CTTĐT - Nhằm đổi mới và phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và tạo điều kiện thuận lợi để lao động nông thôn tham gia học nghề phù hợp với xu hướng chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, UBND huyện Văn Chấn triển khai kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2017, với mục tiêu phấn đấu lao động qua đào tạo đạt 38,01% và lao động qua đào tạo nghề đạt 26,09 %.
Huyện Văn Chấn phấn đấu năm 2017 lao động qua đào tạo đạt 38,01% và lao động qua đào tạo nghề đạt 26,09 %.
Theo Kế hoạch năm 2017, huyện Văn Chấn sẽ đào tạo nghề cho 2.630 lao động nông thôn, là các đối tượng thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác; hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo; lao động nông thôn khác.
Để đạt được mục tiêu trên, huyện Văn Chấn sẽ tập trung tuyên truyền sâu rộng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về chính sách dạy nghề ngắn hạn cho các đối tượng là người thuộc diện hưởng chính sách ưu đãi đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác và quần chúng nhân dân; Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng; tập trung phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các ngành chức năng, các doanh nghiệp, các trường dạy nghề để triển khai tốt công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện Đề án.
Đồng thời bám sát mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội và chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2017 – 2020 trên địa bàn huyện. Đa dạng hóa các hình thức dạy nghề như: dạy nghề tập trung, dạy nghề tại chỗ, kèm nghề...., lấy nông dân dạy nông dân. Các mô hình trình diễn, chuyển giao khoa học kỹ thuật trong sản xuất, chú trọng lao động là hộ nghèo. Định hướng cho người lao động tự chọn nghề, tự chọn hình thức đào tạo, tự tìm kiếm cơ hội việc làm.
Dạy nghề gắn với tổ chức xây dựng và phát triển kinh tế hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, xây dựng các mô hình làm nơi thăm quan học tập cho nông dân, có kế hoạch tư vấn hỗ trợ cho học viên sau khi học xong để hành nghề. Tập trung ưu tiên đào tạo những nghề có thế mạnh để nâng cao hiệu quả sản xuất và gia tăng sức cạnh tranh sản phẩm hàng hóa nông sản, tạo việc làm tại chỗ. Tiếp tục khuyến khích các kỹ sư, cán bộ kỹ thuật, thợ giỏi, nông dân sản xuất giỏi, các nghệ nhân tham gia dạy nghề và truyền nghề cho lao động nông thôn.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá việc dạy nghề cho lao động nông thôn; phát huy vai trò của tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trong việc giám sát về công tác đao tạo nghề cho lao động nông thôn.
1542 lượt xem
Nguyễn Hiên
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Nhằm đổi mới và phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và tạo điều kiện thuận lợi để lao động nông thôn tham gia học nghề phù hợp với xu hướng chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, UBND huyện Văn Chấn triển khai kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2017, với mục tiêu phấn đấu lao động qua đào tạo đạt 38,01% và lao động qua đào tạo nghề đạt 26,09 %.Theo Kế hoạch năm 2017, huyện Văn Chấn sẽ đào tạo nghề cho 2.630 lao động nông thôn, là các đối tượng thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác; hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo; lao động nông thôn khác.
Để đạt được mục tiêu trên, huyện Văn Chấn sẽ tập trung tuyên truyền sâu rộng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về chính sách dạy nghề ngắn hạn cho các đối tượng là người thuộc diện hưởng chính sách ưu đãi đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác và quần chúng nhân dân; Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng; tập trung phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các ngành chức năng, các doanh nghiệp, các trường dạy nghề để triển khai tốt công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện Đề án.
Đồng thời bám sát mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội và chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2017 – 2020 trên địa bàn huyện. Đa dạng hóa các hình thức dạy nghề như: dạy nghề tập trung, dạy nghề tại chỗ, kèm nghề...., lấy nông dân dạy nông dân. Các mô hình trình diễn, chuyển giao khoa học kỹ thuật trong sản xuất, chú trọng lao động là hộ nghèo. Định hướng cho người lao động tự chọn nghề, tự chọn hình thức đào tạo, tự tìm kiếm cơ hội việc làm.
Dạy nghề gắn với tổ chức xây dựng và phát triển kinh tế hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, xây dựng các mô hình làm nơi thăm quan học tập cho nông dân, có kế hoạch tư vấn hỗ trợ cho học viên sau khi học xong để hành nghề. Tập trung ưu tiên đào tạo những nghề có thế mạnh để nâng cao hiệu quả sản xuất và gia tăng sức cạnh tranh sản phẩm hàng hóa nông sản, tạo việc làm tại chỗ. Tiếp tục khuyến khích các kỹ sư, cán bộ kỹ thuật, thợ giỏi, nông dân sản xuất giỏi, các nghệ nhân tham gia dạy nghề và truyền nghề cho lao động nông thôn.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá việc dạy nghề cho lao động nông thôn; phát huy vai trò của tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trong việc giám sát về công tác đao tạo nghề cho lao động nông thôn.