CTTĐT - Ngày 29/7/2021, UBND tỉnh Yên Bái đã ban hành Quyết định phê duyệt Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025.
Ảnh minh họa.
Mục tiêu của Đề án là cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới hiện đại, bền vững. Thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp với ba yếu tố chủ đạo là nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh. Phát triển nhanh về quy mô sản lượng, chất lượng các sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc sản, hữu cơ, sản phẩm OCOP gắn với xây dựng nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, mã số vùng trồng, truy xuất nguồn gốc, đáp ứng nhu cầu của thị trường, đảm bảo an ninh lương thực. Phát triển lâm nghiệp đa mục tiêu; bảo vệ tốt diện tích rừng tự nhiên hiện có, nâng cao chất lượng, hiệu quả rừng trồng theo hướng gỗ lớn gắn với du lịch, dịch vụ, công nghiệp chế biến, bảo quản, tiêu thụ, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Khuyến khích phát triển nông nghiệp xanh, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao, sử dụng hiệu quả tài nguyên gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu; tạo lập sinh kế bền vững trên cơ sở phát huy lợi thế, điều kiện tự nhiên, thế mạnh của các vùng trong tỉnh.
Đổi mới và phát triển quan hệ sản xuất, tổ chức lại sản xuất ở nông thôn theo chuỗi giá trị, nhân rộng mô hình liên kết trong sản xuất nông nghiệp. Khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, đẩy mạnh hỗ trợ nâng cao năng lực và phát triển hợp tác xã nông nghiệp và các tổ hợp tác để phối hợp và phân công sản xuất hợp lý, hiệu quả; bảo đảm tối đa hoá và hài hoà lợi ích giữa người dân trực tiếp sản xuất với doanh nghiệp, hợp tác xã chế biến, đơn vị phân phối sản phẩm và người tiêu dùng.
Tiếp tục triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo hướng đảm bảo thực chất, đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững gắn với quá trình đô thị hóa nông thôn ở những nơi có điều kiện. Phát huy vai trò chủ thể, tự nguyện, trực tiếp của người dân trong xây dựng nông thôn mới. Thu hút doanh nghiệp đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn theo hướng văn minh, hiện đại, kết nối nông thôn với đô thị; giữ gìn môi trường cảnh quan xanh, sạch, đẹp, giàu bản sắc văn hóa địa phương. Thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu và xây dựng nông thôn mới cấp thôn, bản. Lấy cư dân nông thôn là chủ thể, đem lại sự chuyển biến tích cực rõ nét hơn về nếp sống tới thôn, bản, từng hộ gia đình và cuộc sống trực tiếp của mỗi người dân sinh sống ở nông thôn.
Mục tiêu cụ thể của Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025:
(1) Tốc độ tăng tổng sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản (theo giá so sánh 2010) giai đoạn 2021 - 2025 bình quân đạt trên 4,5%/năm. Đến năm 2025, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản (theo giá so sánh 2010) đạt 9.685 tỷ đồng.
(2) Cơ cấu tổng sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản trong GRDP của tỉnh đạt 19,5%. Tỷ trọng ngành chăn nuôi chiếm khoảng 30%, ngành lâm nghiệp chiếm khoảng 37% trong khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản.
(3) Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 321.000 tấn.
(4) Tổng đàn gia súc chính đạt trên 950.000 con.
(5) Sản lượng thịt hơi xuất chuồng các loại đạt trên 61.000 tấn, trong đó sản lượng thịt hơi xuất chuồng đàn gia súc chính 50.000 tấn.
(6) Sản lượng nuôi trồng, khai thác thuỷ sản đạt trên 15.000 tấn.
(7) Có thêm 51 xã đạt chuẩn nông thôn mới (luỹ kế đạt 126 xã, bằng 84% tổng số xã toàn tỉnh; có thêm 2 huyện Yên Bình, Văn Yên đạt chuẩn nông thôn mới và thị xã Nghĩa Lộ hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới). Đến năm 2025 có trên 30% số xã đạt tiêu chí nông thôn mới nâng cao, trên 10% số xã đạt tiêu chí nông thôn mới kiểu mẫu.
(8) Trồng rừng hàng năm đạt trên 15.000 ha; đến năm 2025 toàn tỉnh có trên 40.000 ha rừng cây gỗ lớn; khoảng 100.000 ha rừng trồng được cấp chứng chỉ FSC hoặc chứng nhận hữu cơ (đối với cây quế).
(9) Tỷ lệ che phủ rừng đạt 65%.
(10) Tỷ lệ dân số nông thôn được cung cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 98%.
|
Các giải pháp được đặt ra để thực hiện Đề án bao gồm: đổi mới, hoàn thiện cơ chế chính sách, huy động nguồn lực; cải cách hành chính và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực nông nghiệp; ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp để nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng các sản phẩm nông nghiệp; nâng cao hiệu quả hoạt động của các hình thức tổ chức sản xuất; đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn; phát triển cơ giới hóa nông nghiệp và công nghiệp chế biến nông sản, dịch vụ nông, lâm nghiệp và thủy sản; tăng cường năng lực hội nhập và phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững; nâng cao khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai và bảo vệ môi trường nông thôn.
1862 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Ngày 29/7/2021, UBND tỉnh Yên Bái đã ban hành Quyết định phê duyệt Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025.Mục tiêu của Đề án là cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới hiện đại, bền vững. Thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp với ba yếu tố chủ đạo là nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh. Phát triển nhanh về quy mô sản lượng, chất lượng các sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc sản, hữu cơ, sản phẩm OCOP gắn với xây dựng nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, mã số vùng trồng, truy xuất nguồn gốc, đáp ứng nhu cầu của thị trường, đảm bảo an ninh lương thực. Phát triển lâm nghiệp đa mục tiêu; bảo vệ tốt diện tích rừng tự nhiên hiện có, nâng cao chất lượng, hiệu quả rừng trồng theo hướng gỗ lớn gắn với du lịch, dịch vụ, công nghiệp chế biến, bảo quản, tiêu thụ, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Khuyến khích phát triển nông nghiệp xanh, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao, sử dụng hiệu quả tài nguyên gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu; tạo lập sinh kế bền vững trên cơ sở phát huy lợi thế, điều kiện tự nhiên, thế mạnh của các vùng trong tỉnh.
Đổi mới và phát triển quan hệ sản xuất, tổ chức lại sản xuất ở nông thôn theo chuỗi giá trị, nhân rộng mô hình liên kết trong sản xuất nông nghiệp. Khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, đẩy mạnh hỗ trợ nâng cao năng lực và phát triển hợp tác xã nông nghiệp và các tổ hợp tác để phối hợp và phân công sản xuất hợp lý, hiệu quả; bảo đảm tối đa hoá và hài hoà lợi ích giữa người dân trực tiếp sản xuất với doanh nghiệp, hợp tác xã chế biến, đơn vị phân phối sản phẩm và người tiêu dùng.
Tiếp tục triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo hướng đảm bảo thực chất, đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững gắn với quá trình đô thị hóa nông thôn ở những nơi có điều kiện. Phát huy vai trò chủ thể, tự nguyện, trực tiếp của người dân trong xây dựng nông thôn mới. Thu hút doanh nghiệp đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn theo hướng văn minh, hiện đại, kết nối nông thôn với đô thị; giữ gìn môi trường cảnh quan xanh, sạch, đẹp, giàu bản sắc văn hóa địa phương. Thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu và xây dựng nông thôn mới cấp thôn, bản. Lấy cư dân nông thôn là chủ thể, đem lại sự chuyển biến tích cực rõ nét hơn về nếp sống tới thôn, bản, từng hộ gia đình và cuộc sống trực tiếp của mỗi người dân sinh sống ở nông thôn.
Mục tiêu cụ thể của Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025:
(1) Tốc độ tăng tổng sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản (theo giá so sánh 2010) giai đoạn 2021 - 2025 bình quân đạt trên 4,5%/năm. Đến năm 2025, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản (theo giá so sánh 2010) đạt 9.685 tỷ đồng.
(2) Cơ cấu tổng sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản trong GRDP của tỉnh đạt 19,5%. Tỷ trọng ngành chăn nuôi chiếm khoảng 30%, ngành lâm nghiệp chiếm khoảng 37% trong khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản.
(3) Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 321.000 tấn.
(4) Tổng đàn gia súc chính đạt trên 950.000 con.
(5) Sản lượng thịt hơi xuất chuồng các loại đạt trên 61.000 tấn, trong đó sản lượng thịt hơi xuất chuồng đàn gia súc chính 50.000 tấn.
(6) Sản lượng nuôi trồng, khai thác thuỷ sản đạt trên 15.000 tấn.
(7) Có thêm 51 xã đạt chuẩn nông thôn mới (luỹ kế đạt 126 xã, bằng 84% tổng số xã toàn tỉnh; có thêm 2 huyện Yên Bình, Văn Yên đạt chuẩn nông thôn mới và thị xã Nghĩa Lộ hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới). Đến năm 2025 có trên 30% số xã đạt tiêu chí nông thôn mới nâng cao, trên 10% số xã đạt tiêu chí nông thôn mới kiểu mẫu.
(8) Trồng rừng hàng năm đạt trên 15.000 ha; đến năm 2025 toàn tỉnh có trên 40.000 ha rừng cây gỗ lớn; khoảng 100.000 ha rừng trồng được cấp chứng chỉ FSC hoặc chứng nhận hữu cơ (đối với cây quế).
(9) Tỷ lệ che phủ rừng đạt 65%.
(10) Tỷ lệ dân số nông thôn được cung cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 98%.
Các giải pháp được đặt ra để thực hiện Đề án bao gồm: đổi mới, hoàn thiện cơ chế chính sách, huy động nguồn lực; cải cách hành chính và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực nông nghiệp; ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp để nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng các sản phẩm nông nghiệp; nâng cao hiệu quả hoạt động của các hình thức tổ chức sản xuất; đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn; phát triển cơ giới hóa nông nghiệp và công nghiệp chế biến nông sản, dịch vụ nông, lâm nghiệp và thủy sản; tăng cường năng lực hội nhập và phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững; nâng cao khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai và bảo vệ môi trường nông thôn.