Đến với huyện Trạm Tấu - Yên Bái Du khách không chỉ được chiêm ngưỡng phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp nhiều nét hoang sơ, kỳ ảo như lạc trong miền cổ tích, mà còn được ngắm ‘biển mây trắng’ bồng bềnh trôi, hòa quyện cùng gió và nắng. Cùng muôn hoa khoe sắc nở bạt ngàn trên các sường núi, với “đàn ngựa trời”, đàn dê thong dong trên đồng cỏ mênh mông của thảo nguyên bát ngát.
Du khách chụp ảnh trên đỉnh Tà Chì Nhù cao 2.979m
Trạm Tấu là một huyện vùng cao nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Yên Bái với diệ tích tự nhiên là trên 74.000 ha; dân số hơn 30.000 nghìn người. Toàn huyện có 12 xã, thị trấn; người Mông chiếm 79%, còn lại là các dân tộc khác. Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, đã tạo nên một Trạm Tấu với thiên nhiên đậm chất hoang sơ, người dân nơi đây thật thà, chất phác, mến khách. Ẩm thực đa dạng, phong phú với nhiều móm ăn dân tộc hấp dẫn du khách.
Du khách trải nghiệm và khám phá đỉnh Tà Chì Nhù
Du lịch mạo hiểm, trải nghiệm khó quên chỉ có ở Trạm Tấu
Nằm ở độ cao trung bình khoảng 800m so với mặt biển, đỉnh núi cao nhất là đỉnh Tà Chì Nhù, nằm trên địa bàn xã Xà Hồ cao 2.979 m, kế đến là đỉnh Tà Xùa, xã Bản Công cao 2.865m.
Với độ cao 2.979m, Tà Chì Nhù, xã Xà Hồ là đỉnh núi cao nhất của huyện Trạm Tấu và cao thứ 6 của Việt Nam, nằm ở khối núi Pú Luông thuộc dãy Hoàng Liên Sơn. Từ trung tâm huyện Trạm Tấu du khách ưa du lịch khám phá sẽ di chuyển bằng các phương tiện cơ giới qua trụ sở UBND xã Hát Lừu, Xà Hồ, qua bản Cang Chi Khúa, thôn Sáng Pao, đến khu vực chân núi với quãng đường dài 14,5 km.
Hết đường xe cơ giới, du khách sẽ bước vào chinh phục đỉnh Tà Chì Nhù. Từ chân núi lên tới đỉnh khoảng 10km. Đường lên Tà Chì Nhù tương đối khó đi, do địa hình nhiều núi đá, đây là một thử thách đòi hỏi những người leo núi có lòng dũng cảm và sự kiên trì. Du khách sẽ ngỡ ngàng với biển mây bồng bềnh, hòa cùng nắng sớm, mọi mệt mỏi sẽ xua tan bởi cảm giác choáng ngợp với cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ.
Đoạn đường độc đạo lên đỉnh núi, du khách sẽ thích thú khi bắt gặp những đàn dê núi, ‘ngựa trời’ đang thong dong gặm cỏ dưới thảo nguyên mênh mông nơi lưng chừng núi. Lên đến đỉnh núi, du khách sẽ được chiêm ngưỡng khung cảnh tuyệt đẹp, vẻ đẹp hiếm có mà thiên nhiên đã ban tặng cho Tà Chì Nhù. Đứng trên đỉnh, du khách có thể nhìn thấy khu vực Mường Lò, huyện Văn Chấn và một phần huyện Mộc Châu của tỉnh Sơn La…
Khác với đỉnh Tà Chì Nhù, du khách sẽ ngỡ ngàng với cung đường leo đỉnh Tà Xùa xã Bản Công ở độ cao 2.865m so với mực nước iển. Đến với đỉnh Tà Xùa, du khách sẽ bị cuốn hút vào khung cảnh huyền bí có vẻ ‘ma mị’ như trong những câu chuyện cổ tích của rừng rêu đỏ mà ít nơi nào có được.
Du khách có thể ngắm biển mây bồng bềnh từ "đầu Rùa Đá" khổng lồ trên cung đường chinh phục đỉnh Tà Xùa
Trước khi lạc vào miền ‘cổ tích’ ở khu rừng rêu trên đỉnh Tà Xùa, du khách sẽ được khám phá, trải nghiệm, từng cung bậc cảm xúc khác nhau; từ ngắm biển mây trắng bồng bềnh trên ‘đầu rùa’ khổng lồ; đến những bước chân đầy mạo hiểm trên ‘sống lưng khủng long’ sừng sững.
Không chỉ choáng ngợp trước thiên nhiên hùng vĩ, với rừng núi điệp trùng, mây trắng vờn quanh, mà du khách còn cảm nhận được sức mạnh của chính bản thân mình khi đã chinh phục được những cung đường ‘gai góc’ trên hành trình đến với rừng rêu huyền bí ‘cổ tích’ có một không hai ở Việt Nam.
Khu rừng rêu đỏ đẹp mê đắm như trong miền cổ tích trên đỉnh Tà Xùa
Ở rừng rêu đỏ, những thân cây già cổ thụ, được bám quanh mình một lớp dày những rêu. Rêu bám từ gốc lên đến tận ngọn, từ cây nhỏ đến cây to, cây và rêu ôm lấy nhau, dưới lớp mây trắng phủ mờ, trong tiếng gió núi hun hút thổi. Mây bay đi, từng vạt nắng chiếu xuyên khu rừng, tạo nên khung cảnh mờ ảo, du khách choáng ngợp bởi cảnh sắc đẹp đến mê hoặc lòng người. Những mệt mỏi như biến tan, đâu đó xa xa những tiếng chim rừng vọng lại, như tiếng thì thầm của thiên nhiên, khiến du khách như thấy mình lạc trong một cõi tiên nào đó của miền cổ tích xa xưa, một vẻ đẹp mà ít nơi nào có được nơi trần gian này.
Trạm Tấu níu chân khách không chỉ bởi vẻ đẹp kỳ vĩ của thiên nhiên
Ngoài hai địa điểm du lịch leo núi mạo hiểm kể trên du khách đến với Trạm Tấu còn được khám phá địa danh thác Háng Đề Chơ xã Làng Nhì, thác nước thiên nhiên đẹp và đắm mình trong làn nước khoáng nóng trên địa bàn thị trấn Trạm Tấu.
Suối khoáng nóng là một trải nghiệm khó quên khi du khách tham quan Trạm Tấu
Cùng với đó là bản Cu Vai với không gian thiên nhiên yên bình đặc trưng của vùng cao Tây Bắc. Đến với Cu Vai, thưởng ngoạn cảnh đẹp vùng cao với những nếp nhà đặc trưng của người Mông, những thửa ruộng bậc thang ven triền đồi trải đầy các loại hoa rực rỡ.
Ngoài khám phá địa danh trên du khách còn có cơ hội thưởng thức, tìm hiểu các đặc sản, ẩm thực nổi tiếng như: chè Shan tuyết Phình Hồ, khoai sọ, gạo nếp nương, và các móm ăn đậm chất dân tộc khác…
Du lịch Trạm Tấu đã và đang được nhiều người biết đến và để lại ấn tượng đẹp trong lòng du khách trong và ngoài nước. Huyện Trạm Tấu đang xúc tiến nhiều hoạt động quảng bá, thu hút các nguồn lực đầu tư cho du lịch, từng bước xây dựng các tour, tuyến du lịch, nhằm khơi dậy tiềm năng nội lực sẵn có của địa phương, thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm cho đồng bào người dân bản địa. Du lịch được coi là một trong những ngành mũi nhọn để trạm tấu vươn lên bứt phá phát triển kinh tế vùng, miền trong tương lai.
Theo Báo Pháp luật Việt Nam
1576 lượt xem
Đến với huyện Trạm Tấu - Yên Bái Du khách không chỉ được chiêm ngưỡng phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp nhiều nét hoang sơ, kỳ ảo như lạc trong miền cổ tích, mà còn được ngắm ‘biển mây trắng’ bồng bềnh trôi, hòa quyện cùng gió và nắng. Cùng muôn hoa khoe sắc nở bạt ngàn trên các sường núi, với “đàn ngựa trời”, đàn dê thong dong trên đồng cỏ mênh mông của thảo nguyên bát ngát. Trạm Tấu là một huyện vùng cao nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Yên Bái với diệ tích tự nhiên là trên 74.000 ha; dân số hơn 30.000 nghìn người. Toàn huyện có 12 xã, thị trấn; người Mông chiếm 79%, còn lại là các dân tộc khác. Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, đã tạo nên một Trạm Tấu với thiên nhiên đậm chất hoang sơ, người dân nơi đây thật thà, chất phác, mến khách. Ẩm thực đa dạng, phong phú với nhiều móm ăn dân tộc hấp dẫn du khách.
Du khách trải nghiệm và khám phá đỉnh Tà Chì Nhù
Du lịch mạo hiểm, trải nghiệm khó quên chỉ có ở Trạm Tấu
Nằm ở độ cao trung bình khoảng 800m so với mặt biển, đỉnh núi cao nhất là đỉnh Tà Chì Nhù, nằm trên địa bàn xã Xà Hồ cao 2.979 m, kế đến là đỉnh Tà Xùa, xã Bản Công cao 2.865m.
Với độ cao 2.979m, Tà Chì Nhù, xã Xà Hồ là đỉnh núi cao nhất của huyện Trạm Tấu và cao thứ 6 của Việt Nam, nằm ở khối núi Pú Luông thuộc dãy Hoàng Liên Sơn. Từ trung tâm huyện Trạm Tấu du khách ưa du lịch khám phá sẽ di chuyển bằng các phương tiện cơ giới qua trụ sở UBND xã Hát Lừu, Xà Hồ, qua bản Cang Chi Khúa, thôn Sáng Pao, đến khu vực chân núi với quãng đường dài 14,5 km.
Hết đường xe cơ giới, du khách sẽ bước vào chinh phục đỉnh Tà Chì Nhù. Từ chân núi lên tới đỉnh khoảng 10km. Đường lên Tà Chì Nhù tương đối khó đi, do địa hình nhiều núi đá, đây là một thử thách đòi hỏi những người leo núi có lòng dũng cảm và sự kiên trì. Du khách sẽ ngỡ ngàng với biển mây bồng bềnh, hòa cùng nắng sớm, mọi mệt mỏi sẽ xua tan bởi cảm giác choáng ngợp với cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ.
Đoạn đường độc đạo lên đỉnh núi, du khách sẽ thích thú khi bắt gặp những đàn dê núi, ‘ngựa trời’ đang thong dong gặm cỏ dưới thảo nguyên mênh mông nơi lưng chừng núi. Lên đến đỉnh núi, du khách sẽ được chiêm ngưỡng khung cảnh tuyệt đẹp, vẻ đẹp hiếm có mà thiên nhiên đã ban tặng cho Tà Chì Nhù. Đứng trên đỉnh, du khách có thể nhìn thấy khu vực Mường Lò, huyện Văn Chấn và một phần huyện Mộc Châu của tỉnh Sơn La…
Khác với đỉnh Tà Chì Nhù, du khách sẽ ngỡ ngàng với cung đường leo đỉnh Tà Xùa xã Bản Công ở độ cao 2.865m so với mực nước iển. Đến với đỉnh Tà Xùa, du khách sẽ bị cuốn hút vào khung cảnh huyền bí có vẻ ‘ma mị’ như trong những câu chuyện cổ tích của rừng rêu đỏ mà ít nơi nào có được.
Du khách có thể ngắm biển mây bồng bềnh từ "đầu Rùa Đá" khổng lồ trên cung đường chinh phục đỉnh Tà Xùa
Trước khi lạc vào miền ‘cổ tích’ ở khu rừng rêu trên đỉnh Tà Xùa, du khách sẽ được khám phá, trải nghiệm, từng cung bậc cảm xúc khác nhau; từ ngắm biển mây trắng bồng bềnh trên ‘đầu rùa’ khổng lồ; đến những bước chân đầy mạo hiểm trên ‘sống lưng khủng long’ sừng sững.
Không chỉ choáng ngợp trước thiên nhiên hùng vĩ, với rừng núi điệp trùng, mây trắng vờn quanh, mà du khách còn cảm nhận được sức mạnh của chính bản thân mình khi đã chinh phục được những cung đường ‘gai góc’ trên hành trình đến với rừng rêu huyền bí ‘cổ tích’ có một không hai ở Việt Nam.
Khu rừng rêu đỏ đẹp mê đắm như trong miền cổ tích trên đỉnh Tà Xùa
Ở rừng rêu đỏ, những thân cây già cổ thụ, được bám quanh mình một lớp dày những rêu. Rêu bám từ gốc lên đến tận ngọn, từ cây nhỏ đến cây to, cây và rêu ôm lấy nhau, dưới lớp mây trắng phủ mờ, trong tiếng gió núi hun hút thổi. Mây bay đi, từng vạt nắng chiếu xuyên khu rừng, tạo nên khung cảnh mờ ảo, du khách choáng ngợp bởi cảnh sắc đẹp đến mê hoặc lòng người. Những mệt mỏi như biến tan, đâu đó xa xa những tiếng chim rừng vọng lại, như tiếng thì thầm của thiên nhiên, khiến du khách như thấy mình lạc trong một cõi tiên nào đó của miền cổ tích xa xưa, một vẻ đẹp mà ít nơi nào có được nơi trần gian này.
Trạm Tấu níu chân khách không chỉ bởi vẻ đẹp kỳ vĩ của thiên nhiên
Ngoài hai địa điểm du lịch leo núi mạo hiểm kể trên du khách đến với Trạm Tấu còn được khám phá địa danh thác Háng Đề Chơ xã Làng Nhì, thác nước thiên nhiên đẹp và đắm mình trong làn nước khoáng nóng trên địa bàn thị trấn Trạm Tấu.
Suối khoáng nóng là một trải nghiệm khó quên khi du khách tham quan Trạm Tấu
Cùng với đó là bản Cu Vai với không gian thiên nhiên yên bình đặc trưng của vùng cao Tây Bắc. Đến với Cu Vai, thưởng ngoạn cảnh đẹp vùng cao với những nếp nhà đặc trưng của người Mông, những thửa ruộng bậc thang ven triền đồi trải đầy các loại hoa rực rỡ.
Ngoài khám phá địa danh trên du khách còn có cơ hội thưởng thức, tìm hiểu các đặc sản, ẩm thực nổi tiếng như: chè Shan tuyết Phình Hồ, khoai sọ, gạo nếp nương, và các móm ăn đậm chất dân tộc khác…
Du lịch Trạm Tấu đã và đang được nhiều người biết đến và để lại ấn tượng đẹp trong lòng du khách trong và ngoài nước. Huyện Trạm Tấu đang xúc tiến nhiều hoạt động quảng bá, thu hút các nguồn lực đầu tư cho du lịch, từng bước xây dựng các tour, tuyến du lịch, nhằm khơi dậy tiềm năng nội lực sẵn có của địa phương, thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm cho đồng bào người dân bản địa. Du lịch được coi là một trong những ngành mũi nhọn để trạm tấu vươn lên bứt phá phát triển kinh tế vùng, miền trong tương lai.
Theo Báo Pháp luật Việt Nam