CTTĐT - Ngày 21/12, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai công tác Tư pháp năm 2022. Đồng chí Phạm Minh Chính - Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ dự và chỉ đạo Hội nghị.
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn và các đại biểu dự Hội nghị tại điểm cầu Yên Bái..
Dự Hội nghị tại điểm cầu Yên Bái có đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Hội đồng nhân dân tỉnh; Đoàn Đại biểu Quốc hội; Ban Nội chính Tỉnh ủy. Đại diện Lãnh đạo các sở, ngành: Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Nội vụ, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Công an tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh; Đoàn luật sư, Hội luật gia, Hội Công chứng; Sở Tư pháp; lãnh đạo các phòng, đơn vị thuộc Sở Tư pháp; Trưởng phòng Tư pháp các huyện: Yên Bình, Trấn Yên và thành phố Yên Bái.
Năm 2021, mặc dù dịch bệnh Covid-19 đã tác động lớn đến tình hình KTXH nói chung và việc triển khai công tác tư pháp nói riêng, nhưng toàn Ngành đã khẩn trương xác định các nhiệm vụ công tác trọng tâm, kịp thời xây dựng, ban hành và điều chỉnh các chương trình, kế hoạch công tác, bảo đảm thứ tự ưu tiên, tập trung nguồn lực để tổ chức thực hiện kịp thời, chất lượng các nhiệm vụ được giao.
Công tác chỉ đạo điều hành được thực hiện quyết liệt, linh hoạt, bám sát Chương trình, Kế hoạch công tác, các Nghị quyết, chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, bối cảnh tình hình KTXH của đất nước và của từng địa phương. Công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật được chú trọng đầu tư nguồn lực, góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn trong tổ chức thi hành, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư, kinh doanh, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; công tác xử lý văn bản trái pháp luật được thực hiện quyết liệt, góp phần bảo đảm tính thống nhất, công khai, minh bạch, khả thi của hệ thống pháp luật. Năm 2021, Bộ Tư pháp đã thẩm định 43 đề nghị xây dựng, 232 dự thảo, nổi bật là "chùm" hơn 30 nghị định về xử lý vi phạm hành chính và "chùm" 30 nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các bộ, ngành; đặc biệt, có một số văn bản thẩm định phải tập trung khẩn trương hoàn thành theo yêu cầu của Chính phủ để kịp thời ban hành các quy định ứng phó với dịch bệnh Covid-19 . Tổ chức Pháp chế các Bộ, cơ quan ngang Bộ thẩm định 634 dự thảo; các Sở Tư pháp thẩm định 4.904 dự thảo và 1.879 dự thảo do các Phòng Tư pháp thẩm định.
Công tác rà soát VBQPPL được triển khai quyết liệt và đạt nhiều kết quả tích cực. Theo thống kê, toàn Ngành đã tập trung rà soát được 29.955 VBQPPL (giảm 9% so với năm 2020), kiến nghị xử lý (sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới) đối với 5.581 văn bản (tăng 15,9% so với năm 2020).
Việc tham gia ý kiến pháp lý cùng với Chính phủ, chính quyền các cấp ứng phó với dịch bệnh Covid-19 được thực hiện kịp thời, trách nhiệm. Công tác truyền thông, phổ biến về chính sách, pháp luật được thực hiện hiệu quả hơn, đặc biệt trong ứng dụng CNTT, chuyển đổi số; tiếp cận pháp luật và hòa giải ở cơ sở đã có nhiều đổi mới trong tư duy, cách làm; nhiều cuộc thi tìm hiểu pháp luật trực tuyến đã được Bộ Tư pháp và các bộ, ngành, địa phương chú trọng, nổi bật là thi tìm hiểu pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp. Hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và tổ chức thi hành pháp luật đối với một số lĩnh vực công tác của Bộ, ngành Tư pháp: thi hành án dân sự, theo dõi thi hành án hành chính; bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; hành chính tư pháp; pháp luật quốc tế, hợp tác quốc tế về pháp luật... trong bối cảnh xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và cải cách tư pháp tiếp tục được nâng cao. Công tác xây dựng Ngành, đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học pháp lý; việc thanh tra, kiểm tra, bảo đảm cơ sở vật chất cho hoạt động của Ngành được chú trọng và đạt nhiều kết quả tích cực. Những kết quả nêu trên đã tiếp tục đóng góp quan trọng vào phát triển KTXH, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội của đất nước và của từng địa phương…
Tại Hội nghị, các đại biểu đã nghe Báo cáo chuyên đề về kinh nghiệm triển khai một số lĩnh vực công tác tư pháp trong bối cảnh phòng, chống dịch Covid-19; Báo cáo chuyên đề về việc tham mưu, đề xuất của cơ quan tư pháp đối với cấp ủy, chính quyền địa phương trong quá trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và phòng, chống dịch Covid-19.
Thảo luận tại Hội nghị, các đại biểu tập trung đánh giá về tình hình, xây dựng, ban hành VBQPPL, trong đó có văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các luật, pháp lệnh; chất lượng hồ sơ gửi thẩm định; chất lượng công tác thẩm định trong thời gian qua; việc tham mưu ý kiến pháp lý đối với các văn bản, vấn đề liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19; tình hình tổ chức thi hành pháp luật, theo dõi tình hình thi hành pháp luật; việc triển khai đăng ký hộ tịch trực tuyến; các hạn chế, khó khăn, vướng mắc và đề xuất giải pháp tháo gỡ trong thực tiễn quản lý nhà nước về luật sư, công chứng, đấu giá tài sản, trọng tài thương mại…đồng thời đề xuất các giải pháp tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật trong thời gian tới; giải pháp thu hút nguồn lực, tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; các giải pháp để hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ, khắc phục khó khăn, hạn chế trong công tác thi hành án dân sự…
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh TTXVN)
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính biểu dương những nỗ lực của Ngành Tư pháp trong năm 2021. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Tư pháp tiếp tục tập trung tham mưu thể chế hóa những định hướng chính sách lớn, then chốt trong văn kiện Đại hội XIII của Đảng, các kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Tổ chức thi hành hiệu quả VBQPPL, nhất là các luật, pháp lệnh, nghị quyết mới được Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bổ trợ tư pháp, chú trọng hoàn thiện pháp luật; chủ động kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, thanh tra đột xuất, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, nhất là trong hoạt động luật sư, công chứng, đấu giá tài sản. Thủ tướng Chính phủ cũng nhấn mạnh: Ngành Tư pháp cần tập trung tháo gỡ vướng mắc về mặt thể chế chính sách; tích cực tham gia phòng chống tham nhũng; góp phần nâng cao uy tín của Việt Nam trong lĩnh vực pháp luật.
Nhân dịp này, nhiều cá nhân, tập thể đã vinh dự được nhận Huân chương Lao động, Bằng khen của Thủ tướng Chính Phủ.
Bộ Tư pháp cũng đã phát động phong trào thi đua năm 2022 với chủ đề “đoàn kết, trách nhiệm, chủ động, sáng tạo, vượt khó, thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị được giao”. Coi đây là động lực mạnh mẽ góp phần thúc đẩy thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ chính trị Bộ, ngành Tư pháp được giao năm 2022 và định hướng công tác trong nhiệm kỳ mới./.
688 lượt xem
Tiến Lập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Ngày 21/12, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai công tác Tư pháp năm 2022. Đồng chí Phạm Minh Chính - Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ dự và chỉ đạo Hội nghị.Dự Hội nghị tại điểm cầu Yên Bái có đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Hội đồng nhân dân tỉnh; Đoàn Đại biểu Quốc hội; Ban Nội chính Tỉnh ủy. Đại diện Lãnh đạo các sở, ngành: Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Nội vụ, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Công an tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh; Đoàn luật sư, Hội luật gia, Hội Công chứng; Sở Tư pháp; lãnh đạo các phòng, đơn vị thuộc Sở Tư pháp; Trưởng phòng Tư pháp các huyện: Yên Bình, Trấn Yên và thành phố Yên Bái.
Năm 2021, mặc dù dịch bệnh Covid-19 đã tác động lớn đến tình hình KTXH nói chung và việc triển khai công tác tư pháp nói riêng, nhưng toàn Ngành đã khẩn trương xác định các nhiệm vụ công tác trọng tâm, kịp thời xây dựng, ban hành và điều chỉnh các chương trình, kế hoạch công tác, bảo đảm thứ tự ưu tiên, tập trung nguồn lực để tổ chức thực hiện kịp thời, chất lượng các nhiệm vụ được giao.
Công tác chỉ đạo điều hành được thực hiện quyết liệt, linh hoạt, bám sát Chương trình, Kế hoạch công tác, các Nghị quyết, chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, bối cảnh tình hình KTXH của đất nước và của từng địa phương. Công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật được chú trọng đầu tư nguồn lực, góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn trong tổ chức thi hành, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư, kinh doanh, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; công tác xử lý văn bản trái pháp luật được thực hiện quyết liệt, góp phần bảo đảm tính thống nhất, công khai, minh bạch, khả thi của hệ thống pháp luật. Năm 2021, Bộ Tư pháp đã thẩm định 43 đề nghị xây dựng, 232 dự thảo, nổi bật là "chùm" hơn 30 nghị định về xử lý vi phạm hành chính và "chùm" 30 nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các bộ, ngành; đặc biệt, có một số văn bản thẩm định phải tập trung khẩn trương hoàn thành theo yêu cầu của Chính phủ để kịp thời ban hành các quy định ứng phó với dịch bệnh Covid-19 . Tổ chức Pháp chế các Bộ, cơ quan ngang Bộ thẩm định 634 dự thảo; các Sở Tư pháp thẩm định 4.904 dự thảo và 1.879 dự thảo do các Phòng Tư pháp thẩm định.
Công tác rà soát VBQPPL được triển khai quyết liệt và đạt nhiều kết quả tích cực. Theo thống kê, toàn Ngành đã tập trung rà soát được 29.955 VBQPPL (giảm 9% so với năm 2020), kiến nghị xử lý (sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới) đối với 5.581 văn bản (tăng 15,9% so với năm 2020).
Việc tham gia ý kiến pháp lý cùng với Chính phủ, chính quyền các cấp ứng phó với dịch bệnh Covid-19 được thực hiện kịp thời, trách nhiệm. Công tác truyền thông, phổ biến về chính sách, pháp luật được thực hiện hiệu quả hơn, đặc biệt trong ứng dụng CNTT, chuyển đổi số; tiếp cận pháp luật và hòa giải ở cơ sở đã có nhiều đổi mới trong tư duy, cách làm; nhiều cuộc thi tìm hiểu pháp luật trực tuyến đã được Bộ Tư pháp và các bộ, ngành, địa phương chú trọng, nổi bật là thi tìm hiểu pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp. Hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và tổ chức thi hành pháp luật đối với một số lĩnh vực công tác của Bộ, ngành Tư pháp: thi hành án dân sự, theo dõi thi hành án hành chính; bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; hành chính tư pháp; pháp luật quốc tế, hợp tác quốc tế về pháp luật... trong bối cảnh xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và cải cách tư pháp tiếp tục được nâng cao. Công tác xây dựng Ngành, đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học pháp lý; việc thanh tra, kiểm tra, bảo đảm cơ sở vật chất cho hoạt động của Ngành được chú trọng và đạt nhiều kết quả tích cực. Những kết quả nêu trên đã tiếp tục đóng góp quan trọng vào phát triển KTXH, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội của đất nước và của từng địa phương…
Tại Hội nghị, các đại biểu đã nghe Báo cáo chuyên đề về kinh nghiệm triển khai một số lĩnh vực công tác tư pháp trong bối cảnh phòng, chống dịch Covid-19; Báo cáo chuyên đề về việc tham mưu, đề xuất của cơ quan tư pháp đối với cấp ủy, chính quyền địa phương trong quá trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và phòng, chống dịch Covid-19.
Thảo luận tại Hội nghị, các đại biểu tập trung đánh giá về tình hình, xây dựng, ban hành VBQPPL, trong đó có văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các luật, pháp lệnh; chất lượng hồ sơ gửi thẩm định; chất lượng công tác thẩm định trong thời gian qua; việc tham mưu ý kiến pháp lý đối với các văn bản, vấn đề liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19; tình hình tổ chức thi hành pháp luật, theo dõi tình hình thi hành pháp luật; việc triển khai đăng ký hộ tịch trực tuyến; các hạn chế, khó khăn, vướng mắc và đề xuất giải pháp tháo gỡ trong thực tiễn quản lý nhà nước về luật sư, công chứng, đấu giá tài sản, trọng tài thương mại…đồng thời đề xuất các giải pháp tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật trong thời gian tới; giải pháp thu hút nguồn lực, tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; các giải pháp để hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ, khắc phục khó khăn, hạn chế trong công tác thi hành án dân sự…
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh TTXVN)
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính biểu dương những nỗ lực của Ngành Tư pháp trong năm 2021. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Tư pháp tiếp tục tập trung tham mưu thể chế hóa những định hướng chính sách lớn, then chốt trong văn kiện Đại hội XIII của Đảng, các kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Tổ chức thi hành hiệu quả VBQPPL, nhất là các luật, pháp lệnh, nghị quyết mới được Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bổ trợ tư pháp, chú trọng hoàn thiện pháp luật; chủ động kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, thanh tra đột xuất, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, nhất là trong hoạt động luật sư, công chứng, đấu giá tài sản. Thủ tướng Chính phủ cũng nhấn mạnh: Ngành Tư pháp cần tập trung tháo gỡ vướng mắc về mặt thể chế chính sách; tích cực tham gia phòng chống tham nhũng; góp phần nâng cao uy tín của Việt Nam trong lĩnh vực pháp luật.
Nhân dịp này, nhiều cá nhân, tập thể đã vinh dự được nhận Huân chương Lao động, Bằng khen của Thủ tướng Chính Phủ.
Bộ Tư pháp cũng đã phát động phong trào thi đua năm 2022 với chủ đề “đoàn kết, trách nhiệm, chủ động, sáng tạo, vượt khó, thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị được giao”. Coi đây là động lực mạnh mẽ góp phần thúc đẩy thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ chính trị Bộ, ngành Tư pháp được giao năm 2022 và định hướng công tác trong nhiệm kỳ mới./.