CTTĐT - Bác Hồ đã căn dặn: “Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết, thành công thành công đại thành công”, thấm nhuần lời dạy của Người, nhân dân xã Việt Thành - huyện Trấn Yên đã đoàn kết, bứt phá đi lên, từ một vùng quê lam lũ, quanh năm nghèo đói đeo đẳng, đến nay đã khoác lên mình tấm áo của sự ấm no. Trong thành công lớn lao đó, có sự cống hiến của người dân và có cả tâm huyết của những người “công bộc tận tụy”.
Diện mạo vùng quê Việt Thành ngày hôm nay
Việt Thành những năm trước đây cũng giống những vùng quê nghèo khác, câu chuyện đói nghèo luôn là mối quan tâm lớn nhất của cấp ủy chính quyền nơi đây, khi mà tỷ lệ hộ nghèo chiếm gần 12% tương đương với hơn 100 hộ, toàn xã có 25 nhà dột nát, thu nhập bình quân một người chỉ đạt từ 7 - 9 triệu đồng/năm. Cơ sở hạ tầng, điện đường trường trạm thiếu thốn đủ bề. Ông Nguyễn Thanh Sơn, thôn Lan Đình, xã Việt Thành cho biết: “Ngày trước người dân trong thôn chúng tôi rất khổ, đường xá toàn đường đất, đi lại lầy lội vào mùa mưa; không có nhà văn hoá, mỗi lần họp thôn phải đi họp nhờ ở nhà dân. Kinh tế của người dân chủ yếu dựa vào trồng ngô, lúa"...
Với tinh thần quyết tâm cao, cấp ủy chính quyền địa phương - những “người công bộc tận tụy của nhân dân” đã vào cuộc. Khắc ghi lời dạy của Bác “Cán bộ là gốc của mọi công việc, muôn việc thành công hay thất bại đều là do cán bộ tốt hay kém” và “ Việc gì có lợi cho dân thì hết sức làm, việc gì có hại cho dân thì hết tránh”, là người đứng đầu chính quyền xã, bà Lê Thị Lụa đã trưng cầu trí tuệ của nhân dân, lắng nghe mong muốn từ chính những người dân để tập hợp đoàn kết, để sắn tay cùng người dân lao động, hướng dẫn nhân dân làm kinh tế. Bà Lê Thị Lụa, Bí thư Đảng ủy - Chủ tịch UBND xã Việt Thành, huyện Trấn Yên cho biết: “Để nhân dân có sự đoàn kết, đồng thuận ủng hộ thực hiện theo Nghị quyết của Đảng bộ xã, bản thân tôi là người đứng đầu đã chỉ đạo đội ngũ cán bộ, Đảng viên phải nêu gương đi đầu bằng những việc làm cụ thể như tham gia làm đường giao thông, hiến đất, đóng góp tiền; tích cực làm cùng nhân dân, chia sẻ và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của người dân. Từ đó, việc vận động người dân cùng tham gia thuận lợi hơn rất nhiều”.
Thực hiện khẩu hiệu “Hành động gương mẫu của cán bộ, đảng viên là mệnh lệnh không lời đối với quần chúng nhân dân”, nên mỗi cán bộ, đảng viên xã Việt Thành luôn gương mẫu đi đầu, hết mình vì việc chung. Không kể ngày đêm, mưa nắng, cán bộ đảng viên giúp dân đi gặt lúa để kịp giải phóng mặt bằng, cùng dân đào đất mở đường, trồng dâu, trồng hoa, vận chuyển vật liệu xây dựng nông thôn mới. Chính vì vậy nhân dân hết mực tin tưởng, ủng hộ và tạo thành phong trào “Bốn hiến” là: hiến cây, hiến kế, hiến đất, hiến tiền để xây dựng quê hương. Tiêu biểu trong số đó phải kể đến tấm gương bà Nguyễn Thị Vân đã hiến toàn bộ đất ruộng cho xã làm nhà văn hoá. Bà Nguyễn Thị Vân, thôn Phú Thọ, xã Việt Thành chia sẻ: “Gia đình tôi quyết định hiến đất để xây dựng nhà văn hoá xã khang trang, rộng rãi hơn để toàn dân trong xã được hưởng, đây cũng là mong muốn quê hương mình ngày càng giàu đẹp, văn minh hơn”.
Việt Thành hôm nay đã khác xưa, từ một vùng quê lam lũ đã vươn mình và xây dựng thành công xã đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2015 và đang trong lộ trình xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu với 3 vùng kinh tế rõ rệt theo thế mạnh từng vùng: Vùng Đồng Phúc nhiều đồi rừng được quy hoạch trồng rừng kinh tế, cây Quế là cây chủ lực với diện tích trên 500ha; Vùng Phú Thọ là khu trung tâm có đường tỉnh lộ Yên Bái đi qua, thuận lợi cho giao lưu, trao đổi hàng hóa. Có các cơ sở hạ tầng phục vụ cho nhiệm vụ chính trị, văn hóa, giáo dục, y tế. Quy hoạch phát triển mạnh về thương mại dịch vụ kết hợp phát triển chăn nuôi gia cầm tập trung; Vùng Lan Đình đất đai mầu mỡ được quy hoạch trồng dâu, nuôi tằm với diện tích 130 ha. Đến nay, cả xã có 860 hộ, hơn 3.000 nhân khẩu, nhưng chỉ còn 1,4% tương đương với 12 hộ nghèo thuộc diện hộ bảo trợ, cô đơn, ốm đau, bệnh hiểm nghèo, chứ không còn hộ đói. Ông Mai Kim Sơn, thôn Trúc Đình, xã Việt Thành cho biết thêm: “Theo chủ trương của địa phương, gia đình tôi tích cực chuyển đổi các diện tích lúa và hoa màu kém hiệu quả sang trồng dâu nuôi tằm, ngoài ra còn mở rộng diện tích ao nuôi cá nên kinh tế gia đình ngày càng khấm khá hơn. Hiện nay chúng tôi rất phấn khởi với sự thay đổi của quê hương mình và tin tưởng vào những quyết sách của những người lãnh đạo địa phương”.
Đến nay, 92% tuyến đường trong xã được bê tông cứng hóa, các tiêu chí điện, đường, trường, trạm và cơ sở vật chất văn hóa đều được xây dựng khang trang, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người dân. Đặc biệt, năm 2019 thu nhập bình quân đầu người/ năm dự ước đạt mức 38 triệu đồng, con em được đến trường đúng độ tuổi, tỷ lệ hộ khá giàu đạt trên 80%.
Việt Thành đang từng ngày thay da đổi thịt là nhờ có sự đồng thuận từ “Ý đảng - lòng dân”, nhờ có những cán bộ đảng viên gương mẫu đi đầu. Học và làm theo Bác ở Việt Thành đã làm lan tỏa sức mạnh đoàn kết dân tộc, tinh thần gắn kết cộng đồng đang là nguồn sinh khí mới, tiếp sức cho Việt Thành sớm về đích xã nông thôn mới kiểu mẫu của huyện Trấn Yên./.
953 lượt xem
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Bác Hồ đã căn dặn: “Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết, thành công thành công đại thành công”, thấm nhuần lời dạy của Người, nhân dân xã Việt Thành - huyện Trấn Yên đã đoàn kết, bứt phá đi lên, từ một vùng quê lam lũ, quanh năm nghèo đói đeo đẳng, đến nay đã khoác lên mình tấm áo của sự ấm no. Trong thành công lớn lao đó, có sự cống hiến của người dân và có cả tâm huyết của những người “công bộc tận tụy”. Việt Thành những năm trước đây cũng giống những vùng quê nghèo khác, câu chuyện đói nghèo luôn là mối quan tâm lớn nhất của cấp ủy chính quyền nơi đây, khi mà tỷ lệ hộ nghèo chiếm gần 12% tương đương với hơn 100 hộ, toàn xã có 25 nhà dột nát, thu nhập bình quân một người chỉ đạt từ 7 - 9 triệu đồng/năm. Cơ sở hạ tầng, điện đường trường trạm thiếu thốn đủ bề. Ông Nguyễn Thanh Sơn, thôn Lan Đình, xã Việt Thành cho biết: “Ngày trước người dân trong thôn chúng tôi rất khổ, đường xá toàn đường đất, đi lại lầy lội vào mùa mưa; không có nhà văn hoá, mỗi lần họp thôn phải đi họp nhờ ở nhà dân. Kinh tế của người dân chủ yếu dựa vào trồng ngô, lúa"...
Với tinh thần quyết tâm cao, cấp ủy chính quyền địa phương - những “người công bộc tận tụy của nhân dân” đã vào cuộc. Khắc ghi lời dạy của Bác “Cán bộ là gốc của mọi công việc, muôn việc thành công hay thất bại đều là do cán bộ tốt hay kém” và “ Việc gì có lợi cho dân thì hết sức làm, việc gì có hại cho dân thì hết tránh”, là người đứng đầu chính quyền xã, bà Lê Thị Lụa đã trưng cầu trí tuệ của nhân dân, lắng nghe mong muốn từ chính những người dân để tập hợp đoàn kết, để sắn tay cùng người dân lao động, hướng dẫn nhân dân làm kinh tế. Bà Lê Thị Lụa, Bí thư Đảng ủy - Chủ tịch UBND xã Việt Thành, huyện Trấn Yên cho biết: “Để nhân dân có sự đoàn kết, đồng thuận ủng hộ thực hiện theo Nghị quyết của Đảng bộ xã, bản thân tôi là người đứng đầu đã chỉ đạo đội ngũ cán bộ, Đảng viên phải nêu gương đi đầu bằng những việc làm cụ thể như tham gia làm đường giao thông, hiến đất, đóng góp tiền; tích cực làm cùng nhân dân, chia sẻ và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của người dân. Từ đó, việc vận động người dân cùng tham gia thuận lợi hơn rất nhiều”.
Thực hiện khẩu hiệu “Hành động gương mẫu của cán bộ, đảng viên là mệnh lệnh không lời đối với quần chúng nhân dân”, nên mỗi cán bộ, đảng viên xã Việt Thành luôn gương mẫu đi đầu, hết mình vì việc chung. Không kể ngày đêm, mưa nắng, cán bộ đảng viên giúp dân đi gặt lúa để kịp giải phóng mặt bằng, cùng dân đào đất mở đường, trồng dâu, trồng hoa, vận chuyển vật liệu xây dựng nông thôn mới. Chính vì vậy nhân dân hết mực tin tưởng, ủng hộ và tạo thành phong trào “Bốn hiến” là: hiến cây, hiến kế, hiến đất, hiến tiền để xây dựng quê hương. Tiêu biểu trong số đó phải kể đến tấm gương bà Nguyễn Thị Vân đã hiến toàn bộ đất ruộng cho xã làm nhà văn hoá. Bà Nguyễn Thị Vân, thôn Phú Thọ, xã Việt Thành chia sẻ: “Gia đình tôi quyết định hiến đất để xây dựng nhà văn hoá xã khang trang, rộng rãi hơn để toàn dân trong xã được hưởng, đây cũng là mong muốn quê hương mình ngày càng giàu đẹp, văn minh hơn”.
Việt Thành hôm nay đã khác xưa, từ một vùng quê lam lũ đã vươn mình và xây dựng thành công xã đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2015 và đang trong lộ trình xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu với 3 vùng kinh tế rõ rệt theo thế mạnh từng vùng: Vùng Đồng Phúc nhiều đồi rừng được quy hoạch trồng rừng kinh tế, cây Quế là cây chủ lực với diện tích trên 500ha; Vùng Phú Thọ là khu trung tâm có đường tỉnh lộ Yên Bái đi qua, thuận lợi cho giao lưu, trao đổi hàng hóa. Có các cơ sở hạ tầng phục vụ cho nhiệm vụ chính trị, văn hóa, giáo dục, y tế. Quy hoạch phát triển mạnh về thương mại dịch vụ kết hợp phát triển chăn nuôi gia cầm tập trung; Vùng Lan Đình đất đai mầu mỡ được quy hoạch trồng dâu, nuôi tằm với diện tích 130 ha. Đến nay, cả xã có 860 hộ, hơn 3.000 nhân khẩu, nhưng chỉ còn 1,4% tương đương với 12 hộ nghèo thuộc diện hộ bảo trợ, cô đơn, ốm đau, bệnh hiểm nghèo, chứ không còn hộ đói. Ông Mai Kim Sơn, thôn Trúc Đình, xã Việt Thành cho biết thêm: “Theo chủ trương của địa phương, gia đình tôi tích cực chuyển đổi các diện tích lúa và hoa màu kém hiệu quả sang trồng dâu nuôi tằm, ngoài ra còn mở rộng diện tích ao nuôi cá nên kinh tế gia đình ngày càng khấm khá hơn. Hiện nay chúng tôi rất phấn khởi với sự thay đổi của quê hương mình và tin tưởng vào những quyết sách của những người lãnh đạo địa phương”.
Đến nay, 92% tuyến đường trong xã được bê tông cứng hóa, các tiêu chí điện, đường, trường, trạm và cơ sở vật chất văn hóa đều được xây dựng khang trang, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người dân. Đặc biệt, năm 2019 thu nhập bình quân đầu người/ năm dự ước đạt mức 38 triệu đồng, con em được đến trường đúng độ tuổi, tỷ lệ hộ khá giàu đạt trên 80%.
Việt Thành đang từng ngày thay da đổi thịt là nhờ có sự đồng thuận từ “Ý đảng - lòng dân”, nhờ có những cán bộ đảng viên gương mẫu đi đầu. Học và làm theo Bác ở Việt Thành đã làm lan tỏa sức mạnh đoàn kết dân tộc, tinh thần gắn kết cộng đồng đang là nguồn sinh khí mới, tiếp sức cho Việt Thành sớm về đích xã nông thôn mới kiểu mẫu của huyện Trấn Yên./.