CTTĐT - Cử tri phản ánh, kiến nghị về việc thực hiện Quyết định 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021, một số xã thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại địa phương sau khi được Chính phủ phê duyệt chuyển sang xã khu yực I, người dân không được hưởng các chính sách (trong đó có chính sách về giáo dục) dành cho xã thuộc khu vực III, khu vực II. Đề nghị Chính phủ có những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho giáo viên và học sinh vùng cao trong giai đoạn 2021-2025, áp dụng chính sách đối với các vùng đặc khó khăn theo Quyết định số 433/QĐ-UBDT ngày 18/6/2011 của Ủy ban Dân tộc; cho con em dân tộc thiểu số ít người tiếp tục được đi học tại các Trường phổ thông dân tộc nội trú theo quy định tại Điều 2 Quy chế về tổ chức và hoạt động của Trường phổ thông dân tộc nội trú ban hành kèm theo Thông tư số 01/2016/TT-BGD&ĐT ngày 15/01/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; hỗ trợ kinh phí cho đồng bào dân tộc thiểu số khi tham gia mua bảo hiểm y tế; có chế độ đặc thù vay vốn sản xuất kinh doanh cho dân tộc ở các xã trước kia thuộc khu vực III nay thuộc khu vực I.
Cô và trò trong tiết học tiếng Việt.
Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời tại Văn bản số 4530/BGDĐT-GDDT ngày 7/10/2021 như sau:
Đối với đề nghị “Chính phủ có những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho giáo viên và học sinh vùng cao trong giai đoạn 2021-2025, áp dụng chính sách đối với các vùng đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 433/QĐ-UBDT ngày 18/6/2011 của Ủy ban Dân tộc”, “Hỗ trợ kinh phí cho đồng bào dân tộc thiểu số khi tham gia mua bảo hiểm y tế, có chế độ đặc thù vay vốn sản xuất kinh doanh cho dân tộc ở các xã trước kia thuộc khu vực III nay thuộc khu vực I”:
Ủy ban Dân tộc là đơn vị được Chính phủ giao chủ trì nghiên cứu, rà soát, đánh giá tác động, đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong việc thực hiện chế độ, chính sách tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016 - 2020 nay không còn nằm trong danh sách các xã, thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025. Về nội dung kiến nghị nêu trên, Ủy ban Dân tộc đã có Công văn số 1406/UBDT-CSDT ngày 27/9/2021 về việc trả lời kiến nghị cử tri kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV, nội dung trả lời cụ thể như sau:
“Ngày 02/6/2021, tại Văn bản số 3695/VPCP-QHĐP của Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo: Giao Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các Bộ: Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội, Giáo dục và Đào tạo, Y tế và các cơ quan, địa phương liên quan nghiên cứu, rà soát, đánh giá tác động, đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện chế độ, chính sách tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016 - 2020 nay không còn nằm trong danh sách các xã, thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong Qúy III năm 2021 theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Thực hiện ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, ngày 25/6/2021, Ủy ban Dân tộc đã có văn bản số 837/UBDT-CSDT ngày 25/6/2021 hướng dẫn các địa phương rà soát, đánh giá và đề xuất giải pháp trong thực hiện các chính sách do Trung ương ban hành đối với địa bàn các xã, thôn đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016-2020 nay không còn thuộc diện đặc biệt khó khăn tại các Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 433/QĐ-UBDT ngày 18/6/2021 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc.
Trên cơ sở tổng hợp báo cáo rà soát và kiến nghị của các địa phương, hiện nay, Ủy ban Dân tộc đang phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng báo cáo đánh giá tác động và đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện chế độ chính sách của các địa phương, trong đó có chính sách về giáo dục, chính sách bảo hiểm y tế, chính sách về tín dụng như vấn đề cử tri nêu và dự kiến trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định Bộ Giáo dục và Đào tạo đồng thuận với nội dung kiến nghị của cử tri. Trong thời gian tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tiếp tục phối hợp với Ủy ban Dân tộc đề xuất với Chính phủ có những giải pháp, chính sách hỗ trợ phù hợp để duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số, miền núi.
Đối với kiến nghị “Cho con em dân tộc thiểu số ít người tiếp tục được đi học tại các Trường phổ thông dân tộc nội trú theo quy định tại Điều 2 Quy chế về tổ chức và hoạt động của Trường phổ thông dân tộc nội trú ban hành kèm theo Thông tư số 01/2016/TT-BGD&ĐT ngày 15/01/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo”.
Tại các khoản 1 và khoản 2 Điều 18 Thông tư số 01/2016/TT-BGDĐT ngày 15/01/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú quy định đối tượng tuyển sinh vào học tại trường phổ thông dân tộc nội trú như sau:
1. Thanh niên, thiếu niên là người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú và định cư từ 03 năm trở lên (tính đến ngày tuyển sinh) ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định hiện hành.
2. Thanh niên, thiếu niên là người dân tộc thiểu số không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này, nếu được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định là vùng tạo nguồn cán bộ cho các dân tộc thì cũng thuộc diện tuyển sinh vào trường PTDTNT”.
Như vậy, theo quy định tại khoản 2, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền quy định thêm đối tượng tuyển sinh là con em dân tộc thiểu số không thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (đối tượng quy định tại khoản 1) vào học tại trường phổ thông dân tộc nội trú.
Thời gian tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ sửa đổi, bổ sung Thông tư 01/2016/TT-BGDĐT, trong đó sẽ điều chỉnh về địa bàn, đối tượng tuyển sinh vào trường phổ thông dân tộc nội trú phù hợp với thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú góp phần tạo nguồn đào tạo nhân lực có chất lượng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.
732 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Cử tri phản ánh, kiến nghị về việc thực hiện Quyết định 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021, một số xã thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại địa phương sau khi được Chính phủ phê duyệt chuyển sang xã khu yực I, người dân không được hưởng các chính sách (trong đó có chính sách về giáo dục) dành cho xã thuộc khu vực III, khu vực II. Đề nghị Chính phủ có những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho giáo viên và học sinh vùng cao trong giai đoạn 2021-2025, áp dụng chính sách đối với các vùng đặc khó khăn theo Quyết định số 433/QĐ-UBDT ngày 18/6/2011 của Ủy ban Dân tộc; cho con em dân tộc thiểu số ít người tiếp tục được đi học tại các Trường phổ thông dân tộc nội trú theo quy định tại Điều 2 Quy chế về tổ chức và hoạt động của Trường phổ thông dân tộc nội trú ban hành kèm theo Thông tư số 01/2016/TT-BGD&ĐT ngày 15/01/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; hỗ trợ kinh phí cho đồng bào dân tộc thiểu số khi tham gia mua bảo hiểm y tế; có chế độ đặc thù vay vốn sản xuất kinh doanh cho dân tộc ở các xã trước kia thuộc khu vực III nay thuộc khu vực I.Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời tại Văn bản số 4530/BGDĐT-GDDT ngày 7/10/2021 như sau:
Đối với đề nghị “Chính phủ có những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho giáo viên và học sinh vùng cao trong giai đoạn 2021-2025, áp dụng chính sách đối với các vùng đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 433/QĐ-UBDT ngày 18/6/2011 của Ủy ban Dân tộc”, “Hỗ trợ kinh phí cho đồng bào dân tộc thiểu số khi tham gia mua bảo hiểm y tế, có chế độ đặc thù vay vốn sản xuất kinh doanh cho dân tộc ở các xã trước kia thuộc khu vực III nay thuộc khu vực I”:
Ủy ban Dân tộc là đơn vị được Chính phủ giao chủ trì nghiên cứu, rà soát, đánh giá tác động, đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong việc thực hiện chế độ, chính sách tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016 - 2020 nay không còn nằm trong danh sách các xã, thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025. Về nội dung kiến nghị nêu trên, Ủy ban Dân tộc đã có Công văn số 1406/UBDT-CSDT ngày 27/9/2021 về việc trả lời kiến nghị cử tri kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV, nội dung trả lời cụ thể như sau:
“Ngày 02/6/2021, tại Văn bản số 3695/VPCP-QHĐP của Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo: Giao Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các Bộ: Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội, Giáo dục và Đào tạo, Y tế và các cơ quan, địa phương liên quan nghiên cứu, rà soát, đánh giá tác động, đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện chế độ, chính sách tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016 - 2020 nay không còn nằm trong danh sách các xã, thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong Qúy III năm 2021 theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Thực hiện ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, ngày 25/6/2021, Ủy ban Dân tộc đã có văn bản số 837/UBDT-CSDT ngày 25/6/2021 hướng dẫn các địa phương rà soát, đánh giá và đề xuất giải pháp trong thực hiện các chính sách do Trung ương ban hành đối với địa bàn các xã, thôn đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016-2020 nay không còn thuộc diện đặc biệt khó khăn tại các Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 433/QĐ-UBDT ngày 18/6/2021 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc.
Trên cơ sở tổng hợp báo cáo rà soát và kiến nghị của các địa phương, hiện nay, Ủy ban Dân tộc đang phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng báo cáo đánh giá tác động và đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện chế độ chính sách của các địa phương, trong đó có chính sách về giáo dục, chính sách bảo hiểm y tế, chính sách về tín dụng như vấn đề cử tri nêu và dự kiến trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định Bộ Giáo dục và Đào tạo đồng thuận với nội dung kiến nghị của cử tri. Trong thời gian tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tiếp tục phối hợp với Ủy ban Dân tộc đề xuất với Chính phủ có những giải pháp, chính sách hỗ trợ phù hợp để duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số, miền núi.
Đối với kiến nghị “Cho con em dân tộc thiểu số ít người tiếp tục được đi học tại các Trường phổ thông dân tộc nội trú theo quy định tại Điều 2 Quy chế về tổ chức và hoạt động của Trường phổ thông dân tộc nội trú ban hành kèm theo Thông tư số 01/2016/TT-BGD&ĐT ngày 15/01/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo”.
Tại các khoản 1 và khoản 2 Điều 18 Thông tư số 01/2016/TT-BGDĐT ngày 15/01/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú quy định đối tượng tuyển sinh vào học tại trường phổ thông dân tộc nội trú như sau:
1. Thanh niên, thiếu niên là người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú và định cư từ 03 năm trở lên (tính đến ngày tuyển sinh) ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định hiện hành.
2. Thanh niên, thiếu niên là người dân tộc thiểu số không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này, nếu được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định là vùng tạo nguồn cán bộ cho các dân tộc thì cũng thuộc diện tuyển sinh vào trường PTDTNT”.
Như vậy, theo quy định tại khoản 2, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền quy định thêm đối tượng tuyển sinh là con em dân tộc thiểu số không thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (đối tượng quy định tại khoản 1) vào học tại trường phổ thông dân tộc nội trú.
Thời gian tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ sửa đổi, bổ sung Thông tư 01/2016/TT-BGDĐT, trong đó sẽ điều chỉnh về địa bàn, đối tượng tuyển sinh vào trường phổ thông dân tộc nội trú phù hợp với thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú góp phần tạo nguồn đào tạo nhân lực có chất lượng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.