CTTĐT - Theo thói quen, phong tục tập quán, trước đây bà con người Mông chủ yếu làm nhà bằng vật liệu gỗ. Với chủ trương của Chính phủ quyết định đóng cửa rừng tự nhiên, người dân sống tại các khu bảo tồn thiên nhiên, rừng tự nhiên phòng hộ, rừng tự nhiên đặc dụng không còn được khai thác vật liệu gỗ để làm nhà trong khi việc vận chuyển vật liệu xi măng, gạch xây, cát, đá, sỏi, đến nơi ở rất khó khăn, giá thành cao, dẫn đến chi phí làm nhà xây rất lớn, vượt quá khả năng chi trả của người dân. Vì vậy, cử tri kiến nghị nghiên cứu, hướng dẫn việc lựa chọn vật liệu thay thế phù hợp, đảm bảo chất lượng với chi phí hợp lý, đồng thời ban hành thiết kế điển hình, thiết kế mẫu phù hợp với phong tục, tập quán sinh hoạt, điều kiện sống, giúp cho bà con người Mông làm nhà ở an toàn chắc chắn, định cư ổn định, góp phần vào việc xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội tại các địa bàn vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Nhà sàn người Mông ở Mù Cang Chải (Ảnh sưu tầm)
Bộ Xây dựng trả lời tại văn bản số 4497/BXD-QLN ngày 01/11/2021 như sau:
Nhà ở là tài sản lớn đối với mỗi hộ gia đình, đặc biệt là đối với các hộ nghèo. Do vậy, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn quan tâm giải quyết vấn đề nhà ở và ban hành nhiều chính sách nhằm nâng cao đời sống, hỗ trợ các hộ nghèo có nhà ở ổn định, an toàn, từng bước nâng cao mức sống, góp phần xoá đói, giảm nghèo bền vững của các hộ dân nghèo có khó khăn về nhà ở, đặc biệt là các hộ dân sinh sống tại các vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Trong giai đoạn vừa qua (2012-2020), các hộ gia đình nghèo có khó khăn về nhà ở đã được nhà nước hỗ trợ theo các Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg ngày 10/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ, với tổng số nhà hỗ trợ khoảng 650.000 căn (riêng tỉnh Yên Bái hỗ trợ được hơn 10.000 căn nhà). Nhà ở được hỗ trợ theo 02 Chương trình này phải đảm bảo diện tích tối thiểu 24m2; tuổi thọ căn nhà tối thiểu đạt 10 năm; đồng thời đảm bảo tiêu chuẩn 43 cứng (“Nền cứng” là nền nhà làm bằng các loại vật liệu có tác dụng làm tăng độ cứng của nền như: vữa xi măng - cát, bê tông, gạch lát “Khung - tường cứng” bao gồm hệ thống khung, cột, tường kể cả móng đỡ. Tùy điều kiện cụ thể, khung, cột được làm từ các loại vật liệu: bê tông cốt thép, sắt, thép, gỗ bền chắc; tường xây gạch, đá hoặc làm từ gỗ bền chắc; móng làm từ bê tông cốt thép hoặc xây gạch, đá; “Mái cứng” gồm hệ thống đỡ mái và mái lợp. Tùy điều kiện cụ thể, hệ thống đỡ mái có thể làm từ các loại vật liệu: bê tông cốt thép, sắt, thép, gỗ bền chắc. Mái làm bằng bê tông cốt thép, lợp ngói hoặc lợp bằng các loại tấm lợp có chất lượng tốt như tôn, phi brô xi măng). Tại các Quyết định nêu trên đều quy định Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo Sở Xây dựng thiết kế một số mẫu nhà ở phù hợp để người dân tham khảo lựa chọn.
Do mức hỗ trợ để xây nhà ở theo các chính sách nêu trên còn thấp, nên các chính sách trên đều cho phép xây dựng nhà ở bằng vật liệu sẵn có của địa phương nhưng đảm bảo tiêu chuẩn “3 cứng” nêu trên. Thời gian gần đây, Chính phủ quyết định đóng cửa rừng tự nhiên, rừng tự nhiên phòng hộ, rừng tự nhiên đặc dụng để bảo tồn đa dạng sinh học và hạn chế sạt lở, lũ ống, lũ quét... Việc xây dựng nhà ở của đồng bào dân tộc thiểu số nói chung, đồng bào Mông nói riêng do vật liệu thay thế vật liệu làm nhà truyền thống (xi măng, gạch, cát, đá, sỏi...) vận chuyển đến nơi ở rất khó khăn làm giá thành cao, dẫn đến chi phí làm nhà lớn vượt quá khả năng chi trả của người dân nghèo dù được Nhà nước hỗ trợ như ý kiến của cử tri.
Để khắc phục vấn đề nêu trên, Bộ Xây dựng đã tham gia phối hợp cùng với Ủy ban Dân tộc xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 để triển khai Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội; trong đó, có nội dung về hỗ trợ nhà ở cho các hộ nghèo là người dân tộc thiểu số. Tổng mức hỗ trợ nhà ở đã được nâng lên để đảm bảo cho các hộ gia đình vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số có thể thay thế vật liệu làm nhà theo truyền thống (chủ yếu bằng gỗ) sang vật liệu xây dựng hiện nay (xi măng, gạch, cát, đá, sỏi...). Dự kiến suất đầu tư cho căn nhà có diện tích tối thiểu 30m, có tuổi thọ tối thiểu 20 năm và đạt chuẩn 3 cứng (phù hợp với Chương trình Nông thôn mới) là 80 triệu đồng/căn (trong đó: ngân sách trung ương hỗ trợ trực tiếp là 40 triệu đồng; nhà nước cho vay ưu đãi lãi suất 3%/năm thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội là 25 triệu đồng; số vốn còn lại 15 triệu đồng được huy động từ gia đình, dòng họ và cộng đồng). Báo cáo nghiên cứu khả thi về Chương trình này đã được Hội đồng thẩm định nhà nước thông qua, hiện đang trình Chính phủ phê duyệt.
Ngoài ra, Bộ Xây dựng đang phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách mới để triển khai thực hiện việc hỗ trợ nhà ở cho các hộ nghèo trên các huyện nghèo của cả nước theo Nghị quyết số 24/2001/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. Đồng thời, nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách mới để triển khai thực hiện việc hỗ trợ nhà ở cho các hộ nghèo tại các vùng còn lại trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành. Các chính sách mới dự kiến thực hiện theo hướng: (i) có sự hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách Trung ương; (ii) tăng mức vay ưu đãi cũng như đề nghị các địa phương hỗ trợ thêm từ các nguồn xã hội hóa và lồng ghép việc hỗ trợ với nguồn vốn từ Quỹ “Vì người nghèo” do Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam quản lý; (ii) tăng chất lượng và tăng diện tích tối thiểu của ngôi nhà được hỗ trợ xây dựng phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội giai đoạn tiếp theo.
614 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Theo thói quen, phong tục tập quán, trước đây bà con người Mông chủ yếu làm nhà bằng vật liệu gỗ. Với chủ trương của Chính phủ quyết định đóng cửa rừng tự nhiên, người dân sống tại các khu bảo tồn thiên nhiên, rừng tự nhiên phòng hộ, rừng tự nhiên đặc dụng không còn được khai thác vật liệu gỗ để làm nhà trong khi việc vận chuyển vật liệu xi măng, gạch xây, cát, đá, sỏi, đến nơi ở rất khó khăn, giá thành cao, dẫn đến chi phí làm nhà xây rất lớn, vượt quá khả năng chi trả của người dân. Vì vậy, cử tri kiến nghị nghiên cứu, hướng dẫn việc lựa chọn vật liệu thay thế phù hợp, đảm bảo chất lượng với chi phí hợp lý, đồng thời ban hành thiết kế điển hình, thiết kế mẫu phù hợp với phong tục, tập quán sinh hoạt, điều kiện sống, giúp cho bà con người Mông làm nhà ở an toàn chắc chắn, định cư ổn định, góp phần vào việc xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội tại các địa bàn vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.Bộ Xây dựng trả lời tại văn bản số 4497/BXD-QLN ngày 01/11/2021 như sau:
Nhà ở là tài sản lớn đối với mỗi hộ gia đình, đặc biệt là đối với các hộ nghèo. Do vậy, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn quan tâm giải quyết vấn đề nhà ở và ban hành nhiều chính sách nhằm nâng cao đời sống, hỗ trợ các hộ nghèo có nhà ở ổn định, an toàn, từng bước nâng cao mức sống, góp phần xoá đói, giảm nghèo bền vững của các hộ dân nghèo có khó khăn về nhà ở, đặc biệt là các hộ dân sinh sống tại các vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Trong giai đoạn vừa qua (2012-2020), các hộ gia đình nghèo có khó khăn về nhà ở đã được nhà nước hỗ trợ theo các Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg ngày 10/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ, với tổng số nhà hỗ trợ khoảng 650.000 căn (riêng tỉnh Yên Bái hỗ trợ được hơn 10.000 căn nhà). Nhà ở được hỗ trợ theo 02 Chương trình này phải đảm bảo diện tích tối thiểu 24m2; tuổi thọ căn nhà tối thiểu đạt 10 năm; đồng thời đảm bảo tiêu chuẩn 43 cứng (“Nền cứng” là nền nhà làm bằng các loại vật liệu có tác dụng làm tăng độ cứng của nền như: vữa xi măng - cát, bê tông, gạch lát “Khung - tường cứng” bao gồm hệ thống khung, cột, tường kể cả móng đỡ. Tùy điều kiện cụ thể, khung, cột được làm từ các loại vật liệu: bê tông cốt thép, sắt, thép, gỗ bền chắc; tường xây gạch, đá hoặc làm từ gỗ bền chắc; móng làm từ bê tông cốt thép hoặc xây gạch, đá; “Mái cứng” gồm hệ thống đỡ mái và mái lợp. Tùy điều kiện cụ thể, hệ thống đỡ mái có thể làm từ các loại vật liệu: bê tông cốt thép, sắt, thép, gỗ bền chắc. Mái làm bằng bê tông cốt thép, lợp ngói hoặc lợp bằng các loại tấm lợp có chất lượng tốt như tôn, phi brô xi măng). Tại các Quyết định nêu trên đều quy định Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo Sở Xây dựng thiết kế một số mẫu nhà ở phù hợp để người dân tham khảo lựa chọn.
Do mức hỗ trợ để xây nhà ở theo các chính sách nêu trên còn thấp, nên các chính sách trên đều cho phép xây dựng nhà ở bằng vật liệu sẵn có của địa phương nhưng đảm bảo tiêu chuẩn “3 cứng” nêu trên. Thời gian gần đây, Chính phủ quyết định đóng cửa rừng tự nhiên, rừng tự nhiên phòng hộ, rừng tự nhiên đặc dụng để bảo tồn đa dạng sinh học và hạn chế sạt lở, lũ ống, lũ quét... Việc xây dựng nhà ở của đồng bào dân tộc thiểu số nói chung, đồng bào Mông nói riêng do vật liệu thay thế vật liệu làm nhà truyền thống (xi măng, gạch, cát, đá, sỏi...) vận chuyển đến nơi ở rất khó khăn làm giá thành cao, dẫn đến chi phí làm nhà lớn vượt quá khả năng chi trả của người dân nghèo dù được Nhà nước hỗ trợ như ý kiến của cử tri.
Để khắc phục vấn đề nêu trên, Bộ Xây dựng đã tham gia phối hợp cùng với Ủy ban Dân tộc xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 để triển khai Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội; trong đó, có nội dung về hỗ trợ nhà ở cho các hộ nghèo là người dân tộc thiểu số. Tổng mức hỗ trợ nhà ở đã được nâng lên để đảm bảo cho các hộ gia đình vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số có thể thay thế vật liệu làm nhà theo truyền thống (chủ yếu bằng gỗ) sang vật liệu xây dựng hiện nay (xi măng, gạch, cát, đá, sỏi...). Dự kiến suất đầu tư cho căn nhà có diện tích tối thiểu 30m, có tuổi thọ tối thiểu 20 năm và đạt chuẩn 3 cứng (phù hợp với Chương trình Nông thôn mới) là 80 triệu đồng/căn (trong đó: ngân sách trung ương hỗ trợ trực tiếp là 40 triệu đồng; nhà nước cho vay ưu đãi lãi suất 3%/năm thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội là 25 triệu đồng; số vốn còn lại 15 triệu đồng được huy động từ gia đình, dòng họ và cộng đồng). Báo cáo nghiên cứu khả thi về Chương trình này đã được Hội đồng thẩm định nhà nước thông qua, hiện đang trình Chính phủ phê duyệt.
Ngoài ra, Bộ Xây dựng đang phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách mới để triển khai thực hiện việc hỗ trợ nhà ở cho các hộ nghèo trên các huyện nghèo của cả nước theo Nghị quyết số 24/2001/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. Đồng thời, nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách mới để triển khai thực hiện việc hỗ trợ nhà ở cho các hộ nghèo tại các vùng còn lại trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành. Các chính sách mới dự kiến thực hiện theo hướng: (i) có sự hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách Trung ương; (ii) tăng mức vay ưu đãi cũng như đề nghị các địa phương hỗ trợ thêm từ các nguồn xã hội hóa và lồng ghép việc hỗ trợ với nguồn vốn từ Quỹ “Vì người nghèo” do Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam quản lý; (ii) tăng chất lượng và tăng diện tích tối thiểu của ngôi nhà được hỗ trợ xây dựng phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội giai đoạn tiếp theo.