Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐTB&XH) vừa ban hành "Cẩm nang hướng dẫn đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho lao động gặp khó khăn do dịch COVID-19". Đây là một trong những nỗ lực đưa chính sách hỗ trợ của Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg vào cuộc sống.
Người sử dụng lao động cần phải chủ trì hoặc phối hợp với cơ sở giáo dục nghề nghiệp xây dựng chương trình đào tạo bảo đảm tính khoa học, thực tiễn - Ảnh minh hoạ
Trước những ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19, để hỗ trợ cho người lao động, người sử dụng lao động khắc phục những khó khăn, tiếp tục thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 1/7/2021 về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, trong đó có chính sách "Hỗ trợ người sử dụng lao động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động".
Để giúp người sử dụng lao động, sở LĐTB&XH, cơ quan BHXH ở các địa phương và cơ sở giáo dục nghề nghiệp, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐTB&XH) ra mắt "Cẩm nang hướng dẫn đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19".
Cẩm nang bao gồm 7 nội dung chính bên cạnh nội dung giới thiệu chính sách và thông tin liên hệ hỗ trợ, trong đó có các nội dung quan trọng như: Hướng dẫn dành cho người sử dụng lao động; hướng dẫn dành cho cơ sở giáo dục nghề nghiệp; hướng dẫn dành cho sở LĐTB&XH; hướng dẫn dành cho cơ quan BHXH; trách nhiệm thực hiện của các cơ quan, đơn vị có liên quan.
Các thông tin trong Cẩm nang hướng dẫn rất chi tiết, cụ thể về các điều kiện hỗ trợ, quy trình, thủ tục hỗ trợ cho các đối tượng thụ hưởng cũng như các đơn vị có trách nhiệm thực hiện.
Đối với người sử dụng lao động, để được hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động thì phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Phải đóng đủ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên tính đến thời điểm đề nghị hỗ trợ.
- Phải thay đổi cơ cấu, công nghệ theo quy định tại khoản 1 Điều 42 Bộ luật Lao động, bao gồm các thay đổi cụ thể.
Cụ thể, thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động: Là việc người sử dụng lao động thành lập mới; hợp nhất, sáp nhập, giải thể một hoặc nhiều bộ phận của doanh nghiệp, tái cấu trúc các bộ phận trong doanh nghiệp, sắp xếp lại lao động nhằm tăng hiệu quả dẫn đến làm thay đổi cơ cấu quản lý hoặc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp làm thay đổi mô hình doanh nghiệp, dẫn đến việc tăng hoặc giảm số lượng lao động, đòi hỏi số lao động tăng hoặc giảm phải được đào tạo, bồi dưỡng. Cẩm nang cũng nêu ví dụ cụ thể như trường hợp tập đoàn A thực hiện việc sáp nhật phòng hành chính vào phòng kinh doanh, phòng kế toán vào phòng kế hoạch, giải thể phòng vật tư..., số lao động dôi dư sẽ được đào tạo bồi dưỡng để chuyển đổi công việc.
Thay đổi quy trình, công nghệ, máy móc, thiết bị sản xuất, kinh doanh gắn với ngành, nghề sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động được hiểu là sử dụng các quy trình, công nghệ mới, máy móc, thiết bị mới (tính đến thời điểm 2021) vào thay thế quy trình, công nghệ cũ, máy móc thiết bị cũ người lao động đang sử dụng (so với thời điểm của năm 2020). Do sử dụng quy trình, công nghệ, máy móc, thiết bị mới thì việc người lao động có thể trở thành thừa hoặc không có kỹ năng phù hợp để làm việc với công nghệ, máy móc, thiết bị mới.
Thay đổi sản phẩm, cơ cấu sản phẩm (chuyển đổi mặt hàng, sản phẩm hoàn chỉnh, bán thành phẩm…). Việc thay đổi công nghệ, máy móc thiết bị cũng có thể làm cho sản phẩm, cơ cấu sản phẩm thay đổi hoặc doanh nghiệp chủ động thay đổi ngành sản xuất, kinh doanh hoặc mặt hàng sản xuất, kinh doanh hoặc nâng cấp ngành mặt hàng hoặc hoàn chỉnh hàng hóa, chuyển từ nhập khẩu sang tự sản xuất mặt hàng; bán thành phẩm.
- Phải có doanh thu của quý liền kề trước thời điểm đề nghị hỗ trợ giảm từ 10% trở lên so với doanh thu cùng kỳ năm 2019 hoặc năm 2020.
- Phải có phương án hoặc phối hợp với cơ sở giáo dục nghề nghiệp có phương án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.
- Doanh nghiệp phải nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ trong thời gian từ ngày 1/7/2021 đến hết ngày 30/6/2022.
Theo Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp Trương Anh Dũng, trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động theo Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg, cơ sở giáo dục nghề nghiệp không phải là đối tượng thụ hưởng chính sách nhưng lại có vai trò quan trọng trong việc thực hiện chính sách.
Trong thực tế, hầu hết người sử dụng lao động là ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hợp tác xã, tổ hợp tác... không có cơ sở đào tạo của chính mình, không thể tự thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng cho người lao động của mình. Vì vậy, cơ sở giáo dục nghề nghiệp đóng vai trò là đơn vị chủ trì (nếu là cơ sở đào tạo của doanh nghiệp); phối hợp, hỗ trợ người sử dụng lao động (nếu là cơ sở liên kết đào tạo) trong việc xác định nhu cầu, đối tượng đào tạo, bồi dưỡng; xây dựng các phương án, chương trình đào tạo bồi dưỡng, giúp người sử dụng lao động hoàn thiện hồ sơ đề nghị thực hiện chính sách gửi các cơ quan có thẩm quyền.
Ông Trương Anh Dũng cũng cho rằng, chương trình đào tạo là một trong những nội dung quan trọng trong bồi dưỡng trình độ, nâng cao kỹ năng cho người lao động. Do vậy, người sử dụng lao động cần phải chủ trì hoặc phối hợp với cơ sở giáo dục nghề nghiệp xây dựng chương trình để bảo đảm tính khoa học, thực tiễn.
1052 lượt xem
Theo Chinhphu.vn
Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐTB&XH) vừa ban hành "Cẩm nang hướng dẫn đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho lao động gặp khó khăn do dịch COVID-19". Đây là một trong những nỗ lực đưa chính sách hỗ trợ của Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg vào cuộc sống.Trước những ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19, để hỗ trợ cho người lao động, người sử dụng lao động khắc phục những khó khăn, tiếp tục thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 1/7/2021 về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, trong đó có chính sách "Hỗ trợ người sử dụng lao động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động".
Để giúp người sử dụng lao động, sở LĐTB&XH, cơ quan BHXH ở các địa phương và cơ sở giáo dục nghề nghiệp, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐTB&XH) ra mắt "Cẩm nang hướng dẫn đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19".
Cẩm nang bao gồm 7 nội dung chính bên cạnh nội dung giới thiệu chính sách và thông tin liên hệ hỗ trợ, trong đó có các nội dung quan trọng như: Hướng dẫn dành cho người sử dụng lao động; hướng dẫn dành cho cơ sở giáo dục nghề nghiệp; hướng dẫn dành cho sở LĐTB&XH; hướng dẫn dành cho cơ quan BHXH; trách nhiệm thực hiện của các cơ quan, đơn vị có liên quan.
Các thông tin trong Cẩm nang hướng dẫn rất chi tiết, cụ thể về các điều kiện hỗ trợ, quy trình, thủ tục hỗ trợ cho các đối tượng thụ hưởng cũng như các đơn vị có trách nhiệm thực hiện.
Đối với người sử dụng lao động, để được hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động thì phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Phải đóng đủ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên tính đến thời điểm đề nghị hỗ trợ.
- Phải thay đổi cơ cấu, công nghệ theo quy định tại khoản 1 Điều 42 Bộ luật Lao động, bao gồm các thay đổi cụ thể.
Cụ thể, thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động: Là việc người sử dụng lao động thành lập mới; hợp nhất, sáp nhập, giải thể một hoặc nhiều bộ phận của doanh nghiệp, tái cấu trúc các bộ phận trong doanh nghiệp, sắp xếp lại lao động nhằm tăng hiệu quả dẫn đến làm thay đổi cơ cấu quản lý hoặc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp làm thay đổi mô hình doanh nghiệp, dẫn đến việc tăng hoặc giảm số lượng lao động, đòi hỏi số lao động tăng hoặc giảm phải được đào tạo, bồi dưỡng. Cẩm nang cũng nêu ví dụ cụ thể như trường hợp tập đoàn A thực hiện việc sáp nhật phòng hành chính vào phòng kinh doanh, phòng kế toán vào phòng kế hoạch, giải thể phòng vật tư..., số lao động dôi dư sẽ được đào tạo bồi dưỡng để chuyển đổi công việc.
Thay đổi quy trình, công nghệ, máy móc, thiết bị sản xuất, kinh doanh gắn với ngành, nghề sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động được hiểu là sử dụng các quy trình, công nghệ mới, máy móc, thiết bị mới (tính đến thời điểm 2021) vào thay thế quy trình, công nghệ cũ, máy móc thiết bị cũ người lao động đang sử dụng (so với thời điểm của năm 2020). Do sử dụng quy trình, công nghệ, máy móc, thiết bị mới thì việc người lao động có thể trở thành thừa hoặc không có kỹ năng phù hợp để làm việc với công nghệ, máy móc, thiết bị mới.
Thay đổi sản phẩm, cơ cấu sản phẩm (chuyển đổi mặt hàng, sản phẩm hoàn chỉnh, bán thành phẩm…). Việc thay đổi công nghệ, máy móc thiết bị cũng có thể làm cho sản phẩm, cơ cấu sản phẩm thay đổi hoặc doanh nghiệp chủ động thay đổi ngành sản xuất, kinh doanh hoặc mặt hàng sản xuất, kinh doanh hoặc nâng cấp ngành mặt hàng hoặc hoàn chỉnh hàng hóa, chuyển từ nhập khẩu sang tự sản xuất mặt hàng; bán thành phẩm.
- Phải có doanh thu của quý liền kề trước thời điểm đề nghị hỗ trợ giảm từ 10% trở lên so với doanh thu cùng kỳ năm 2019 hoặc năm 2020.
- Phải có phương án hoặc phối hợp với cơ sở giáo dục nghề nghiệp có phương án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.
- Doanh nghiệp phải nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ trong thời gian từ ngày 1/7/2021 đến hết ngày 30/6/2022.
Theo Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp Trương Anh Dũng, trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động theo Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg, cơ sở giáo dục nghề nghiệp không phải là đối tượng thụ hưởng chính sách nhưng lại có vai trò quan trọng trong việc thực hiện chính sách.
Trong thực tế, hầu hết người sử dụng lao động là ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hợp tác xã, tổ hợp tác... không có cơ sở đào tạo của chính mình, không thể tự thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng cho người lao động của mình. Vì vậy, cơ sở giáo dục nghề nghiệp đóng vai trò là đơn vị chủ trì (nếu là cơ sở đào tạo của doanh nghiệp); phối hợp, hỗ trợ người sử dụng lao động (nếu là cơ sở liên kết đào tạo) trong việc xác định nhu cầu, đối tượng đào tạo, bồi dưỡng; xây dựng các phương án, chương trình đào tạo bồi dưỡng, giúp người sử dụng lao động hoàn thiện hồ sơ đề nghị thực hiện chính sách gửi các cơ quan có thẩm quyền.
Ông Trương Anh Dũng cũng cho rằng, chương trình đào tạo là một trong những nội dung quan trọng trong bồi dưỡng trình độ, nâng cao kỹ năng cho người lao động. Do vậy, người sử dụng lao động cần phải chủ trì hoặc phối hợp với cơ sở giáo dục nghề nghiệp xây dựng chương trình để bảo đảm tính khoa học, thực tiễn.