cận với các công trình Nhà nước để cung cấp sản phẩm, phát triển cơ sở ngày lớn mạnh hơn, góp phần thúc đẩy kinh tế xã Minh Bảo ngày phát triển.
Để tạo điều kiện cho ngành công nghiệp phát triển nhanh, bền vững. Bên cạnh khuyến khích các hộ sản xuất cá thể, các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ đầu tư phát triển sản xuất. Thời gian qua, thành phố Yên Bái đã có nhiều cơ chế, chính sách để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào các cụm công nghiệp trên địa bàn. Hỗ trợ 50% kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng, kinh phí san tạo mặ bằng, mức hỗ trợ tối đa 3 tỷ đồng/dự án. Đến nay, cụm công nghiệp Đầm Hồng đã lấp đầy 22 đơn vị có dự án đầu tư sản xuất, với vốn đầu tư của các doanh nghiệp đạt trên 100 tỷ đồng, thu hút giải quyết việc làm cho trên 500 lao động. Cụm công nghiệp Âu Lâu đã có 3 doanh nghiệp có dự án đầu tư sản xuất kinh doanh thu hút gần 100 lao động. Các doanh nghiệp tại các khu, cụm công nghiệp đã nỗ lực tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Tích cực đầu tư máy móc, thiết bị và dây chuyền sản xuất hiện đại để nâng cao năng suất, giá trị sản phẩm, tăng sức cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Ông Cù Đức Đua - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Đồng Tâm Xanh, cụm công nghiệp Đầm Hồng, thành phố Yên Bái chia sẻ: Từ lúc đầu thành lập chúng tôi chỉ có 1 trạm sản xuất, bây giờ Công ty đã đầu 3 trạm sản xuất với công suất đủ đáp ứng nhu cầu bê tông thương phẩm cho khách hàng. Bên cạnh đó, để nâng cao chất ượng phục vụ, chúng tôi đầu tư thêm cả trang thiết bị khác như thiết bị về vận tải, bơm phun bê tông, đào tạo tay nghề cho công nhân. Cùng với các doanh nghiệp bạn, chúng tôi luôn có sự liên kết, cạnh tranh lành mạnh để làm thế nào có giá cả hợp lý và chất lượng tốt nhất phục vụ cho khác hàng.
Nhờ sự nỗ lực của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, hộ sản xuất cá thể, nên giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố Yên Bái trong 6 tháng đầu năm 2019, đạt 1.600 tỷ đồng, tăng 10,3% so với cùng kỳ, bằng 45,6% chỉ tiêu phấn đấu của thành phố. Phần thành phố quản lý đạt 1.100 tỷ đồng, tăng 15,79% so với cùng kỳ, bằng 47,83% KH. Với mục tiêu đến hết năm 2019, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 3. 510 tỷ đồng. Trong đó, các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 1 nghìn tỷ đồng, các doanh nghiệp khác, cơ sở, hộ sản xuất cá thể đạt trên 2.500 tỷ đồng. Thời gian tới, thành phố Yên Bái tiếp tục triển khai các chính sách ưu đãi, hỗ trợ, khuyến khích các nhà đầu tư tham gia phát triển công nghiệp trên địa bàn. Chú trọng thu hút, đầu tư phát triển hạ tầng cụm công nghiệp và công nghiệp chế biến, chế tạo các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh cao, thân thiện môi trường, áp dụng công nghệ hiện đại. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư các dự án sản xuất trong cụm công nghiệp Âu Lâu với công nghệ hiện đại, chế biến sâu. Qua đó, góp phần đẩy mạnh lĩnh vực công nghiệp phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả, gắn với bảo vệ môi trường.