CTTĐT - Cho phép mở cửa trở lại đối với các cơ sở kinh doanh thương mại dịch vụ từ 00h00’ ngày 11/9/2021; Triển khai thực hiện phòng, chống dịch COVID-19 theo Chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; Thành lập Đoàn công tác hỗ trợ thành phố Hồ Chí Minh trong công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19, đợt 2; Tăng cường công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm... là những thông tin chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh nổi bật trong tuần.
Ảnh minh họa
Nới lỏng một số hoạt động, dịch vụ trong phòng, chống dịch bệnh từ 00h00’ ngày 11/9/2021
Tại Công văn số 3127/BCĐ-VX của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tỉnh Yên Bái, từ 00h00’ ngày 11/9/2021, cho phép mở cửa trở lại đối với các cơ sở kinh doanh thương mại dịch vụ: Quán bia, quán nước, quán giải khát, cà phê, Karaoke, cắt tóc, gội đầu, làm móng, cơ sở làm đẹp, mát-xa, xông hơi, khu tập luyện thể thao, khu vui chơi giải trí (không quá 30 người), điểm kinh doanh dịch vụ internet và trò chơi điện tử tại tất cả các địa phương trong tỉnh. Tuy nhiên các cơ sở kinh doanh thương mại dịch vụ phải ký cam kết và chấp hành nghiêm các quy định về phòng, chống dịch bệnh COVID-19 khi hoạt động, như: Đo thân nhiệt, sát khuẩn tay, bố trí khoảng cách giữa các bàn ít nhất 2m, thực hiện đúng quy định 5K,... Trường hợp không thực hiện đúng các quy định nêu trên sẽ bị đóng cửa hoạt động; nếu để xảy ra nguy cơ lây lan dịch bệnh ra cộng đồng, chủ cơ sở hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Các khách sạn, cơ sở lưu trú, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch tiếp tục đón khách theo Hướng dẫn số 10/HD-UBND ngày 17/8/2021 của UBND tỉnh; Công văn số 3088/UBND-VX ngày 08/9/2021 của UBND tỉnh và các quy định có liên quan khác.
Đám hỏi được tổ chức nhưng với quy mô không quá 30 người, không mời khách từ các tỉnh đang có dịch.
Tổ chức lễ tang cần đảm bảo gọn nhẹ, không tổ chức đoàn viếng đông người, khuyến khích thực hiện hỏa táng, đảm bảo các quy định về phòng, chống dịch bệnh COV1D-19 theo hướng dẫn của cơ quan y tế.
Tiếp tục tạm dừng các hoạt động lễ hội, giải đấu thể thao, sự kiện, các hoạt động vui chơi, giải trí từ 30 người trở lên tại nơi công cộng, sân vận động và các sự kiện lớn chưa cần thiết. Các hoạt động nghi lễ tín ngưỡng, tôn giáo tập trung từ 20 người trở lên.
Dừng tổ chức đám cưới. Nghiêm cấm tổ chức tụ tập xem bóng đá tại các nhà hàng, quán ăn, quán bia, quán cà phê và nơi công cộng... Tiếp tục thực hiện nghiêm việc cấm hoạt động tại các quán vỉa hè, điểm kinh doanh tự phát trên địa bàn.
Tiếp tục quản lý chặt chẽ các chợ dân sinh trên địa bàn, đặc biệt là việc yêu cầu thực hiện nghiêm quy định 5K, quét mã QRcode khi vào chợ.
Tiếp tục siết chặt việc kiểm tra, kiểm soát người ra/vào địa bàn tỉnh tại các chốt kiểm dịch; phát huy hiệu quả các Tổ COVID cộng đồng trong việc nắm chắc tình hình người về/đến địa bàn, kiên quyết không để lọt các trường hợp vào địa bàn mà không thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định; quản lý, giám sát chặt chẽ các trường hợp cách ly tại nhà.
Triển khai thực hiện phòng, chống dịch COVID-19 theo Chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ
Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành thành viên Ban Chỉ đạo tỉnh, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 các huyện, thị xã, thành phố kết hợp linh hoạt, hiệu quả giữa tập trung chỉ đạo và phân cấp thực hiện, đảm bảo đáp ứng yêu cầu về phòng, chống dịch bệnh COVID-19 và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Lấy xã, phường, thị trấn là “pháo đài”, người dân là “chiến sỹ” trong phòng, chống dịch.
Chủ động đảm bảo các điều kiện về nguồn lực, hậu cần theo phương châm “4 tại chỗ”; thường xuyên rà soát về nhân lực, vật tư, thiết bị y tế, cơ sở điều trị để đáp ứng với diễn biến dịch bệnh trên địa bàn.
Tiếp tục đảm bảo an sinh xã hội, không để người dân thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu thuốc, nhất là tại các khu vực khi phải thực hiện giãn cách; tổ chức các điểm cung ứng lương thực, thực phẩm, hàng hóa, xuống tận các tổ dân phố, khu dân cư đảm bảo an toàn; tổ chức tốt chương trình năm học mới gắn với công tác chống dịch để dạy và học hiệu quả.
Tiếp tục thực hiện hiệu quả các phương án, kế hoạch bảo đảm an dân, an ninh, trật tự an toàn xã hội, an ninh thông tin, an ninh mạng; phòng ngừa ngăn chặn, đấu tranh các loại tội phạm lợi dụng hoạt động trong bối cảnh tình hình dịch bệnh phức tạp; bảo đảm môi trường lành mạnh cho an sinh, an dân.
Tiếp tục đảm bảo cung cấp thông tin về dịch bệnh minh bạch, kịp thời đến người dân; tuyên truyền, vận động, kêu gọi nhân dân phòng chống dịch để “Dân biết - Dân hiểu - Dân tin - Dân theo - Dân làm”, người dân yên tâm và tự giác thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch.
Chủ động nghiên cứu, chuẩn bị kỹ lưỡng, khoa học các kịch bản thích ứng an toàn với dịch bệnh khi đã tiêm chủng vắc xin và đạt tiêu chí kiểm soát dịch bệnh theo quy định của Bộ Y tế, trước hết là các phương án, biện pháp bảo đảm đi lại an toàn, vận tải an toàn, sản xuất an toàn, dịch vụ an toàn, học tập an toàn...
Thành lập Đoàn công tác hỗ trợ thành phố Hồ Chí Minh trong công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19, đợt 2
Để tiếp tục góp phần chung sức cùng thành phố Hồ Chí Minh nhanh chóng đẩy lùi được dịch bệnh, sớm ổn định tình hình, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, UBND tỉnh Yên Bái ban hành Kế hoạch hỗ trợ thành phố Hồ Chí Minh trong công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19, đợt 2, nhằm góp phần đẩy lùi, ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh COVID-19 tại thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và trên địa bàn toàn quốc nói chung.
Theo Kế hoạch, Đoàn công tác hỗ trợ thành phố Hồ Chí Minh trong công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19, đợt 2 gồm 40 bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên y công tác tại các đơn vị trực thuộc Sở Y tế tỉnh Yên Bái có kinh nghiệm, năng lực, trình độ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chống dịch theo chỉ đạo của Bộ Y tế tại Công văn số 5508/BYT-TCCB ngày 11/7/2021.
Dự kiến thời gian từ ngày 14/9/2021 cho đến khi có thông báo kết thúc thời gian hỗ trợ phòng, chống dịch tại thành phố Hồ Chí Minh.
Tăng cường công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm
UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021- 2025.
Phấn đấu đến năm 2025, 100% cán bộ làm công tác đảm bảo ATTP từ cấp tỉnh đến xã, phường, thị trấn được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý, chuyên môn kỹ thuật về ATTP; 90% người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, người tiêu dùng được cập nhật kiến thức về an toàn thực phẩm; 90% cơ sở sản xuất thực phẩm thuộc diện cấp Giấy chứng nhận được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP; 85% cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản thuộc diện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP được cấp giấy chứng nhận; 80% cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản không thuộc diện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP được tổ chức ký cam kết và được kiểm tra sau khi ký cam kết. Riêng đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có nguồn gốc động vật (trừ động vật thuỷ sản): 50% cơ sở không thuộc diện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP được tổ chức ký cam kết và được kiểm tra sau khi ký cam kết; 90% các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc diện cấp Giấy chứng nhận được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP; 90% chợ được kiểm soát ATTP; 90% các cơ sở dịch vụ ăn uống thuộc diện cấp Giấy chứng nhận được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP; 100% vụ ngộ độc thực phẩm báo cáo được điều tra, xử lý kịp thời. Khống chế tỷ lệ mắc ngộ độc thực phẩm cấp tính được ghi nhận dưới 07 người/100.000 dân...
Thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TU về phát triển công nghiệp tỉnh Yên Bái theo hướng bền vững, hiệu quả và thân thiện với môi trường giai đoạn 2021- 2025
UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1917/QĐ-UBND về việc Thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TU ngày 24/02/2021 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX về phát triển công nghiệp tỉnh Yên Bái theo hướng bền vững, hiệu quả và thân thiện với môi trường giai đoạn 2021- 2025.
Theo Quyết định, Ban Chỉ đạo gồm 22 thành viên do ông Ngô Hạnh Phúc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh là Trưởng ban. Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo gồm 21 thành viên do ông Bùi Thế Hậu - Trưởng phòng Quản lý Công nghiệp Năng lượng, Sở Công Thương là Tổ trưởng.
Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ tham mưu, giúp UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TU ngày 24 tháng 02 năm 2021 của Tỉnh ủy về phát triển công nghiệp tỉnh Yên Bái theo hướng bền vững, hiệu quả và thân thiện với môi trường giai đoạn 2021-2025.
Sở Công Thương là cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo.
Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ giúp Ban Chỉ đạo xây dựng kế hoạch và chương trình công tác của Ban Chỉ đạo. Tiếp nhận, xử lý, lưu trữ, cung cấp số liệu và tài liệu phục vụ cho các hoạt động của Ban Chỉ đạo. Dự thảo các văn bản của Ban Chỉ đạo, chuẩn bị tài liệu, báo cáo, ghi biên bản nội dung các cuộc họp của Ban Chỉ đạo và thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Trưởng Ban Chỉ đạo.
Các Thành viên Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo hoạt động, làm việc theo chế độ kiêm nhiệm và được hưởng các chế độ theo quy định hiện hành.
Phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ đối với đối tượng là người điều trị do nhiễm Covid-19 đợt 9 năm 2021
UBND tỉnh ban hành Quyết định 1922/QĐ-UBND phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ đối với đối tượng là người điều trị do nhiễm Covid-19 (F0) hoặc cách ly y tế để phòng, chống Covid-19 (F1) theo quy định tại điểm 8 mục II, Hộ kinh doanh theo quy định tại điểm 10 mục II, Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ đối với thành phố Yên Bái, huyện Trấn Yên, huyện Văn Yên, thị xã Nghĩa Lộ, huyện Yên Bình, huyện Lục Yên đợt 9 năm 2021 với tổng kinh phí hỗ trợ 123.045.000 đồng.
Đối tượng hỗ trợ là người phải điều trị nhiễm Covid-19 (F0) theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ ngày 27/4/2021 đến ngày 31/12/2021 theo quy định điểm 8 mục II Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ. Mức hỗ trợ tiền ăn là 80.000 đồng/người/ngày, thời gian hỗ trợ theo thời gian điều trị thực tế, tối đa 45 ngày. Tổng số đối tượng được hỗ trợ là 12 người với kinh phí hỗ trợ 16.700.000 đồng.
Người phải thực hiện cách ly y tế (F1) theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ ngày 27/4/2021 đến ngày 31/12/2021 theo quy định điểm 8 mục II Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ sẽ nhận mức hỗ trợ tiền ăn 80.000 đồng/người/ngày, thời gian hỗ trợ tối đa 21 ngày. Tổng số đối tượng được hỗ trợ là 3 người với tổng kinh phí hỗ trợ 4.345.000 đồng.
Hỗ trợ đối với hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh, có đăng ký thuế và phải dừng hoạt động từ 15 ngày liên tục trở lên trong thời gian từ ngày 01/5/2021 đến ngày 31/12/2021 theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch Covid-19. Mức hỗ trợ là 3.000.000 đồng/hộ kinh doanh. Số lượng đối tượng hỗ trợ là 34 hộ kinh doanh với kinh phí hỗ trợ 102.000.000 đồng. Phương thức hỗ trợ là chi trả một lần cho hộ kinh doanh.
Phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ đối tượng là người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương theo quy định đối với thành phố Yên Bái và huyện Trấn Yên đợt 10 năm 2021
UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1902/QĐ-UBND phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ đối với đối tượng là người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương theo quy định tại điểm 4 và điểm 7 mục II Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ đối với thành phố Yên Bái và huyện Trấn Yên đợt 10 năm 2021.
Theo Quyết định, hỗ trợ 26 người lao động làm việc tại doanh nghiệp bị tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch Covid-19 có thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương trong thời hạn của hợp đồng lao động, tính từ ngày 01/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021 và đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tính đến thời điểm ngay trước khi tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ 1 tháng (30 ngày) trở lên theo Quy định tại điểm 4 mục II Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ. Mức hỗ trợ là 3.710.000 đồng/người.
Người lao động đang mang thai được hỗ trợ thêm 1.000.000 đồng/người theo quy định tại điểm 7 Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ với số người được hỗ trợ là 05 người.
Người lao động đang nuôi con đẻ chưa đủ 06 tuổi được hỗ trợ thêm 1.000.000 đồng/trẻ em và chỉ hỗ trợ cho 01 người là mẹ hoặc cha theo quy định tại điểm 7 Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ, số lượng được hỗ trợ là 15 trẻ em.
1776 lượt xem
Nguyễn Hiên (tổng hợp)
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Cho phép mở cửa trở lại đối với các cơ sở kinh doanh thương mại dịch vụ từ 00h00’ ngày 11/9/2021; Triển khai thực hiện phòng, chống dịch COVID-19 theo Chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; Thành lập Đoàn công tác hỗ trợ thành phố Hồ Chí Minh trong công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19, đợt 2; Tăng cường công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm... là những thông tin chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh nổi bật trong tuần.Nới lỏng một số hoạt động, dịch vụ trong phòng, chống dịch bệnh từ 00h00’ ngày 11/9/2021
Tại Công văn số 3127/BCĐ-VX của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tỉnh Yên Bái, từ 00h00’ ngày 11/9/2021, cho phép mở cửa trở lại đối với các cơ sở kinh doanh thương mại dịch vụ: Quán bia, quán nước, quán giải khát, cà phê, Karaoke, cắt tóc, gội đầu, làm móng, cơ sở làm đẹp, mát-xa, xông hơi, khu tập luyện thể thao, khu vui chơi giải trí (không quá 30 người), điểm kinh doanh dịch vụ internet và trò chơi điện tử tại tất cả các địa phương trong tỉnh. Tuy nhiên các cơ sở kinh doanh thương mại dịch vụ phải ký cam kết và chấp hành nghiêm các quy định về phòng, chống dịch bệnh COVID-19 khi hoạt động, như: Đo thân nhiệt, sát khuẩn tay, bố trí khoảng cách giữa các bàn ít nhất 2m, thực hiện đúng quy định 5K,... Trường hợp không thực hiện đúng các quy định nêu trên sẽ bị đóng cửa hoạt động; nếu để xảy ra nguy cơ lây lan dịch bệnh ra cộng đồng, chủ cơ sở hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Các khách sạn, cơ sở lưu trú, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch tiếp tục đón khách theo Hướng dẫn số 10/HD-UBND ngày 17/8/2021 của UBND tỉnh; Công văn số 3088/UBND-VX ngày 08/9/2021 của UBND tỉnh và các quy định có liên quan khác.
Đám hỏi được tổ chức nhưng với quy mô không quá 30 người, không mời khách từ các tỉnh đang có dịch.
Tổ chức lễ tang cần đảm bảo gọn nhẹ, không tổ chức đoàn viếng đông người, khuyến khích thực hiện hỏa táng, đảm bảo các quy định về phòng, chống dịch bệnh COV1D-19 theo hướng dẫn của cơ quan y tế.
Tiếp tục tạm dừng các hoạt động lễ hội, giải đấu thể thao, sự kiện, các hoạt động vui chơi, giải trí từ 30 người trở lên tại nơi công cộng, sân vận động và các sự kiện lớn chưa cần thiết. Các hoạt động nghi lễ tín ngưỡng, tôn giáo tập trung từ 20 người trở lên.
Dừng tổ chức đám cưới. Nghiêm cấm tổ chức tụ tập xem bóng đá tại các nhà hàng, quán ăn, quán bia, quán cà phê và nơi công cộng... Tiếp tục thực hiện nghiêm việc cấm hoạt động tại các quán vỉa hè, điểm kinh doanh tự phát trên địa bàn.
Tiếp tục quản lý chặt chẽ các chợ dân sinh trên địa bàn, đặc biệt là việc yêu cầu thực hiện nghiêm quy định 5K, quét mã QRcode khi vào chợ.
Tiếp tục siết chặt việc kiểm tra, kiểm soát người ra/vào địa bàn tỉnh tại các chốt kiểm dịch; phát huy hiệu quả các Tổ COVID cộng đồng trong việc nắm chắc tình hình người về/đến địa bàn, kiên quyết không để lọt các trường hợp vào địa bàn mà không thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định; quản lý, giám sát chặt chẽ các trường hợp cách ly tại nhà.
Triển khai thực hiện phòng, chống dịch COVID-19 theo Chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ
Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành thành viên Ban Chỉ đạo tỉnh, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 các huyện, thị xã, thành phố kết hợp linh hoạt, hiệu quả giữa tập trung chỉ đạo và phân cấp thực hiện, đảm bảo đáp ứng yêu cầu về phòng, chống dịch bệnh COVID-19 và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Lấy xã, phường, thị trấn là “pháo đài”, người dân là “chiến sỹ” trong phòng, chống dịch.
Chủ động đảm bảo các điều kiện về nguồn lực, hậu cần theo phương châm “4 tại chỗ”; thường xuyên rà soát về nhân lực, vật tư, thiết bị y tế, cơ sở điều trị để đáp ứng với diễn biến dịch bệnh trên địa bàn.
Tiếp tục đảm bảo an sinh xã hội, không để người dân thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu thuốc, nhất là tại các khu vực khi phải thực hiện giãn cách; tổ chức các điểm cung ứng lương thực, thực phẩm, hàng hóa, xuống tận các tổ dân phố, khu dân cư đảm bảo an toàn; tổ chức tốt chương trình năm học mới gắn với công tác chống dịch để dạy và học hiệu quả.
Tiếp tục thực hiện hiệu quả các phương án, kế hoạch bảo đảm an dân, an ninh, trật tự an toàn xã hội, an ninh thông tin, an ninh mạng; phòng ngừa ngăn chặn, đấu tranh các loại tội phạm lợi dụng hoạt động trong bối cảnh tình hình dịch bệnh phức tạp; bảo đảm môi trường lành mạnh cho an sinh, an dân.
Tiếp tục đảm bảo cung cấp thông tin về dịch bệnh minh bạch, kịp thời đến người dân; tuyên truyền, vận động, kêu gọi nhân dân phòng chống dịch để “Dân biết - Dân hiểu - Dân tin - Dân theo - Dân làm”, người dân yên tâm và tự giác thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch.
Chủ động nghiên cứu, chuẩn bị kỹ lưỡng, khoa học các kịch bản thích ứng an toàn với dịch bệnh khi đã tiêm chủng vắc xin và đạt tiêu chí kiểm soát dịch bệnh theo quy định của Bộ Y tế, trước hết là các phương án, biện pháp bảo đảm đi lại an toàn, vận tải an toàn, sản xuất an toàn, dịch vụ an toàn, học tập an toàn...
Thành lập Đoàn công tác hỗ trợ thành phố Hồ Chí Minh trong công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19, đợt 2
Để tiếp tục góp phần chung sức cùng thành phố Hồ Chí Minh nhanh chóng đẩy lùi được dịch bệnh, sớm ổn định tình hình, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, UBND tỉnh Yên Bái ban hành Kế hoạch hỗ trợ thành phố Hồ Chí Minh trong công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19, đợt 2, nhằm góp phần đẩy lùi, ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh COVID-19 tại thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và trên địa bàn toàn quốc nói chung.
Theo Kế hoạch, Đoàn công tác hỗ trợ thành phố Hồ Chí Minh trong công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19, đợt 2 gồm 40 bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên y công tác tại các đơn vị trực thuộc Sở Y tế tỉnh Yên Bái có kinh nghiệm, năng lực, trình độ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chống dịch theo chỉ đạo của Bộ Y tế tại Công văn số 5508/BYT-TCCB ngày 11/7/2021.
Dự kiến thời gian từ ngày 14/9/2021 cho đến khi có thông báo kết thúc thời gian hỗ trợ phòng, chống dịch tại thành phố Hồ Chí Minh.
Tăng cường công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm
UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021- 2025.
Phấn đấu đến năm 2025, 100% cán bộ làm công tác đảm bảo ATTP từ cấp tỉnh đến xã, phường, thị trấn được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý, chuyên môn kỹ thuật về ATTP; 90% người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, người tiêu dùng được cập nhật kiến thức về an toàn thực phẩm; 90% cơ sở sản xuất thực phẩm thuộc diện cấp Giấy chứng nhận được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP; 85% cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản thuộc diện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP được cấp giấy chứng nhận; 80% cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản không thuộc diện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP được tổ chức ký cam kết và được kiểm tra sau khi ký cam kết. Riêng đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có nguồn gốc động vật (trừ động vật thuỷ sản): 50% cơ sở không thuộc diện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP được tổ chức ký cam kết và được kiểm tra sau khi ký cam kết; 90% các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc diện cấp Giấy chứng nhận được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP; 90% chợ được kiểm soát ATTP; 90% các cơ sở dịch vụ ăn uống thuộc diện cấp Giấy chứng nhận được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP; 100% vụ ngộ độc thực phẩm báo cáo được điều tra, xử lý kịp thời. Khống chế tỷ lệ mắc ngộ độc thực phẩm cấp tính được ghi nhận dưới 07 người/100.000 dân...
Thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TU về phát triển công nghiệp tỉnh Yên Bái theo hướng bền vững, hiệu quả và thân thiện với môi trường giai đoạn 2021- 2025
UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1917/QĐ-UBND về việc Thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TU ngày 24/02/2021 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX về phát triển công nghiệp tỉnh Yên Bái theo hướng bền vững, hiệu quả và thân thiện với môi trường giai đoạn 2021- 2025.
Theo Quyết định, Ban Chỉ đạo gồm 22 thành viên do ông Ngô Hạnh Phúc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh là Trưởng ban. Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo gồm 21 thành viên do ông Bùi Thế Hậu - Trưởng phòng Quản lý Công nghiệp Năng lượng, Sở Công Thương là Tổ trưởng.
Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ tham mưu, giúp UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TU ngày 24 tháng 02 năm 2021 của Tỉnh ủy về phát triển công nghiệp tỉnh Yên Bái theo hướng bền vững, hiệu quả và thân thiện với môi trường giai đoạn 2021-2025.
Sở Công Thương là cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo.
Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ giúp Ban Chỉ đạo xây dựng kế hoạch và chương trình công tác của Ban Chỉ đạo. Tiếp nhận, xử lý, lưu trữ, cung cấp số liệu và tài liệu phục vụ cho các hoạt động của Ban Chỉ đạo. Dự thảo các văn bản của Ban Chỉ đạo, chuẩn bị tài liệu, báo cáo, ghi biên bản nội dung các cuộc họp của Ban Chỉ đạo và thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Trưởng Ban Chỉ đạo.
Các Thành viên Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo hoạt động, làm việc theo chế độ kiêm nhiệm và được hưởng các chế độ theo quy định hiện hành.
Phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ đối với đối tượng là người điều trị do nhiễm Covid-19 đợt 9 năm 2021
UBND tỉnh ban hành Quyết định 1922/QĐ-UBND phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ đối với đối tượng là người điều trị do nhiễm Covid-19 (F0) hoặc cách ly y tế để phòng, chống Covid-19 (F1) theo quy định tại điểm 8 mục II, Hộ kinh doanh theo quy định tại điểm 10 mục II, Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ đối với thành phố Yên Bái, huyện Trấn Yên, huyện Văn Yên, thị xã Nghĩa Lộ, huyện Yên Bình, huyện Lục Yên đợt 9 năm 2021 với tổng kinh phí hỗ trợ 123.045.000 đồng.
Đối tượng hỗ trợ là người phải điều trị nhiễm Covid-19 (F0) theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ ngày 27/4/2021 đến ngày 31/12/2021 theo quy định điểm 8 mục II Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ. Mức hỗ trợ tiền ăn là 80.000 đồng/người/ngày, thời gian hỗ trợ theo thời gian điều trị thực tế, tối đa 45 ngày. Tổng số đối tượng được hỗ trợ là 12 người với kinh phí hỗ trợ 16.700.000 đồng.
Người phải thực hiện cách ly y tế (F1) theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ ngày 27/4/2021 đến ngày 31/12/2021 theo quy định điểm 8 mục II Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ sẽ nhận mức hỗ trợ tiền ăn 80.000 đồng/người/ngày, thời gian hỗ trợ tối đa 21 ngày. Tổng số đối tượng được hỗ trợ là 3 người với tổng kinh phí hỗ trợ 4.345.000 đồng.
Hỗ trợ đối với hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh, có đăng ký thuế và phải dừng hoạt động từ 15 ngày liên tục trở lên trong thời gian từ ngày 01/5/2021 đến ngày 31/12/2021 theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch Covid-19. Mức hỗ trợ là 3.000.000 đồng/hộ kinh doanh. Số lượng đối tượng hỗ trợ là 34 hộ kinh doanh với kinh phí hỗ trợ 102.000.000 đồng. Phương thức hỗ trợ là chi trả một lần cho hộ kinh doanh.
Phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ đối tượng là người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương theo quy định đối với thành phố Yên Bái và huyện Trấn Yên đợt 10 năm 2021
UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1902/QĐ-UBND phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ đối với đối tượng là người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương theo quy định tại điểm 4 và điểm 7 mục II Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ đối với thành phố Yên Bái và huyện Trấn Yên đợt 10 năm 2021.
Theo Quyết định, hỗ trợ 26 người lao động làm việc tại doanh nghiệp bị tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch Covid-19 có thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương trong thời hạn của hợp đồng lao động, tính từ ngày 01/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021 và đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tính đến thời điểm ngay trước khi tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ 1 tháng (30 ngày) trở lên theo Quy định tại điểm 4 mục II Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ. Mức hỗ trợ là 3.710.000 đồng/người.
Người lao động đang mang thai được hỗ trợ thêm 1.000.000 đồng/người theo quy định tại điểm 7 Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ với số người được hỗ trợ là 05 người.
Người lao động đang nuôi con đẻ chưa đủ 06 tuổi được hỗ trợ thêm 1.000.000 đồng/trẻ em và chỉ hỗ trợ cho 01 người là mẹ hoặc cha theo quy định tại điểm 7 Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ, số lượng được hỗ trợ là 15 trẻ em.