Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi toàn dân đoàn kết khi "thích ứng an toàn với Covid", vì lợi ích quốc gia thì "không có gì khó, không có gì vướng".
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại buổi làm việc với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chiều 29/9
Chiều 29/9, Hội nghị giữa Thường trực Chính phủ và Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được tổ chức tại Hà Nội.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, nền kinh tế và đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn do thực hiện giãn cách xã hội, GDP quý III tăng trưởng âm... Tuy nhiên, "khó khăn, thách thức phải là động lực phấn đấu, vươn lên, trưởng thành".
Muốn vậy, tinh thần đoàn kết toàn dân tộc, vai trò của nhân dân phải được phát huy dưới sự tập hợp của Mặt trận Tổ quốc. Đồng thời, Ban Dân vận Trung ương, Ban Dân vận các cấp cần phối hợp chặt chẽ với cơ quan hành chính nhà nước, tiếp tục nâng cao chất lượng công tác dân vận chính quyền.
"Tình hình càng khó khăn, phức tạp, nhạy cảm càng phải đoàn kết, giữ đúng nguyên tắc, phát huy dân chủ, huy động trí tuệ tập thể, lắng nghe ý kiến của nhau, quyết định theo đa số", Thủ tướng nhấn mạnh.
Theo ông, phương châm hành động cho nhiệm kỳ 2021-2026 là xây dựng Chính phủ "đổi mới, liêm chính, kỷ cương, hành động, hiệu quả, vì nhân dân phục vụ". Để đạt được mục tiêu này, Chính phủ đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban Dân vận Trung ương và các tổ chức chính trị - xã hội, cùng sát cánh để triển khai 7 nhiệm vụ trọng tâm Đại hội XIII của Đảng đã đề ra.
Trong đó, nhiệm vụ đầu tiên là chuyển trạng thái từ "không có Covid-19" sang "thích ứng an toàn", linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh; vừa phòng chống dịch thành công, vừa khôi phục và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Chính phủ coi trọng vai trò của mặt trận tổ quốc và các đoàn thể trong thuyết phục, hướng dẫn người dân, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân dân.
Nhấn mạnh "người dân vừa là trung tâm, vừa là chủ thể, mọi chính sách đều phải hướng tới nhân dân...", lãnh đạo Chính phủ nói "bất cứ chiến thắng nào cũng là chiến thắng của nhân dân, bất cứ cuộc chiến đấu nào không có nhân dân thì không thể chiến thắng". Vì vậy, phương châm phòng chống dịch hiện nay là "5K + vaccine + thuốc + công nghệ + ý thức người dân".
Mong muốn các thành viên mặt trận đóng góp vào quá trình xây dựng thể chế, Thủ tướng đề nghị làm tốt hơn nữa vai trò giám sát và phản biện xã hội. Mặt trận cần phát huy tối đa trí tuệ của các nhà khoa học, những chuyên gia giàu kinh nghiệm; phát huy vai trò tham gia kiểm soát quyền lực.
Theo số liệu thống kê sơ bộ, từ ngày 1/5 đến nay, số kinh phí và hiện vật người dân ủng hộ qua hệ thống Mặt trận từ Trung ương đến địa phương cùng các tổ chức thành viên và qua Quỹ vaccine phòng Covid-19 là trên 18.200 tỷ đồng. Trong đó, tiếp nhận qua hệ thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên là hơn 9.500 tỷ đồng, qua Quỹ vaccine là gần 8.700 tỷ đồng.
Từ số tiền tiếp nhận được, hệ thống Mặt trận và các tổ chức thành viên đã phân bổ hơn 3 triệu phần quà Đại đoàn kết và túi quà an sinh; hỗ trợ mua thiết bị vật tư y tế, hỗ trợ lực lượng tuyến đầu tham gia phòng, chống dịch... với tổng số tiền trên 8.300 tỷ đồng. Ban Quản lý Quỹ vaccine phòng Covid-19 đã chi từ quỹ hơn 4.500 tỷ đồng; trong số đó, chi mua vaccine gần 4.498 tỷ đồng; chi hỗ trợ nghiên cứu, thử nghiệm vaccine 8,8 tỷ đồng.
(Theo VnExpress)
1336 lượt xem
Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi toàn dân đoàn kết khi "thích ứng an toàn với Covid", vì lợi ích quốc gia thì "không có gì khó, không có gì vướng".Chiều 29/9, Hội nghị giữa Thường trực Chính phủ và Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được tổ chức tại Hà Nội.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, nền kinh tế và đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn do thực hiện giãn cách xã hội, GDP quý III tăng trưởng âm... Tuy nhiên, "khó khăn, thách thức phải là động lực phấn đấu, vươn lên, trưởng thành".
Muốn vậy, tinh thần đoàn kết toàn dân tộc, vai trò của nhân dân phải được phát huy dưới sự tập hợp của Mặt trận Tổ quốc. Đồng thời, Ban Dân vận Trung ương, Ban Dân vận các cấp cần phối hợp chặt chẽ với cơ quan hành chính nhà nước, tiếp tục nâng cao chất lượng công tác dân vận chính quyền.
"Tình hình càng khó khăn, phức tạp, nhạy cảm càng phải đoàn kết, giữ đúng nguyên tắc, phát huy dân chủ, huy động trí tuệ tập thể, lắng nghe ý kiến của nhau, quyết định theo đa số", Thủ tướng nhấn mạnh.
Theo ông, phương châm hành động cho nhiệm kỳ 2021-2026 là xây dựng Chính phủ "đổi mới, liêm chính, kỷ cương, hành động, hiệu quả, vì nhân dân phục vụ". Để đạt được mục tiêu này, Chính phủ đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban Dân vận Trung ương và các tổ chức chính trị - xã hội, cùng sát cánh để triển khai 7 nhiệm vụ trọng tâm Đại hội XIII của Đảng đã đề ra.
Trong đó, nhiệm vụ đầu tiên là chuyển trạng thái từ "không có Covid-19" sang "thích ứng an toàn", linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh; vừa phòng chống dịch thành công, vừa khôi phục và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Chính phủ coi trọng vai trò của mặt trận tổ quốc và các đoàn thể trong thuyết phục, hướng dẫn người dân, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân dân.
Nhấn mạnh "người dân vừa là trung tâm, vừa là chủ thể, mọi chính sách đều phải hướng tới nhân dân...", lãnh đạo Chính phủ nói "bất cứ chiến thắng nào cũng là chiến thắng của nhân dân, bất cứ cuộc chiến đấu nào không có nhân dân thì không thể chiến thắng". Vì vậy, phương châm phòng chống dịch hiện nay là "5K + vaccine + thuốc + công nghệ + ý thức người dân".
Mong muốn các thành viên mặt trận đóng góp vào quá trình xây dựng thể chế, Thủ tướng đề nghị làm tốt hơn nữa vai trò giám sát và phản biện xã hội. Mặt trận cần phát huy tối đa trí tuệ của các nhà khoa học, những chuyên gia giàu kinh nghiệm; phát huy vai trò tham gia kiểm soát quyền lực.
Theo số liệu thống kê sơ bộ, từ ngày 1/5 đến nay, số kinh phí và hiện vật người dân ủng hộ qua hệ thống Mặt trận từ Trung ương đến địa phương cùng các tổ chức thành viên và qua Quỹ vaccine phòng Covid-19 là trên 18.200 tỷ đồng. Trong đó, tiếp nhận qua hệ thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên là hơn 9.500 tỷ đồng, qua Quỹ vaccine là gần 8.700 tỷ đồng.
Từ số tiền tiếp nhận được, hệ thống Mặt trận và các tổ chức thành viên đã phân bổ hơn 3 triệu phần quà Đại đoàn kết và túi quà an sinh; hỗ trợ mua thiết bị vật tư y tế, hỗ trợ lực lượng tuyến đầu tham gia phòng, chống dịch... với tổng số tiền trên 8.300 tỷ đồng. Ban Quản lý Quỹ vaccine phòng Covid-19 đã chi từ quỹ hơn 4.500 tỷ đồng; trong số đó, chi mua vaccine gần 4.498 tỷ đồng; chi hỗ trợ nghiên cứu, thử nghiệm vaccine 8,8 tỷ đồng.
(Theo VnExpress)
Các bài khác
- Phong trào thi đua đặc biệt cả nước đoàn kết, chung sức chiến thắng đại dịch (14/09/2021)
- Nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh, xây dựng kế hoạch kịch bản phục hồi và thúc đẩy kinh tế trong điều kiện mới (06/09/2021)
- Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tháng 8/2021 (06/09/2021)
- Thủ tướng chỉ thị triển khai giải pháp tổ chức dạy học an toàn, bảo đảm chất lượng giáo dục, đào tạo ứng phó với đại dịch COVID-19 (05/09/2021)
- Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2021-2025 (05/09/2021)
- Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành 11 văn bản QPPL trong tháng 7/2021 (14/08/2021)
- Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 19-23/7 (25/07/2021)
- Kế hoạch phối hợp tiếp công dân phục vụ Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV (22/07/2021)
- Thủ tướng yêu cầu các địa phương thống kê nhân lực y tế phục vụ phòng, chống dịch COVID-19 (19/07/2021)
- Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tháng 6/2021 (02/07/2021)
Xem thêm »