CTTĐT - Đó là một trong những mục tiêu mà tỉnh Yên Bái đề ra trong Chương trình hành động thực hiện Quyết định số 531/QĐ-TTg ngày 01/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050” trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Tỉnh Yên Bái phấn đấu tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ thời kỳ 2021 - 2030 đạt khoảng 7,5 - 8%
Chương trình hành động của tỉnh Yên Bái đưa ra quan điểm phát triển khu vực dịch vụ theo hướng phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh và lợi thế đặc trưng từng vùng của tỉnh để đưa khu vực dịch vụ trở thành khu vực kinh tế quan trọng, đóng góp tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế, góp phần tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững. Phát triển dịch vụ đa dạng theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm; chú trọng phát triển theo chiều sâu, hướng tới cung cấp dịch vụ chất lượng cao, khẳng định thương hiệu, tính hiệu quả và nâng cao năng lực cạnh tranh; phát huy tiềm năng, lợi thế, sáng tạo, ứng dụng hiệu quả thành tựu khoa học, công nghệ trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0; đảm bảo phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế, có khả năng tự chủ và thích ứng linh hoạt trước ảnh hưởng tiêu cực từ các cuộc khủng hoảng lớn về kinh tế, thiên tai, dịch bệnh. Tập trung huy động mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế, nhất là kinh tế tư nhân tham gia đầu tư, phát triển dịch vụ; ưu tiên phát triển một số ngành dịch vụ có tiềm năng, lợi thế, có hàm lượng tri thức và công nghệ cao.
Tỉnh Yên Bái phấn đấu tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ thời kỳ 2021 - 2030 đạt khoảng 7,5 - 8%. Đến năm 2030, tỷ trọng của khu vực dịch vụ chiếm khoảng 47% GRDP. Tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ thời kỳ 2030 - 2050 tiếp tục duy trì ở mức cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh.
Để đạt mục tiêu này, tỉnh Yên Bái sẽ tập trung phát triển các ngành dịch vụ ưu tiên gồm dịch vụ du lịch; dịch vụ logistics và vận tải; dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông; dịch vụ tài chính - ngân hàng; dịch vụ khoa học và công nghệ; dịch vụ hỗ trợ kinh doanh; dịch vụ giáo dục và đào tạo. Đồng thời kết hợp với phát triển dịch vụ theo vùng. Trong đó vùng phía Tây của tỉnh gồm các huyện Văn Chấn, huyện Trạm Tấu, huyện Mù Cang Chải và thị xã Nghĩa Lộ tập trung đẩy mạnh phát triển các nhóm ngành: dịch vụ du lịch (du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng; du lịch cộng đồng; du lịch mạo hiểm, khám phá,...); dịch vụ y tế; dịch vụ giáo dục; dịch vụ tài chính - ngân hàng; dịch vụ phân phối phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân. Vùng phía Đông của tỉnh gồm các huyện Lục Yên, huyện Yên Bình, huyện Trấn Yên, huyện Văn Yên và thành phố Yên Bái tập trung đẩy mạnh phát triển các nhóm ngành: dịch vụ du lịch (du lịch tâm linh; du lịch cộng đồng; du lịch sinh thái, tham quan, nghỉ dưỡng;...); dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông; dịch vụ phân phối; dịch vụ logistics và vận tải; dịch vụ y tế, dịch vụ tài chính - ngân hàng.
1070 lượt xem
Thu Nga
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Đó là một trong những mục tiêu mà tỉnh Yên Bái đề ra trong Chương trình hành động thực hiện Quyết định số 531/QĐ-TTg ngày 01/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050” trên địa bàn tỉnh Yên Bái.Chương trình hành động của tỉnh Yên Bái đưa ra quan điểm phát triển khu vực dịch vụ theo hướng phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh và lợi thế đặc trưng từng vùng của tỉnh để đưa khu vực dịch vụ trở thành khu vực kinh tế quan trọng, đóng góp tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế, góp phần tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững. Phát triển dịch vụ đa dạng theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm; chú trọng phát triển theo chiều sâu, hướng tới cung cấp dịch vụ chất lượng cao, khẳng định thương hiệu, tính hiệu quả và nâng cao năng lực cạnh tranh; phát huy tiềm năng, lợi thế, sáng tạo, ứng dụng hiệu quả thành tựu khoa học, công nghệ trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0; đảm bảo phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế, có khả năng tự chủ và thích ứng linh hoạt trước ảnh hưởng tiêu cực từ các cuộc khủng hoảng lớn về kinh tế, thiên tai, dịch bệnh. Tập trung huy động mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế, nhất là kinh tế tư nhân tham gia đầu tư, phát triển dịch vụ; ưu tiên phát triển một số ngành dịch vụ có tiềm năng, lợi thế, có hàm lượng tri thức và công nghệ cao.
Tỉnh Yên Bái phấn đấu tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ thời kỳ 2021 - 2030 đạt khoảng 7,5 - 8%. Đến năm 2030, tỷ trọng của khu vực dịch vụ chiếm khoảng 47% GRDP. Tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ thời kỳ 2030 - 2050 tiếp tục duy trì ở mức cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh.
Để đạt mục tiêu này, tỉnh Yên Bái sẽ tập trung phát triển các ngành dịch vụ ưu tiên gồm dịch vụ du lịch; dịch vụ logistics và vận tải; dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông; dịch vụ tài chính - ngân hàng; dịch vụ khoa học và công nghệ; dịch vụ hỗ trợ kinh doanh; dịch vụ giáo dục và đào tạo. Đồng thời kết hợp với phát triển dịch vụ theo vùng. Trong đó vùng phía Tây của tỉnh gồm các huyện Văn Chấn, huyện Trạm Tấu, huyện Mù Cang Chải và thị xã Nghĩa Lộ tập trung đẩy mạnh phát triển các nhóm ngành: dịch vụ du lịch (du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng; du lịch cộng đồng; du lịch mạo hiểm, khám phá,...); dịch vụ y tế; dịch vụ giáo dục; dịch vụ tài chính - ngân hàng; dịch vụ phân phối phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân. Vùng phía Đông của tỉnh gồm các huyện Lục Yên, huyện Yên Bình, huyện Trấn Yên, huyện Văn Yên và thành phố Yên Bái tập trung đẩy mạnh phát triển các nhóm ngành: dịch vụ du lịch (du lịch tâm linh; du lịch cộng đồng; du lịch sinh thái, tham quan, nghỉ dưỡng;...); dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông; dịch vụ phân phối; dịch vụ logistics và vận tải; dịch vụ y tế, dịch vụ tài chính - ngân hàng.