CTTĐT - Thực hiện Nghị quyết 73 của HĐND tỉnh về phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2021 - 2025, đến nay tỉnh Yên Bái đã kiên cố hóa được 393,24 km, mở mới 43,9 km đường GTNT, xây dựng 475 công trình cầu, cống, rãnh thoát nước. Huy động 147.523,47 triệu đồng từ nguồn nhân dân đóng góp và các nguồn lực hợp pháp khác tham gia thực hiện Đề án.
Yên Bái đã huy động được nhiều nguồn lực tham gia phát triển GTNT
Ngay sau khi Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành Nghị quyết số 73/2020/NQ-HĐND ngày 16/12/2020 thông qua Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2021 - 2025, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định phê duyệt Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025. Các sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố đã có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức triển khai và đôn đốc thực hiện.
Trên cơ sở mục tiêu giai đoạn 2021 - 2025 của Đề án giao thông nông thôn, các huyện, thị xã, thành phố đều đã xây dựng chỉ tiêu cụ thể của địa phương mình giai đoạn 2021 - 2025 và chi tiết của từng năm. Để tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn, các địa phương đã thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Đề án phát triển giao thông nông thôn các cấp giai đoạn 2021 - 2025 và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên. Các cấp chính quyền địa phương đã tích cực chỉ đạo, tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân và huy động được sự vào cuộc hiệu quả của Mặt trận tổ quốc, các tổ chức đoàn thể, chính trị - xã hội và mọi tầng lớp nhân dân cùng tham gia thực hiện.
Số km đường đất đã mở mới, mở rộng là 43,9 km vượt 43,6% mục tiêu năm 2021 của Đề án
Đến thời điểm 30/9/2021, UBND tỉnh Yên Bái đã giao vốn năm 2021 chia thành 02 đợt, với tổng số vốn giao là 101.350 triệu đồng. Trong đó, đơn vị được phân bổ vốn nhiều nhất là huyện Văn Yên 26.158 triệu đồng (chiếm 25,8% tổng sổ vốn phân bổ năm 2021); đơn vị được phân bổ thấp nhất là thành phố Yên Bái 500 triệu đồng (chiếm 0,49%).
UBND các huyện, thị xã, thành phố cơ bản thực hiện phân bổ thực hiện ngay sau khi được UBND tỉnh giao vốn. Trong đó, số vốn giao đợt 1 đã được các địa phương phân bổ 100%; số vốn giao đợt 2 đến thời điểm 30/9/2021 các địa phương đang triển khai phân bổ. Tổng số nguồn vốn các huyện, thị xã, thành phố đã phân bổ để thực hiện Đề án GTNT đến nay là 112.938,7 triệu đồng, gồm: Ngân sách tỉnh là 83.905,1 triệu đồng, ngân sách huyện đã bố trí để đối ứng theo quy định là 29.033,6 triệu đồng.
Ngoài nguồn vốn của Đề án GTNT, các địa phương đã huy động và lồng ghép thêm các nguồn lực khác nhau để thực hiện Đề án, gồm: Ngân sách huyện thực hiện Đề án theo cơ chế của Đề án GTNT là 7.381,2 triệu đồng; lồng ghép các nguồn vốn khác thực hiện không theo cơ chế của Đề án GTNT là 82.313,0 triệu đồng (trong đó ngân sách huyện là 13.067,8 triệu đồng). Tổng cộng các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước các huyện, thị xã, thành phố đã lồng ghép để thực hiện Đề án GTNT đến nay là 202.632,9 triệu đồng, gồm: Nguồn ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh là 151.897,3 triệu đồng; ngân sách huyện là 49.482,6 triệu đồng; nguồn vốn khác là 1.253,0 triệu đồng.
Kết quả đã kiên cố hóa được 393,24 km, vượt 118,5% mục tiêu năm 2021 của Đề án, đạt 98,3% mục tiêu của Chương trình hành động số 18 của Tỉnh ủy (theo báo cáo của các địa phương dự ước toàn tỉnh năm 2021 sẽ kiên cố hóa được 574,8 km, vượt 219,3% mục tiêu năm 2021 của Đề án và vượt 43,7% mục tiêu Chương trình hành động số 18 của Tỉnh ủy). Số km đường đất đã mở mới, mở rộng là 43,9 km vượt 43,6% mục tiêu năm 2021 của Đề án, gồm: đường loại 3 (đường đất mở mới) là 34,58 km và đường loại 4 (đường đất mở rộng) là 9,32 km. Số công trình đã xây dựng là 475 công trình, vượt 137,5% mục tiêu năm 2021 của Đề án, gồm: 19 công trình cầu và 456 công trình cống. Thông qua Đề án phát triển GTNT, nhiều tuyến đường trên địa bàn được mở rộng, cứng hóa, thay đổi khang trang, sạch đẹp. Không chỉ góp phần cho nhân dân đi lại thuận tiện, an toàn, các tuyến đường giao thông được kiên cố hóa còn thúc đẩy hoạt động giao thương hàng hóa giảm chi phí, tăng giá thành sản phẩm, giúp phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
911 lượt xem
Thanh Bình
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Thực hiện Nghị quyết 73 của HĐND tỉnh về phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2021 - 2025, đến nay tỉnh Yên Bái đã kiên cố hóa được 393,24 km, mở mới 43,9 km đường GTNT, xây dựng 475 công trình cầu, cống, rãnh thoát nước. Huy động 147.523,47 triệu đồng từ nguồn nhân dân đóng góp và các nguồn lực hợp pháp khác tham gia thực hiện Đề án.Ngay sau khi Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành Nghị quyết số 73/2020/NQ-HĐND ngày 16/12/2020 thông qua Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2021 - 2025, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định phê duyệt Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025. Các sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố đã có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức triển khai và đôn đốc thực hiện.
Trên cơ sở mục tiêu giai đoạn 2021 - 2025 của Đề án giao thông nông thôn, các huyện, thị xã, thành phố đều đã xây dựng chỉ tiêu cụ thể của địa phương mình giai đoạn 2021 - 2025 và chi tiết của từng năm. Để tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn, các địa phương đã thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Đề án phát triển giao thông nông thôn các cấp giai đoạn 2021 - 2025 và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên. Các cấp chính quyền địa phương đã tích cực chỉ đạo, tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân và huy động được sự vào cuộc hiệu quả của Mặt trận tổ quốc, các tổ chức đoàn thể, chính trị - xã hội và mọi tầng lớp nhân dân cùng tham gia thực hiện.
Số km đường đất đã mở mới, mở rộng là 43,9 km vượt 43,6% mục tiêu năm 2021 của Đề án
Đến thời điểm 30/9/2021, UBND tỉnh Yên Bái đã giao vốn năm 2021 chia thành 02 đợt, với tổng số vốn giao là 101.350 triệu đồng. Trong đó, đơn vị được phân bổ vốn nhiều nhất là huyện Văn Yên 26.158 triệu đồng (chiếm 25,8% tổng sổ vốn phân bổ năm 2021); đơn vị được phân bổ thấp nhất là thành phố Yên Bái 500 triệu đồng (chiếm 0,49%).
UBND các huyện, thị xã, thành phố cơ bản thực hiện phân bổ thực hiện ngay sau khi được UBND tỉnh giao vốn. Trong đó, số vốn giao đợt 1 đã được các địa phương phân bổ 100%; số vốn giao đợt 2 đến thời điểm 30/9/2021 các địa phương đang triển khai phân bổ. Tổng số nguồn vốn các huyện, thị xã, thành phố đã phân bổ để thực hiện Đề án GTNT đến nay là 112.938,7 triệu đồng, gồm: Ngân sách tỉnh là 83.905,1 triệu đồng, ngân sách huyện đã bố trí để đối ứng theo quy định là 29.033,6 triệu đồng.
Ngoài nguồn vốn của Đề án GTNT, các địa phương đã huy động và lồng ghép thêm các nguồn lực khác nhau để thực hiện Đề án, gồm: Ngân sách huyện thực hiện Đề án theo cơ chế của Đề án GTNT là 7.381,2 triệu đồng; lồng ghép các nguồn vốn khác thực hiện không theo cơ chế của Đề án GTNT là 82.313,0 triệu đồng (trong đó ngân sách huyện là 13.067,8 triệu đồng). Tổng cộng các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước các huyện, thị xã, thành phố đã lồng ghép để thực hiện Đề án GTNT đến nay là 202.632,9 triệu đồng, gồm: Nguồn ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh là 151.897,3 triệu đồng; ngân sách huyện là 49.482,6 triệu đồng; nguồn vốn khác là 1.253,0 triệu đồng.
Kết quả đã kiên cố hóa được 393,24 km, vượt 118,5% mục tiêu năm 2021 của Đề án, đạt 98,3% mục tiêu của Chương trình hành động số 18 của Tỉnh ủy (theo báo cáo của các địa phương dự ước toàn tỉnh năm 2021 sẽ kiên cố hóa được 574,8 km, vượt 219,3% mục tiêu năm 2021 của Đề án và vượt 43,7% mục tiêu Chương trình hành động số 18 của Tỉnh ủy). Số km đường đất đã mở mới, mở rộng là 43,9 km vượt 43,6% mục tiêu năm 2021 của Đề án, gồm: đường loại 3 (đường đất mở mới) là 34,58 km và đường loại 4 (đường đất mở rộng) là 9,32 km. Số công trình đã xây dựng là 475 công trình, vượt 137,5% mục tiêu năm 2021 của Đề án, gồm: 19 công trình cầu và 456 công trình cống. Thông qua Đề án phát triển GTNT, nhiều tuyến đường trên địa bàn được mở rộng, cứng hóa, thay đổi khang trang, sạch đẹp. Không chỉ góp phần cho nhân dân đi lại thuận tiện, an toàn, các tuyến đường giao thông được kiên cố hóa còn thúc đẩy hoạt động giao thương hàng hóa giảm chi phí, tăng giá thành sản phẩm, giúp phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.