CTTĐT - UBND tỉnh Yên Bái vừa ban hành Quyết định 1593/QĐ-UBND phê duyệt Đề án cơ cấu lại ngành công nghiệp tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025.
Phấn đấu chỉ số sản xuất công nghiệp giai đoạn 2021 - 2025 tăng bình quân 9%/năm
Mục tiêu của Đề án là nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp nhanh, bền vững; sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm công nghiệp, phát triển các sản phẩm có thế mạnh, đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế; đưa công nghiệp thực sự là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội nhanh, bền vững; đến 2025 đóng góp của ngành công nghiệp chiếm khoảng 25% GRDP toàn tỉnh, là khu vực đóng góp nguồn thu quan trọng, chủ lực của ngân sách địa phương.
Phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp đến năm 2025 đạt 20.000 tỷ đồng (giá so sánh 2010); chỉ số sản xuất công nghiệp tăng bình quân 9%/năm.
Cơ cấu công nghiệp khai khoáng chiếm 5,6%, công nghiệp chế biến chế tạo 80,12%; sản xuất, phân phối điện, nước chiếm 13,68%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý nước thải, rác thải chiếm 0,60%.
Phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ lấp đầy khu công nghiệp phía Nam đạt 100%, khu công nghiệp Minh Quân và khu công nghiệp Âu Lâu đạt 70%, tại các cụm công nghiệp bình quân đạt 60%. Quy hoạch và thu hút doanh nghiệp đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp với quy mô khoảng 2.000 ha bên hữu ngạn sông Hồng, kết nối với nút giao IC12, IC13, IC14 đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai.
Đầu tư đồng bộ và hoàn thiện hạ tầng lưới điện, phấn đấu đến năm 2025 cấp điện lưới quốc gia hoặc các loại hình khác (điện mặt trời, điện sinh khối, điện tích năng, thủy điện nhỏ…) đến 100% số thôn, bản và 99% số hộ dân trên địa bàn tỉnh.
Xây dựng được một số cụm liên kết ngành công nghiệp, doanh nghiệp công nghiệp có quy mô lớn, có năng lực cạnh tranh trong khu vực. Đưa Yên Bái trở thành trung tâm chế biến gỗ rừng trồng công nghệ cao của vùng Trung du và miền núi phía Bắc.
Tỷ lệ cơ sở sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý đạt 100%.
Cụ thể về nội dung cơ cấu lại gồm: Ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản, thực phẩm (sản xuất, chế biến chè; sản phẩm từ gỗ rừng trồng, từ lâm sản khác; quế; sắn; măng tre Bát Độ; chế biến tơ lụa từ kén tằm và một số sản phẩm mới khác); Ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản (khai thác, chế biến đá vôi trắng; quặng sắt; khai thác tuyển Grafit; khai thác, chế biến chì - kẽm, quặng đồng; đất hiếm); Ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng (Sản xuất xi măng +Clinker; gạch nung; gạch không nung; sứ; điện; các loại vật liệu xây dựng thông thường và phát triển một số sản phẩm mới); Công nghiệp sản xuất, phân phối, cung cấp điện, nước sạch; Ngành công nghiệp chế tạo, lắp ráp sửa chữa cơ khí, điện tử; Phát triển công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chế biến công nghệ cao; Phát triển công nghiệp dệt may, da giày; Công nghiệp hóa chất; Công nghiệp xử lý rác thải và sản xuất phân bón, thức ăn gia súc; Phát triển sản xuất một số sản phẩm mới; Phát triển các sản phẩm mỹ nghệ, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề; Phát triển các khu, cụm công nghiệp, dự án logistics.
Để thực hiện mục tiêu trên, Đề án đưa ra các giải pháp chủ yếu cơ cấu lại ngành công nghiệp gồm: Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với phát triển công nghiệp; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về công nghiệp; đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, các khu, cụm công nghiệp, hạ tầng Logistics; nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu sản xuất công nghiệp; thực hiện đầu tư phát triển các vùng nguyên liệu nông lâm sản, thủy sản đáp ứng cho chế biến công nghiệp; rà soát các nguồn tài nguyên, khoáng sản để cân đối cho sản xuất, chế biến công nghiệp; giải pháp về xây dựng thương hiệu, thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp và mở rộng thị trường; hỗ trợ ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất công nghiệp; tăng cường các biện pháp bảo vệ môi trường trong sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp...
1996 lượt xem
Hiền Trang
Cổng thông tin điện tử tỉnh - UBND tỉnh Yên Bái vừa ban hành Quyết định 1593/QĐ-UBND phê duyệt Đề án cơ cấu lại ngành công nghiệp tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025.Mục tiêu của Đề án là nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp nhanh, bền vững; sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm công nghiệp, phát triển các sản phẩm có thế mạnh, đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế; đưa công nghiệp thực sự là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội nhanh, bền vững; đến 2025 đóng góp của ngành công nghiệp chiếm khoảng 25% GRDP toàn tỉnh, là khu vực đóng góp nguồn thu quan trọng, chủ lực của ngân sách địa phương.
Phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp đến năm 2025 đạt 20.000 tỷ đồng (giá so sánh 2010); chỉ số sản xuất công nghiệp tăng bình quân 9%/năm.
Cơ cấu công nghiệp khai khoáng chiếm 5,6%, công nghiệp chế biến chế tạo 80,12%; sản xuất, phân phối điện, nước chiếm 13,68%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý nước thải, rác thải chiếm 0,60%.
Phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ lấp đầy khu công nghiệp phía Nam đạt 100%, khu công nghiệp Minh Quân và khu công nghiệp Âu Lâu đạt 70%, tại các cụm công nghiệp bình quân đạt 60%. Quy hoạch và thu hút doanh nghiệp đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp với quy mô khoảng 2.000 ha bên hữu ngạn sông Hồng, kết nối với nút giao IC12, IC13, IC14 đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai.
Đầu tư đồng bộ và hoàn thiện hạ tầng lưới điện, phấn đấu đến năm 2025 cấp điện lưới quốc gia hoặc các loại hình khác (điện mặt trời, điện sinh khối, điện tích năng, thủy điện nhỏ…) đến 100% số thôn, bản và 99% số hộ dân trên địa bàn tỉnh.
Xây dựng được một số cụm liên kết ngành công nghiệp, doanh nghiệp công nghiệp có quy mô lớn, có năng lực cạnh tranh trong khu vực. Đưa Yên Bái trở thành trung tâm chế biến gỗ rừng trồng công nghệ cao của vùng Trung du và miền núi phía Bắc.
Tỷ lệ cơ sở sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý đạt 100%.
Cụ thể về nội dung cơ cấu lại gồm: Ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản, thực phẩm (sản xuất, chế biến chè; sản phẩm từ gỗ rừng trồng, từ lâm sản khác; quế; sắn; măng tre Bát Độ; chế biến tơ lụa từ kén tằm và một số sản phẩm mới khác); Ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản (khai thác, chế biến đá vôi trắng; quặng sắt; khai thác tuyển Grafit; khai thác, chế biến chì - kẽm, quặng đồng; đất hiếm); Ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng (Sản xuất xi măng +Clinker; gạch nung; gạch không nung; sứ; điện; các loại vật liệu xây dựng thông thường và phát triển một số sản phẩm mới); Công nghiệp sản xuất, phân phối, cung cấp điện, nước sạch; Ngành công nghiệp chế tạo, lắp ráp sửa chữa cơ khí, điện tử; Phát triển công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chế biến công nghệ cao; Phát triển công nghiệp dệt may, da giày; Công nghiệp hóa chất; Công nghiệp xử lý rác thải và sản xuất phân bón, thức ăn gia súc; Phát triển sản xuất một số sản phẩm mới; Phát triển các sản phẩm mỹ nghệ, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề; Phát triển các khu, cụm công nghiệp, dự án logistics.
Để thực hiện mục tiêu trên, Đề án đưa ra các giải pháp chủ yếu cơ cấu lại ngành công nghiệp gồm: Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với phát triển công nghiệp; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về công nghiệp; đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, các khu, cụm công nghiệp, hạ tầng Logistics; nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu sản xuất công nghiệp; thực hiện đầu tư phát triển các vùng nguyên liệu nông lâm sản, thủy sản đáp ứng cho chế biến công nghiệp; rà soát các nguồn tài nguyên, khoáng sản để cân đối cho sản xuất, chế biến công nghiệp; giải pháp về xây dựng thương hiệu, thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp và mở rộng thị trường; hỗ trợ ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất công nghiệp; tăng cường các biện pháp bảo vệ môi trường trong sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp...