Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 99/NQ-CP Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025.
Phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn mức bình quân của 5 năm 2016 - 2020, đến năm 2025 là nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp.
Mục tiêu tổng quát của Chương trình là bảo đảm tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững trên cơ sở tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của đất nước; phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn mức bình quân của 5 năm 2016-2020, đến năm 2025 là nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp. Nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; thực hiện đồng bộ các giải pháp khắc phục có hiệu quả tác động của đại dịch COVID-19, nhanh chóng phục hồi và phát triển kinh tế; kiên quyết không để xảy ra khủng hoảng y tế và kinh tế, xã hội.
Phát huy mạnh mẽ giá trị văn hoá, sức mạnh con người Việt Nam và sức sáng tạo của mỗi cá nhân. Từng bước xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn, lành mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; bảo đảm cuộc sống bình yên và hạnh phúc của nhân dân và “không để ai bị bỏ lại phía sau”. Trong quá trình phát triển đất nước, luôn quan tâm bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Phát triển kinh tế xanh, chú trọng bảo vệ môi trường, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu và các vấn đề an ninh phi truyền thống. Tăng cường quốc phòng, an ninh; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia và giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước. Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
Mục tiêu cụ thể
Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025 gồm 23 chỉ tiêu, trong đó có một số chỉ tiêu quan trọng, cụ thể là: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 5 năm khoảng 6,5-7%; tỉ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt trên 25%; kinh tế số đạt khoảng 20% GDP; đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng đạt khoảng 45%; bội chi ngân sách Nhà nước bình quân 3,7% GDP; tỉ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều giảm 1-1,5%/năm; tỉ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt 95% dân số; tỉ lệ che phủ rừng không thấp hơn mức 42%.
Định hướng trong chỉ đạo, điều hành
Về quan điểm, định hướng trong chỉ đạo, điều hành, Nghị quyết nêu rõ, quán triệt và triển khai đồng bộ, hiệu quả Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp, các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ. Phát triển kinh tế gắn kết hài hòa với phát triển văn hóa, xã hội, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội ngay trong từng bước, từng chính sách và trong suốt quá trình phát triển. Bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định và bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu.
Bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người dân là trên hết, trước hết; quyết liệt phòng, chống dịch COVID-19 trên nguyên tắc linh hoạt, sáng tạo, không máy móc, cứng nhắc, tùy từng thời điểm, từng nơi, từng địa phương, địa bàn, cơ quan, đơn vị để lựa chọn ưu tiên phù hợp giữa phòng chống dịch và phát triển kinh tế-xã hội. Bám sát tình hình, chủ động xây dựng giải pháp phù hợp, khả thi thích ứng với bối cảnh dịch bệnh kéo dài.
Nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, coi nội lực là yếu tố cơ bản, chiến lược lâu dài, quyết định, ngoại lực là quan trọng, cần thiết, đột phá; “biến nguy thành cơ”, coi khó khăn, thách thức là động lực phấn đấu để vươn lên, khẳng định bản lĩnh; huy động sức mạnh đại đoàn kết dân tộc; bám sát thực tiễn, đánh giá, dự báo đúng tình hình, quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm. Trong điều kiện dự báo đại dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp, khó lường, có thể kéo dài, cần phải tập trung nâng cao năng lực độc lập, tính tự chủ của nền kinh tế để hạn chế ảnh hưởng của các bất ổn, yếu tố biến động bất thường đối với sức khỏe của nhân dân, bảo đảm an sinh và phát triển kinh tế, xã hội; tạo điều kiện để nền kinh tế chủ động thích nghi nhanh, ứng phó hiệu quả với mọi tình huống do tác động của đại dịch gây ra, không để bị động bất ngờ dẫn đến xảy ra khủng hoảng y tế, kinh tế và xã hội.
Đẩy mạnh hơn nữa công cuộc đổi mới; không ngừng sáng tạo, có cách tiếp cận mới, tạo đột phá trong bối cảnh mới. Chú trọng việc tổng kết, phổ biến, nhân rộng, phát huy tối đa các bài học kinh nghiệm quý, mô hình hay, cách làm hiệu quả. Những vấn đề đã “chín”, đã rõ, được thực tiễn chứng minh là đúng, thực hiện có hiệu quả, được đa số đồng tình thì tiếp tục thực hiện; những vấn đề chưa có quy định hoặc quy định không còn phù hợp với thực tiễn thì mạnh dạn thí điểm, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, mở rộng dần, không cầu toàn, không nóng vội.
Tập trung tháo gỡ khó khăn về thể chế theo hướng cấp nào ban hành cấp đó phải tháo gỡ; báo cáo cấp trên trực tiếp đối với những vấn đề vượt quá thẩm quyền. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm đi đôi với tăng cường kiểm tra, giám sát và kiểm soát quyền lực; tổng kết, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật kịp thời, nghiêm minh; tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện chính sách bảo vệ người dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. Huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển; đẩy mạnh hợp tác công tư.
Xây dựng Chính phủ và chính quyền các cấp đoàn kết, liêm chính, kỷ luật, kỷ cương, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; năng động, đổi mới sáng tạo; vì nhân dân phục vụ; thấm nhuần phương châm đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết; “dân là gốc” và xuất phát từ quyền, lợi ích hợp pháp, nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Càng khó khăn, phức tạp thì càng phải đoàn kết thống nhất; giữ đúng nguyên tắc, phát huy dân chủ, huy động trí tuệ tập thể trên tinh thần khiêm tốn, cầu thị, lắng nghe. Bám sát thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo. Chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan trong bộ máy Nhà nước và hệ thống chính trị, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong cả nhận thức và hành động.
13 nhiệm vụ chủ yếu
1- Tập trung thực hiện mục tiêu kép vừa phòng, chống dịch bệnh COVID-19, vừa phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội, nhưng căn cứ vào tình hình thực tế và địa bàn cụ thể để lựa chọn ưu tiên, bảo đảm sức khỏe, tính mạng của nhân dân là trên hết, trước hết và bảo đảm an sinh xã hội.
2- Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển, trước hết là thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
3- Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; phát triển kinh tế số, xã hội số.
4- Tăng cường huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực.
5- Đẩy mạnh xây dựng, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng chiến lược đồng bộ, hiện đại.
6- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, ứng dụng và phát triển mạnh mẽ khoa học và công nghệ.
7- Thúc đẩy phát triển liên kết vùng, khu kinh tế và phát triển đô thị.
8- Phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân, bảo đảm gắn kết hài hòa giữa phát triển kinh tế với văn hóa, xã hội.
9- Tăng cường quản lý tài nguyên và môi trường; chủ động phòng, chống, hạn chế tác động của thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu.
10- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và năng lực kiến tạo phát triển; thực hiện cải cách tiền lương; siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính đi đôi với tạo dựng môi trường đổi mới sáng tạo.
11- Phát triển kinh tế-xã hội gắn liền với củng cố, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ và giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ quốc gia; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước.
12- Xây dựng nền ngoại giao hiện đại, tăng cường hiệu quả hoạt động đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, đẩy mạnh ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển, nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
13- Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh toàn diện, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng, đảng viên, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân.
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Thành viên, Tổng Giám đốc các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước trực tiếp chỉ đạo xây dựng, ban hành Chương trình hành động của bộ, cơ quan, địa phương mình trong kế hoạch 5 năm 2021-2025 và cụ thể hóa thành các nhiệm vụ hằng năm, trong đó phải thể hiện bằng các nhiệm vụ, giải pháp, chương trình, đề án, lộ trình triển khai thực hiện và phân công trách nhiệm cụ thể, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quý III năm 2021, đồng gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo, tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá, theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ và của từng Bộ, cơ quan, địa phương; định kỳ hằng năm báo cáo kết quả thực hiện với Thủ tướng Chính phủ, đồng gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để theo dõi và tổng hợp; đồng thời tổ chức đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp và mục tiêu, kịp thời đề xuất điều chỉnh, bổ sung các nhiệm vụ, giải pháp trong quá trình thực hiện.
1485 lượt xem
Theo Chinhphu.vn
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 99/NQ-CP Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025.Mục tiêu tổng quát của Chương trình là bảo đảm tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững trên cơ sở tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của đất nước; phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn mức bình quân của 5 năm 2016-2020, đến năm 2025 là nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp. Nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; thực hiện đồng bộ các giải pháp khắc phục có hiệu quả tác động của đại dịch COVID-19, nhanh chóng phục hồi và phát triển kinh tế; kiên quyết không để xảy ra khủng hoảng y tế và kinh tế, xã hội.
Phát huy mạnh mẽ giá trị văn hoá, sức mạnh con người Việt Nam và sức sáng tạo của mỗi cá nhân. Từng bước xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn, lành mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; bảo đảm cuộc sống bình yên và hạnh phúc của nhân dân và “không để ai bị bỏ lại phía sau”. Trong quá trình phát triển đất nước, luôn quan tâm bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Phát triển kinh tế xanh, chú trọng bảo vệ môi trường, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu và các vấn đề an ninh phi truyền thống. Tăng cường quốc phòng, an ninh; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia và giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước. Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
Mục tiêu cụ thể
Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025 gồm 23 chỉ tiêu, trong đó có một số chỉ tiêu quan trọng, cụ thể là: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 5 năm khoảng 6,5-7%; tỉ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt trên 25%; kinh tế số đạt khoảng 20% GDP; đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng đạt khoảng 45%; bội chi ngân sách Nhà nước bình quân 3,7% GDP; tỉ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều giảm 1-1,5%/năm; tỉ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt 95% dân số; tỉ lệ che phủ rừng không thấp hơn mức 42%.
Định hướng trong chỉ đạo, điều hành
Về quan điểm, định hướng trong chỉ đạo, điều hành, Nghị quyết nêu rõ, quán triệt và triển khai đồng bộ, hiệu quả Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp, các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ. Phát triển kinh tế gắn kết hài hòa với phát triển văn hóa, xã hội, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội ngay trong từng bước, từng chính sách và trong suốt quá trình phát triển. Bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định và bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu.
Bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người dân là trên hết, trước hết; quyết liệt phòng, chống dịch COVID-19 trên nguyên tắc linh hoạt, sáng tạo, không máy móc, cứng nhắc, tùy từng thời điểm, từng nơi, từng địa phương, địa bàn, cơ quan, đơn vị để lựa chọn ưu tiên phù hợp giữa phòng chống dịch và phát triển kinh tế-xã hội. Bám sát tình hình, chủ động xây dựng giải pháp phù hợp, khả thi thích ứng với bối cảnh dịch bệnh kéo dài.
Nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, coi nội lực là yếu tố cơ bản, chiến lược lâu dài, quyết định, ngoại lực là quan trọng, cần thiết, đột phá; “biến nguy thành cơ”, coi khó khăn, thách thức là động lực phấn đấu để vươn lên, khẳng định bản lĩnh; huy động sức mạnh đại đoàn kết dân tộc; bám sát thực tiễn, đánh giá, dự báo đúng tình hình, quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm. Trong điều kiện dự báo đại dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp, khó lường, có thể kéo dài, cần phải tập trung nâng cao năng lực độc lập, tính tự chủ của nền kinh tế để hạn chế ảnh hưởng của các bất ổn, yếu tố biến động bất thường đối với sức khỏe của nhân dân, bảo đảm an sinh và phát triển kinh tế, xã hội; tạo điều kiện để nền kinh tế chủ động thích nghi nhanh, ứng phó hiệu quả với mọi tình huống do tác động của đại dịch gây ra, không để bị động bất ngờ dẫn đến xảy ra khủng hoảng y tế, kinh tế và xã hội.
Đẩy mạnh hơn nữa công cuộc đổi mới; không ngừng sáng tạo, có cách tiếp cận mới, tạo đột phá trong bối cảnh mới. Chú trọng việc tổng kết, phổ biến, nhân rộng, phát huy tối đa các bài học kinh nghiệm quý, mô hình hay, cách làm hiệu quả. Những vấn đề đã “chín”, đã rõ, được thực tiễn chứng minh là đúng, thực hiện có hiệu quả, được đa số đồng tình thì tiếp tục thực hiện; những vấn đề chưa có quy định hoặc quy định không còn phù hợp với thực tiễn thì mạnh dạn thí điểm, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, mở rộng dần, không cầu toàn, không nóng vội.
Tập trung tháo gỡ khó khăn về thể chế theo hướng cấp nào ban hành cấp đó phải tháo gỡ; báo cáo cấp trên trực tiếp đối với những vấn đề vượt quá thẩm quyền. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm đi đôi với tăng cường kiểm tra, giám sát và kiểm soát quyền lực; tổng kết, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật kịp thời, nghiêm minh; tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện chính sách bảo vệ người dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. Huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển; đẩy mạnh hợp tác công tư.
Xây dựng Chính phủ và chính quyền các cấp đoàn kết, liêm chính, kỷ luật, kỷ cương, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; năng động, đổi mới sáng tạo; vì nhân dân phục vụ; thấm nhuần phương châm đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết; “dân là gốc” và xuất phát từ quyền, lợi ích hợp pháp, nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Càng khó khăn, phức tạp thì càng phải đoàn kết thống nhất; giữ đúng nguyên tắc, phát huy dân chủ, huy động trí tuệ tập thể trên tinh thần khiêm tốn, cầu thị, lắng nghe. Bám sát thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo. Chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan trong bộ máy Nhà nước và hệ thống chính trị, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong cả nhận thức và hành động.
13 nhiệm vụ chủ yếu
1- Tập trung thực hiện mục tiêu kép vừa phòng, chống dịch bệnh COVID-19, vừa phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội, nhưng căn cứ vào tình hình thực tế và địa bàn cụ thể để lựa chọn ưu tiên, bảo đảm sức khỏe, tính mạng của nhân dân là trên hết, trước hết và bảo đảm an sinh xã hội.
2- Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển, trước hết là thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
3- Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; phát triển kinh tế số, xã hội số.
4- Tăng cường huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực.
5- Đẩy mạnh xây dựng, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng chiến lược đồng bộ, hiện đại.
6- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, ứng dụng và phát triển mạnh mẽ khoa học và công nghệ.
7- Thúc đẩy phát triển liên kết vùng, khu kinh tế và phát triển đô thị.
8- Phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân, bảo đảm gắn kết hài hòa giữa phát triển kinh tế với văn hóa, xã hội.
9- Tăng cường quản lý tài nguyên và môi trường; chủ động phòng, chống, hạn chế tác động của thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu.
10- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và năng lực kiến tạo phát triển; thực hiện cải cách tiền lương; siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính đi đôi với tạo dựng môi trường đổi mới sáng tạo.
11- Phát triển kinh tế-xã hội gắn liền với củng cố, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ và giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ quốc gia; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước.
12- Xây dựng nền ngoại giao hiện đại, tăng cường hiệu quả hoạt động đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, đẩy mạnh ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển, nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
13- Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh toàn diện, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng, đảng viên, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân.
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Thành viên, Tổng Giám đốc các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước trực tiếp chỉ đạo xây dựng, ban hành Chương trình hành động của bộ, cơ quan, địa phương mình trong kế hoạch 5 năm 2021-2025 và cụ thể hóa thành các nhiệm vụ hằng năm, trong đó phải thể hiện bằng các nhiệm vụ, giải pháp, chương trình, đề án, lộ trình triển khai thực hiện và phân công trách nhiệm cụ thể, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quý III năm 2021, đồng gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo, tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá, theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ và của từng Bộ, cơ quan, địa phương; định kỳ hằng năm báo cáo kết quả thực hiện với Thủ tướng Chính phủ, đồng gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để theo dõi và tổng hợp; đồng thời tổ chức đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp và mục tiêu, kịp thời đề xuất điều chỉnh, bổ sung các nhiệm vụ, giải pháp trong quá trình thực hiện.
Các bài khác
- Thủ tướng chỉ thị triển khai giải pháp tổ chức dạy học an toàn, bảo đảm chất lượng giáo dục, đào tạo ứng phó với đại dịch COVID-19 (05/09/2021)
- Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành 11 văn bản QPPL trong tháng 7/2021 (14/08/2021)
- Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 19-23/7 (25/07/2021)
- Kế hoạch phối hợp tiếp công dân phục vụ Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV (22/07/2021)
- Thủ tướng yêu cầu các địa phương thống kê nhân lực y tế phục vụ phòng, chống dịch COVID-19 (19/07/2021)
- Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tháng 6/2021 (02/07/2021)
- Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 7-11/6/2021 (14/06/2021)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong việc thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt (13/06/2021)
- Những chỉ đạo “nóng” trong phòng, chống dịch COVID-19 trong tuần qua (24/05/2021)
- Yên Bái ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Cư trú (23/05/2021)
Xem thêm »