CTTĐT - Khi nhắc đến vẻ đẹp truyền thống và các trò chơi gian dân của người Mông vùng cao Mù Cang Chải, du khách sẽ liên tưởng ngay đến các trò chơi như: Đánh quay, kéo co, bắn nỏ, ném pao và một số các trò chơi dân gian truyền thống khác. Nhưng nổi bật trong các lễ hội, trong dịp lễ tết thì quả pao không thể thiếu, đây là trò chơi đã có từ lâu đời và được truyền lại đến ngày nay. Đối với đồng bào Mông quả pao như không có tuổi, quả pao đã gắn bó với người Mông suốt cuộc đời và nó còn như một linh vật để minh chứng cho tình yêu của đôi lứa.
Nhóm dệt thêu thổ cẩm xã Chế Cu Nha làm quả Pao
Để hưởng ứng cho sự kiện Tết độc lập 2/9 và khám phá Danh thắng quốc gia ruộng bậc thang huyện Mù Cang Chải năm 2019, sẽ chính thức được khai mạc vào ngày 31/8 tại sân vận động Trung tâm huyện Mù Cang Chải và diễn ra đến hết ngày 25/9. Đây là lần đầu tiên huyện Mù Cang Chải tổ chức Tết độc lập với nhiều hoạt động hấp dẫn, hứa hẹn sẽ để lại nhiều ấn tượng cho du khách, bạn bè trong nước và quốc tế. Để đảm bảo các sản phẩm tham gia trưng bày tại phiên chợ và tham gia các hoạt động vui chơi nhân dịp tết độc 2/9, nhóm dệt thêu thổ cẩm của chị em phụ nữ xã Chế Cu Nha đang hoàn tất công việc khâu những quả pao để phục vụ cho sự kiện này. Chị Hờ Thị Dê - Trưởng nhóm thêu dệt thổ cẩm xã Chế Cu Nha cho biết. “Để chuẩn bị tốt các sản phẩm của xã chuẩn bị trưng bày tại phiên chợ và tham gia các hoạt động vui chơi nhân dịp Tết độc lập 2/9 và khám phá Danh thắng quốc gia ruộng bậc thang, nhóm dệt thêu thổ cẩm của xã Chế Cu Nha đang tập trung làm những quả pao, móc chìa khóa bằng thổ cẩm của địa phương mình để bán cho du khách. Đồng thời đây cũng là dịp để nhóm dệt thêu thổ cẩm của chị em phụ nữ Chế Cu Nha muốn giới thiệu với nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến những sản phẩm mang đậm nét văn hóa của dân tộc mình”
Trò chơi ném pao thường được tổ chức trong các ngày tết, các lễ hội truyền thống của người Mông như Lễ hội Gầu Tào… Cách làm ra quả pao không cầu kỳ và cũng không khó, quả pao thể hiện sự cần cù, chăm chỉ và sự khéo léo của phụ nữ Mông. Để làm ra một quả pao vừa tròn, đẹp thì trước hết người phụ nữ Mông phải chọn vải và dây lanh để làm thành trái pao. Công đoạn trước tiên là phải lấy vải cắt thành từng mảnh sau đó đem cuốn tròn, tiếp đó lấy dây lanh tiếp tục cuốn xung quanh trái pao cho đến khi quả pao tròn vừa tay và tiếp tục lấy vải láng cắt sao cho vừa quả pao sau đó đem khâu tạo thành những đường chỉ. Khi khâu vải phải cuộn thật chặt, sau đó lại lấy miếng vải to khác khâu bọc lại, khi nào thấy căng tròn mới được. Quả pao phải tự tay khâu bởi theo quan niệm của người Mông, quả pao là tượng trưng cho sự kiên trì, bền bỉ là sự sinh sôi và phát triển. Chị Giàng Thị Mảy - ở bản Dề Thàng - xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải cho hay: “Chỉ còn vài ngày nữa là diễn ra Tết độc lập do huyện tổ chức, tranh thủ thời gian rảnh tôi làm quả pao cho đứa cháu gái để tham gia các hoạt động vui chơi nhân dịp Tết độc lập”
Trò chơi ném pao được diễn ra ở những khu vực đất trống, bằng phẳng, trò ném pao gồm có hai người có thể nam - nữ hay nữ với nhau. Trò ném pao chủ yếu là các chàng trai, cô gái, người ném pao phải là người thật khéo léo và không để cho pao rơi xuống đất. Đối với đồng bào Mông ném pao không chỉ là trò chơi mà nó còn ẩn chứa trong đó bao điều lý thú. Ban đầu họ chỉ chơi cho vui với nhau theo từng nhóm, sau đó đôi nam nữ nào thích nhau họ sẽ ném quả pao cho nhau và cứ ném qua, ném lại hàng giờ, hàng ngày mà không biết chán. Trong cuộc vui, nếu cô gái ưng chàng trai nào thường là họ khéo léo giấu tình cảm qua ánh mắt, nụ cười, còn các chàng trai ưng cô gái nào thì giữ luôn quả pao của cô gái đó. Quả pao không chỉ là trò chơi mà còn là hoài niệm về tình yêu đôi lứa. Bà Hảng Thị Bla - bản Dề Thàng Chế Cu Nha tâm sự: "Cứ mỗi dịp đến tết hay mùa lễ hội tôi thường khâu những quả pao cho con gái để đi chơi hội và ném pao. Được biết năm nay huyện Mù Cang Chải tổ chức Tết độc lập nên tôi cũng tranh thủ khâu những quả pao này cho con gái để được đi chơi và ném pao tại điểm diễn ra các hoạt động vui chơi của huyện".
Quả Pao
Ngày nay, trò ném pao đã theo chân các chàng trai, cô gái đi học hay đi công tác xa nhà nhưng vẫn không thể nào quên những trò ném pao, họ luôn gìn giữ và tôn vinh các giá trị văn hóa bản sắc các dân tộc trên địa bàn huyện nhằm góp phần vào việc gìn giữ một trò chơi dân gian, một nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào Mông.
Có thể nói trò chơi ném pao là nét đẹp truyền thống để tôn vinh những giá trị văn hóa bản sắc đặc trưng của người Mông nói chung và người Mông vùng cao Mù Cang Chải nói riêng./.
1310 lượt xem
Theo Trang TTĐT huyện Mù Cang Chải
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Khi nhắc đến vẻ đẹp truyền thống và các trò chơi gian dân của người Mông vùng cao Mù Cang Chải, du khách sẽ liên tưởng ngay đến các trò chơi như: Đánh quay, kéo co, bắn nỏ, ném pao và một số các trò chơi dân gian truyền thống khác. Nhưng nổi bật trong các lễ hội, trong dịp lễ tết thì quả pao không thể thiếu, đây là trò chơi đã có từ lâu đời và được truyền lại đến ngày nay. Đối với đồng bào Mông quả pao như không có tuổi, quả pao đã gắn bó với người Mông suốt cuộc đời và nó còn như một linh vật để minh chứng cho tình yêu của đôi lứa.Để hưởng ứng cho sự kiện Tết độc lập 2/9 và khám phá Danh thắng quốc gia ruộng bậc thang huyện Mù Cang Chải năm 2019, sẽ chính thức được khai mạc vào ngày 31/8 tại sân vận động Trung tâm huyện Mù Cang Chải và diễn ra đến hết ngày 25/9. Đây là lần đầu tiên huyện Mù Cang Chải tổ chức Tết độc lập với nhiều hoạt động hấp dẫn, hứa hẹn sẽ để lại nhiều ấn tượng cho du khách, bạn bè trong nước và quốc tế. Để đảm bảo các sản phẩm tham gia trưng bày tại phiên chợ và tham gia các hoạt động vui chơi nhân dịp tết độc 2/9, nhóm dệt thêu thổ cẩm của chị em phụ nữ xã Chế Cu Nha đang hoàn tất công việc khâu những quả pao để phục vụ cho sự kiện này. Chị Hờ Thị Dê - Trưởng nhóm thêu dệt thổ cẩm xã Chế Cu Nha cho biết. “Để chuẩn bị tốt các sản phẩm của xã chuẩn bị trưng bày tại phiên chợ và tham gia các hoạt động vui chơi nhân dịp Tết độc lập 2/9 và khám phá Danh thắng quốc gia ruộng bậc thang, nhóm dệt thêu thổ cẩm của xã Chế Cu Nha đang tập trung làm những quả pao, móc chìa khóa bằng thổ cẩm của địa phương mình để bán cho du khách. Đồng thời đây cũng là dịp để nhóm dệt thêu thổ cẩm của chị em phụ nữ Chế Cu Nha muốn giới thiệu với nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến những sản phẩm mang đậm nét văn hóa của dân tộc mình”
Trò chơi ném pao thường được tổ chức trong các ngày tết, các lễ hội truyền thống của người Mông như Lễ hội Gầu Tào… Cách làm ra quả pao không cầu kỳ và cũng không khó, quả pao thể hiện sự cần cù, chăm chỉ và sự khéo léo của phụ nữ Mông. Để làm ra một quả pao vừa tròn, đẹp thì trước hết người phụ nữ Mông phải chọn vải và dây lanh để làm thành trái pao. Công đoạn trước tiên là phải lấy vải cắt thành từng mảnh sau đó đem cuốn tròn, tiếp đó lấy dây lanh tiếp tục cuốn xung quanh trái pao cho đến khi quả pao tròn vừa tay và tiếp tục lấy vải láng cắt sao cho vừa quả pao sau đó đem khâu tạo thành những đường chỉ. Khi khâu vải phải cuộn thật chặt, sau đó lại lấy miếng vải to khác khâu bọc lại, khi nào thấy căng tròn mới được. Quả pao phải tự tay khâu bởi theo quan niệm của người Mông, quả pao là tượng trưng cho sự kiên trì, bền bỉ là sự sinh sôi và phát triển. Chị Giàng Thị Mảy - ở bản Dề Thàng - xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải cho hay: “Chỉ còn vài ngày nữa là diễn ra Tết độc lập do huyện tổ chức, tranh thủ thời gian rảnh tôi làm quả pao cho đứa cháu gái để tham gia các hoạt động vui chơi nhân dịp Tết độc lập”
Trò chơi ném pao được diễn ra ở những khu vực đất trống, bằng phẳng, trò ném pao gồm có hai người có thể nam - nữ hay nữ với nhau. Trò ném pao chủ yếu là các chàng trai, cô gái, người ném pao phải là người thật khéo léo và không để cho pao rơi xuống đất. Đối với đồng bào Mông ném pao không chỉ là trò chơi mà nó còn ẩn chứa trong đó bao điều lý thú. Ban đầu họ chỉ chơi cho vui với nhau theo từng nhóm, sau đó đôi nam nữ nào thích nhau họ sẽ ném quả pao cho nhau và cứ ném qua, ném lại hàng giờ, hàng ngày mà không biết chán. Trong cuộc vui, nếu cô gái ưng chàng trai nào thường là họ khéo léo giấu tình cảm qua ánh mắt, nụ cười, còn các chàng trai ưng cô gái nào thì giữ luôn quả pao của cô gái đó. Quả pao không chỉ là trò chơi mà còn là hoài niệm về tình yêu đôi lứa. Bà Hảng Thị Bla - bản Dề Thàng Chế Cu Nha tâm sự: "Cứ mỗi dịp đến tết hay mùa lễ hội tôi thường khâu những quả pao cho con gái để đi chơi hội và ném pao. Được biết năm nay huyện Mù Cang Chải tổ chức Tết độc lập nên tôi cũng tranh thủ khâu những quả pao này cho con gái để được đi chơi và ném pao tại điểm diễn ra các hoạt động vui chơi của huyện".
Quả Pao
Ngày nay, trò ném pao đã theo chân các chàng trai, cô gái đi học hay đi công tác xa nhà nhưng vẫn không thể nào quên những trò ném pao, họ luôn gìn giữ và tôn vinh các giá trị văn hóa bản sắc các dân tộc trên địa bàn huyện nhằm góp phần vào việc gìn giữ một trò chơi dân gian, một nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào Mông.
Có thể nói trò chơi ném pao là nét đẹp truyền thống để tôn vinh những giá trị văn hóa bản sắc đặc trưng của người Mông nói chung và người Mông vùng cao Mù Cang Chải nói riêng./.