Mường Lò được coi là đất Tổ của người Thái ở Tây Bắc. Bởi thế, đồng bào cũng quan niệm đây là nơi sản sinh ra các điệu xòe cổ, là ngọn nguồn của những vòng xòe. Xòe được hình thành và phát triển cùng với quá trình lịch sử hình thành bản sắc văn hóa truyền thống của cộng đồng người Thái; nó gắn liền với cuộc sống, sinh hoạt, thể hiện đời sống vật chất và tinh thần của người Thái nơi đây.
Màn đại xòe với sự tham gia của 5.000 người. (Ảnh: T.L)
Xòe được dịch ra theo tiếng Thái ghi trong cuốn "Quam tố mương” (tức Chuyện bản mường) có nghĩa là "xe”, xòe cổ là "xe cáu ké” - chỉ một hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian tập thể của đồng bào Thái. Có thể nói, xòe là biểu hiện nghệ thuật dân gian Thái đặc trưng và trở thành biểu trưng cơ bản, là thành tố quan trọng trong giá trị văn hóa đặc thù của dân tộc Thái. Trong các tài liệu còn ghi, người Thái khi đặt chân đến Mường Lò, kinh tế truyền thống là nông nghiệp, sống quần tụ trong các bản làng ở các vùng lòng chảo, ven các sông, suối.
Trong cuộc mưu sinh để tồn tại và phát triển, người Thái luôn cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, chinh phục thiên nhiên, chống lại thú dữ. Mỗi khi hoàn thành một công việc trọng đại, chinh phục được thiên nhiên hay chiến thắng kẻ thù, thú dữ, mọi người lại nắm tay nhau không phân biệt nam nữ, già trẻ nhảy múa ăn mừng quanh đống lửa. Hoạt động ấy được lặp đi lặp lại nhiều lần, dần dần được nâng lên cả động tác lẫn ý thức, hình thành nên các điệu xòe.
Có thể nói, chính từ môi trường tự nhiên, môi trường lao động sản xuất, khát vọng về cuộc sống tốt đẹp và nhu cầu về đời sống tinh thần của tộc người Thái đã hình thành nên những điệu xòe để mô phỏng những hoạt động lao động sản xuất từ việc khai phá đất đai, phát rẫy, trồng lúa, lấy nước và phản ánh đời sống văn hóa tinh thần của người Thái.
Theo năm tháng, xòe đã được lưu giữ và phát triển thành một không gian văn hóa hết sức đồ sộ về khối lượng trong cộng đồng. Các điệu dân vũ ấy diễn ra thường xuyên vào những dịp vui hội, lễ tết nhưng mức độ và hình thức thể hiện có khác nhau.
Đến nay, xòe cổ được lưu giữ, truyền lại trong cộng đồng do chính sức sống mãnh liệt, sự tinh tế, lôi cuốn của nó mà những người yêu thích nghệ thuật xòe đã tiếp thu, trao truyền tự nhiên trong cộng đồng từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Đặc biệt, sự vào cuộc của các cấp ủy, chính quyền địa phương trong gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa nói chung, xòe Thái nói riêng đã giúp xòe Thái trở về đúng với giá trị cốt lõi là biểu tượng văn hóa của người Thái.
Màn xòe trong Lễ hội Văn hóa - Du lịch Mường Lò và Danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2018. (Ảnh: Tiến Lập)
Năm 2013, thị xã Nghĩa Lộ tổ chức biên soạn cuốn bài giảng "Nghệ thuật xòe cổ của đồng bào dân tộc Thái vùng Nghĩa Lộ - Mường Lò” do ông Lò Văn Biến là chủ biên để truyền dạy 6 điệu xòe trong cộng đồng thông qua nhiều hình thức như: truyền dạy cho đội ngũ cán bộ của thị xã Nghĩa Lộ, sau đó đội ngũ cán bộ này trực tiếp xuống các xã, phường, bản, làng để truyền dạy. Từ các trường học thuộc thị xã Nghĩa Lộ cho tới các xã, phường như xã Nghĩa An, Nghĩa Phúc, Nghĩa Lợi, phường Tân An, Trung Tâm, Pú Trạng, Cầu Thia và các bản, làng hiện nay của Mường Lò đều có truyền thống xòe và phong trào xòe quần chúng rất phát triển.
Hàng năm, vào các dịp lễ kỷ niệm, thị xã Nghĩa Lộ luôn tổ chức các hội thi xòe cấp cơ sở. Phong trào này góp phần thu hút đông đảo đồng bào Thái tham gia. Mỗi bản hình thành các đội xòe biểu diễn, được các nghệ nhân trong bản hướng dẫn tập luyện, tổ chức biểu diễn giao lưu. Nhờ đó, thị xã Nghĩa Lộ đã tổ chức thành công nhiều màn đại xòe kỷ lục, xác lập các kỷ lục Guiness Việt Nam.
Nghệ thuật xòe Thái đã trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu của cộng đồng. Hình thức nghệ thuật này không chỉ phục vụ các hoạt động xã hội mà đã đi sâu vào tiềm thức của mỗi người dân vùng lòng chảo Mường Lò.
Với người dân Mường Lò nói riêng, Yên Bái nói chung, nghệ thuật xòe Thái đã là một di sản văn hóa phi vật thể rất độc đáo, phản ánh quá trình lịch sử của tộc người rất rõ nét. Mỗi động tác, mỗi dáng đi, dáng đứng, mỗi bước nhún chân, mỗi kiểu vung tay đều mang những ý nghĩa riêng của nó gắn với lịch sử di cư, cư trú, xã hội, canh tác của người Thái.
Còn những nhà nghiên cứu văn hóa khẳng định, xòe là di sản văn hóa phi vật thể có tính đại diện, thể hiện những gì cô đọng nhất, đại diện nhất của văn hóa tộc người, trở thành biểu tượng của văn hóa Thái.
Thiếu nữ Thái Mường Lò rạng ngời trong vũ điệu xòe "Ỏm lọm tốp mư” - Đi vòng tròn vỗ tay. (Ảnh: Tiến Lập)
Mỗi điệu xòe, mỗi động tác xòe đều thể hiện những quan niệm của cộng đồng về thế giới quan, nhân sinh quan; thể hiện những cách ứng xử đẹp của con người với con người, con người với thiên nhiên, tình đoàn kết trong cộng đồng, sự hiếu khách với bạn bè bốn phương. Đặc biệt, những điệu xòe cổ tồn tại và phát triển xuyên suốt trong lịch sử, được ghi chép thành văn bản đã thể hiện sức sống lâu bền của một nền văn hóa độc đáo, lâu đời.
Do đó, di sản nghệ thuật múa xòe cổ là nguồn tư liệu quan trọng giúp cho việc nghiên cứu truyền thống lịch sử, văn hóa - xã hội, phong tục tập quán, kinh tế truyền thống của đồng bào Thái vùng Mường Lò nói riêng cũng như người Thái Tây Bắc Việt Nam nói chung. Di sản văn hóa phi vật thể xòe thể hiện trình độ nghệ thuật và óc sáng tạo cao của người Thái Mường Lò. Bởi, nó không sao chép hiện thực mà nó dùng hình tượng sinh động, cụ thể và gợi cảm để phản ánh hiện thực và truyền tải hiện thực.
Sự phản ánh hiện thực ấy được thông qua lăng kính và cái nhìn của con người với những cảm xúc thẩm mỹ sáng tạo; chứa đựng tư duy, suy nghĩ, ý nguyện, tình cảm và những khát vọng vươn tới những giá trị chân - thiện - mỹ của mỗi thành viên trong cộng đồng tộc người. Đó chính là cái đẹp, cái cao cả của giá trị nghệ thuật đích thực mà nghệ thuật xòe nơi đây đã mang lại.
Xòe được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Qua đó, người ta truyền cho nhau những cách ứng xử hay, những hành động đẹp, những cử chỉ thân thiện giữa con người với con người, con người với tự nhiên. Rõ nhất, có thể kể đến là tinh thần đoàn kết, tính cấu kết cao trong cộng đồng, biết chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, biết giúp đỡ nhau, trân trọng lịch sử… Như thế, không chỉ truyền cho nhau các điệu xòe, các động tác xòe là người ta đã truyền cho nhau những nét văn hóa đẹp, những triết lý sống cao cả. Để rồi, từ đời này sang đời khác, những yếu tố văn hóa đặc trưng của tộc người cứ trường tồn mãi mãi với thời gian.
Ngày nay, xòe và các hoạt động xòe của người Thái hiện có sức cuốn hút đặc biệt với du khách tham quan trong và ngoài nước. Sinh hoạt văn hóa này đã và đang trở thành sản phẩm du lịch độc đáo của tỉnh Yên Bái.
1506 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Mường Lò được coi là đất Tổ của người Thái ở Tây Bắc. Bởi thế, đồng bào cũng quan niệm đây là nơi sản sinh ra các điệu xòe cổ, là ngọn nguồn của những vòng xòe. Xòe được hình thành và phát triển cùng với quá trình lịch sử hình thành bản sắc văn hóa truyền thống của cộng đồng người Thái; nó gắn liền với cuộc sống, sinh hoạt, thể hiện đời sống vật chất và tinh thần của người Thái nơi đây.Xòe được dịch ra theo tiếng Thái ghi trong cuốn "Quam tố mương” (tức Chuyện bản mường) có nghĩa là "xe”, xòe cổ là "xe cáu ké” - chỉ một hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian tập thể của đồng bào Thái. Có thể nói, xòe là biểu hiện nghệ thuật dân gian Thái đặc trưng và trở thành biểu trưng cơ bản, là thành tố quan trọng trong giá trị văn hóa đặc thù của dân tộc Thái. Trong các tài liệu còn ghi, người Thái khi đặt chân đến Mường Lò, kinh tế truyền thống là nông nghiệp, sống quần tụ trong các bản làng ở các vùng lòng chảo, ven các sông, suối.
Trong cuộc mưu sinh để tồn tại và phát triển, người Thái luôn cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, chinh phục thiên nhiên, chống lại thú dữ. Mỗi khi hoàn thành một công việc trọng đại, chinh phục được thiên nhiên hay chiến thắng kẻ thù, thú dữ, mọi người lại nắm tay nhau không phân biệt nam nữ, già trẻ nhảy múa ăn mừng quanh đống lửa. Hoạt động ấy được lặp đi lặp lại nhiều lần, dần dần được nâng lên cả động tác lẫn ý thức, hình thành nên các điệu xòe.
Có thể nói, chính từ môi trường tự nhiên, môi trường lao động sản xuất, khát vọng về cuộc sống tốt đẹp và nhu cầu về đời sống tinh thần của tộc người Thái đã hình thành nên những điệu xòe để mô phỏng những hoạt động lao động sản xuất từ việc khai phá đất đai, phát rẫy, trồng lúa, lấy nước và phản ánh đời sống văn hóa tinh thần của người Thái.
Theo năm tháng, xòe đã được lưu giữ và phát triển thành một không gian văn hóa hết sức đồ sộ về khối lượng trong cộng đồng. Các điệu dân vũ ấy diễn ra thường xuyên vào những dịp vui hội, lễ tết nhưng mức độ và hình thức thể hiện có khác nhau.
Đến nay, xòe cổ được lưu giữ, truyền lại trong cộng đồng do chính sức sống mãnh liệt, sự tinh tế, lôi cuốn của nó mà những người yêu thích nghệ thuật xòe đã tiếp thu, trao truyền tự nhiên trong cộng đồng từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Đặc biệt, sự vào cuộc của các cấp ủy, chính quyền địa phương trong gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa nói chung, xòe Thái nói riêng đã giúp xòe Thái trở về đúng với giá trị cốt lõi là biểu tượng văn hóa của người Thái.
Màn xòe trong Lễ hội Văn hóa - Du lịch Mường Lò và Danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2018. (Ảnh: Tiến Lập)
Năm 2013, thị xã Nghĩa Lộ tổ chức biên soạn cuốn bài giảng "Nghệ thuật xòe cổ của đồng bào dân tộc Thái vùng Nghĩa Lộ - Mường Lò” do ông Lò Văn Biến là chủ biên để truyền dạy 6 điệu xòe trong cộng đồng thông qua nhiều hình thức như: truyền dạy cho đội ngũ cán bộ của thị xã Nghĩa Lộ, sau đó đội ngũ cán bộ này trực tiếp xuống các xã, phường, bản, làng để truyền dạy. Từ các trường học thuộc thị xã Nghĩa Lộ cho tới các xã, phường như xã Nghĩa An, Nghĩa Phúc, Nghĩa Lợi, phường Tân An, Trung Tâm, Pú Trạng, Cầu Thia và các bản, làng hiện nay của Mường Lò đều có truyền thống xòe và phong trào xòe quần chúng rất phát triển.
Hàng năm, vào các dịp lễ kỷ niệm, thị xã Nghĩa Lộ luôn tổ chức các hội thi xòe cấp cơ sở. Phong trào này góp phần thu hút đông đảo đồng bào Thái tham gia. Mỗi bản hình thành các đội xòe biểu diễn, được các nghệ nhân trong bản hướng dẫn tập luyện, tổ chức biểu diễn giao lưu. Nhờ đó, thị xã Nghĩa Lộ đã tổ chức thành công nhiều màn đại xòe kỷ lục, xác lập các kỷ lục Guiness Việt Nam.
Nghệ thuật xòe Thái đã trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu của cộng đồng. Hình thức nghệ thuật này không chỉ phục vụ các hoạt động xã hội mà đã đi sâu vào tiềm thức của mỗi người dân vùng lòng chảo Mường Lò.
Với người dân Mường Lò nói riêng, Yên Bái nói chung, nghệ thuật xòe Thái đã là một di sản văn hóa phi vật thể rất độc đáo, phản ánh quá trình lịch sử của tộc người rất rõ nét. Mỗi động tác, mỗi dáng đi, dáng đứng, mỗi bước nhún chân, mỗi kiểu vung tay đều mang những ý nghĩa riêng của nó gắn với lịch sử di cư, cư trú, xã hội, canh tác của người Thái.
Còn những nhà nghiên cứu văn hóa khẳng định, xòe là di sản văn hóa phi vật thể có tính đại diện, thể hiện những gì cô đọng nhất, đại diện nhất của văn hóa tộc người, trở thành biểu tượng của văn hóa Thái.
Thiếu nữ Thái Mường Lò rạng ngời trong vũ điệu xòe "Ỏm lọm tốp mư” - Đi vòng tròn vỗ tay. (Ảnh: Tiến Lập)
Mỗi điệu xòe, mỗi động tác xòe đều thể hiện những quan niệm của cộng đồng về thế giới quan, nhân sinh quan; thể hiện những cách ứng xử đẹp của con người với con người, con người với thiên nhiên, tình đoàn kết trong cộng đồng, sự hiếu khách với bạn bè bốn phương. Đặc biệt, những điệu xòe cổ tồn tại và phát triển xuyên suốt trong lịch sử, được ghi chép thành văn bản đã thể hiện sức sống lâu bền của một nền văn hóa độc đáo, lâu đời.
Do đó, di sản nghệ thuật múa xòe cổ là nguồn tư liệu quan trọng giúp cho việc nghiên cứu truyền thống lịch sử, văn hóa - xã hội, phong tục tập quán, kinh tế truyền thống của đồng bào Thái vùng Mường Lò nói riêng cũng như người Thái Tây Bắc Việt Nam nói chung. Di sản văn hóa phi vật thể xòe thể hiện trình độ nghệ thuật và óc sáng tạo cao của người Thái Mường Lò. Bởi, nó không sao chép hiện thực mà nó dùng hình tượng sinh động, cụ thể và gợi cảm để phản ánh hiện thực và truyền tải hiện thực.
Sự phản ánh hiện thực ấy được thông qua lăng kính và cái nhìn của con người với những cảm xúc thẩm mỹ sáng tạo; chứa đựng tư duy, suy nghĩ, ý nguyện, tình cảm và những khát vọng vươn tới những giá trị chân - thiện - mỹ của mỗi thành viên trong cộng đồng tộc người. Đó chính là cái đẹp, cái cao cả của giá trị nghệ thuật đích thực mà nghệ thuật xòe nơi đây đã mang lại.
Xòe được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Qua đó, người ta truyền cho nhau những cách ứng xử hay, những hành động đẹp, những cử chỉ thân thiện giữa con người với con người, con người với tự nhiên. Rõ nhất, có thể kể đến là tinh thần đoàn kết, tính cấu kết cao trong cộng đồng, biết chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, biết giúp đỡ nhau, trân trọng lịch sử… Như thế, không chỉ truyền cho nhau các điệu xòe, các động tác xòe là người ta đã truyền cho nhau những nét văn hóa đẹp, những triết lý sống cao cả. Để rồi, từ đời này sang đời khác, những yếu tố văn hóa đặc trưng của tộc người cứ trường tồn mãi mãi với thời gian.
Ngày nay, xòe và các hoạt động xòe của người Thái hiện có sức cuốn hút đặc biệt với du khách tham quan trong và ngoài nước. Sinh hoạt văn hóa này đã và đang trở thành sản phẩm du lịch độc đáo của tỉnh Yên Bái.