Bộ GTVT vừa có Công văn 13382/BGTVT-KHĐT ngày 16/12/2021 gửi Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái để trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Yên Bái gửi tới Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV.
Theo đó, Bộ GTVT nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Yên Bái do Ban Dân nguyện chuyển đến theo Công văn số 418/BDN ngày 02/11/2021, nội dung kiến nghị như sau:
Hiện nay, tuyến đường Quốc lộ 2D, đoạn qua tỉnh Yên Bái đã bị hư hỏng và xuống cấp nghiêm trọng, không đảm bảo an toàn cho người và các phương tiện tham gia giao thông, ảnh hưởng tới việc phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, gây bức xúc trong nhân dân. Kiến nghị Bộ xem xét sớm bố trí kinh phí để sửa chữa, nâng cấp tuyến đường nhằm bảo đảm giao thông đi lại của nhân dân được an toàn, thuận tiện, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Trước tiên, Bộ GTVT trân trọng cảm ơn cử tri và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái đã quan tâm, góp ý đối với công tác quản lý, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh Yên Bái nhằm giúp công tác quản lý nhà nước của Bộ ngày càng tốt hơn, đáp ứng nhu cầu của xã hội và người dân.
Về các nội dung kiến nghị của cử tri nêu trên, Bộ GTVT xin trả lời như sau: Quốc lộ 2D đi qua địa phận các tỉnh: Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang và Vĩnh Phúc có chiều dài khoảng 216km, trong đó đoạn qua địa phận tỉnh Yên Bái có chiều dài khoảng 28,0km (Km90+765 – Km118+765), hiện trạng đạt cấp III-IV, quy mô cơ bản phù hợp quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 01/9/2021. Thời gian qua, tuyến đường đã được sửa chữa, cải tạo từ nguồn vốn bảo trì để đảm bảo êm thuận và an toàn cho các phương tiện lưu thông.
Trong giai đoạn 2021 - 2025, Bộ GTVT đã xây dựng nhu cầu đầu tư từ vốn NSTW khoảng 462.000 tỷ đồng. Do nguồn lực quốc gia khó khăn, hiện nay Bộ GTVT chỉ được phân bổ tổng số 304.104 tỷ đồng kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn NSTW giai đoạn 2021 - 2025 tại Nghị quyết số 29/2011/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội. Theo quy định của Luật Đầu tư công, Nghị quyết của Quốc hội, số vốn này phải ưu tiên bố trí khoảng 147.000 tỷ đồng để hoàn thành các dự án chuyển tiếp từ giai đoạn trước, thanh toán các khoản nợ đọng thuộc nghĩa vụ của NSNN1. Chỉ còn 157.000 tỷ đồng để triển khai các dự án mới; trong đó, tập trung bố trí khoảng 117.500 tỷ đồng cho 18 dự án đường bộ cao tốc khởi công mới và khoảng 39.500 tỷ đồng cho một số ít các dự án động lực, cấp bách hoặc để xử lý các điểm nghẽn thuộc 5 chuyên ngành giao thông (như: cải tạo các tuyến luồng hàng hải quan trọng; cải tạo, nâng cấp đường sắt Bắc - Nam; nâng cấp cảng hàng không Côn Đảo; phát triển các hành lang đường thuỷ và logistics khu vực phía Nam, nâng tĩnh không cầu trên các tuyến đường thủy nội địa quốc gia; các hành lang đường bộ Đông - Tây kết nối khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên3 , cầu Rạch Miễu 2, cầu Đại Ngãi khu vực đồng bằng sông Cửu Long,...).
Như vậy, ngoài các dự án quan trọng, động lực là mục tiêu chính của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 của Bộ GTVT đã được dự kiến bố trí vốn để triển khai theo yêu cầu; còn nhiều dự án, có quy mô không lớn, nhưng là các điểm nghẽn trong các chuyên ngành giao thông, có nhu cầu đầu tư để phát huy hiệu quả toàn hệ thống vẫn chưa cân đối được trong kế hoạch trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 để triển khai.
Đối với nhu cầu đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh Yên Bái, trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 đã cân đối được khoảng 1.810 tỷ đồng để hoàn thành 03 dự án đang đầu tư, chuyển tiếp từ giai đoạn trước (Kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc; QL32C đoạn Hiền Lương – Tp. Yên Bái; QL37 đoạn Km280 – Km340) và khởi công mới dự án tuyến nối Hà Giang với đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai.
Bộ GTVT nhận thấy việc đầu tư Quốc lộ 2D là cần thiết, hiện đã có trong Quy hoạch phát triển mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050, phù hợp quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nhưng do khó khăn trong cân đối nguồn lực như báo cáo nêu trên nên chưa thể cân đối được nguồn vốn để thực hiện. Bộ GTVT sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với địa phương tìm kiếm, huy động các nguồn lực hợp pháp khác để sớm triển khai dự án.
Trong khi chưa có điều kiện triển khai dự án mới, Bộ GTVT sẽ chỉ đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam có kế hoạch bảo trì, sửa chữa tuyến đường để đảm bảo điều kiện đi lại, vận tải thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.
Trên đây là trả lời của Bộ GTVT đối với kiến nghị của cử tri tỉnh Yên Bái, trân trọng gửi tới Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái để trả lời cử tri và rất mong tiếp tục nhận được sự quan tâm, góp ý của cử tri đối với ngành Giao thông vận tải.
(Bộ GTVT)
726 lượt xem
Bộ GTVT vừa có Công văn 13382/BGTVT-KHĐT ngày 16/12/2021 gửi Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái để trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Yên Bái gửi tới Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV.Theo đó, Bộ GTVT nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Yên Bái do Ban Dân nguyện chuyển đến theo Công văn số 418/BDN ngày 02/11/2021, nội dung kiến nghị như sau:
Hiện nay, tuyến đường Quốc lộ 2D, đoạn qua tỉnh Yên Bái đã bị hư hỏng và xuống cấp nghiêm trọng, không đảm bảo an toàn cho người và các phương tiện tham gia giao thông, ảnh hưởng tới việc phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, gây bức xúc trong nhân dân. Kiến nghị Bộ xem xét sớm bố trí kinh phí để sửa chữa, nâng cấp tuyến đường nhằm bảo đảm giao thông đi lại của nhân dân được an toàn, thuận tiện, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Trước tiên, Bộ GTVT trân trọng cảm ơn cử tri và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái đã quan tâm, góp ý đối với công tác quản lý, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh Yên Bái nhằm giúp công tác quản lý nhà nước của Bộ ngày càng tốt hơn, đáp ứng nhu cầu của xã hội và người dân.
Về các nội dung kiến nghị của cử tri nêu trên, Bộ GTVT xin trả lời như sau: Quốc lộ 2D đi qua địa phận các tỉnh: Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang và Vĩnh Phúc có chiều dài khoảng 216km, trong đó đoạn qua địa phận tỉnh Yên Bái có chiều dài khoảng 28,0km (Km90+765 – Km118+765), hiện trạng đạt cấp III-IV, quy mô cơ bản phù hợp quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 01/9/2021. Thời gian qua, tuyến đường đã được sửa chữa, cải tạo từ nguồn vốn bảo trì để đảm bảo êm thuận và an toàn cho các phương tiện lưu thông.
Trong giai đoạn 2021 - 2025, Bộ GTVT đã xây dựng nhu cầu đầu tư từ vốn NSTW khoảng 462.000 tỷ đồng. Do nguồn lực quốc gia khó khăn, hiện nay Bộ GTVT chỉ được phân bổ tổng số 304.104 tỷ đồng kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn NSTW giai đoạn 2021 - 2025 tại Nghị quyết số 29/2011/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội. Theo quy định của Luật Đầu tư công, Nghị quyết của Quốc hội, số vốn này phải ưu tiên bố trí khoảng 147.000 tỷ đồng để hoàn thành các dự án chuyển tiếp từ giai đoạn trước, thanh toán các khoản nợ đọng thuộc nghĩa vụ của NSNN1. Chỉ còn 157.000 tỷ đồng để triển khai các dự án mới; trong đó, tập trung bố trí khoảng 117.500 tỷ đồng cho 18 dự án đường bộ cao tốc khởi công mới và khoảng 39.500 tỷ đồng cho một số ít các dự án động lực, cấp bách hoặc để xử lý các điểm nghẽn thuộc 5 chuyên ngành giao thông (như: cải tạo các tuyến luồng hàng hải quan trọng; cải tạo, nâng cấp đường sắt Bắc - Nam; nâng cấp cảng hàng không Côn Đảo; phát triển các hành lang đường thuỷ và logistics khu vực phía Nam, nâng tĩnh không cầu trên các tuyến đường thủy nội địa quốc gia; các hành lang đường bộ Đông - Tây kết nối khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên3 , cầu Rạch Miễu 2, cầu Đại Ngãi khu vực đồng bằng sông Cửu Long,...).
Như vậy, ngoài các dự án quan trọng, động lực là mục tiêu chính của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 của Bộ GTVT đã được dự kiến bố trí vốn để triển khai theo yêu cầu; còn nhiều dự án, có quy mô không lớn, nhưng là các điểm nghẽn trong các chuyên ngành giao thông, có nhu cầu đầu tư để phát huy hiệu quả toàn hệ thống vẫn chưa cân đối được trong kế hoạch trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 để triển khai.
Đối với nhu cầu đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh Yên Bái, trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 đã cân đối được khoảng 1.810 tỷ đồng để hoàn thành 03 dự án đang đầu tư, chuyển tiếp từ giai đoạn trước (Kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc; QL32C đoạn Hiền Lương – Tp. Yên Bái; QL37 đoạn Km280 – Km340) và khởi công mới dự án tuyến nối Hà Giang với đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai.
Bộ GTVT nhận thấy việc đầu tư Quốc lộ 2D là cần thiết, hiện đã có trong Quy hoạch phát triển mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050, phù hợp quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nhưng do khó khăn trong cân đối nguồn lực như báo cáo nêu trên nên chưa thể cân đối được nguồn vốn để thực hiện. Bộ GTVT sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với địa phương tìm kiếm, huy động các nguồn lực hợp pháp khác để sớm triển khai dự án.
Trong khi chưa có điều kiện triển khai dự án mới, Bộ GTVT sẽ chỉ đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam có kế hoạch bảo trì, sửa chữa tuyến đường để đảm bảo điều kiện đi lại, vận tải thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.
Trên đây là trả lời của Bộ GTVT đối với kiến nghị của cử tri tỉnh Yên Bái, trân trọng gửi tới Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái để trả lời cử tri và rất mong tiếp tục nhận được sự quan tâm, góp ý của cử tri đối với ngành Giao thông vận tải.
(Bộ GTVT)