CTTĐT - Hiện nay, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra nhanh chóng, đã và đang tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực và đời sống nhân dân. Trong đó, cốt lõi là công nghệ số và chuyển đổi số đã mở ra nhiều cơ hội, tạo điều kiện để các địa phương nắm bắt, bứt phá vươn lên trong phát triển kinh tế - xã hội.
Tập huấn hướng dẫn cho cán bộ công chức và người dân trên địa bàn xã Tú Lệ sử dụng các phần mềm ứng dụng phục vụ yêu cầu chuyển đổi số.
Chuyển đổi số là xu thế tất yếu trên toàn cầu và là một giải pháp quan trọng, cấp thiết, làm cơ sở xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương, mỗi quốc gia. Thực hiện chủ trương của Đảng, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã giao Sở Thông tin và Truyền thông tham mưu xây dựng dự thảo nghị quyết chuyển đổi số tỉnh Yên Bái đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Sau một thời gian nghiên cứu, xây dựng, tại kỳ họp thứ 9 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã thông qua dự thảo nghị quyết và ngày 22/7/2021, Tỉnh ủy Yên Bái đã ban hành Nghị quyết số 51-NQ/TU về chuyển đổi số tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. Tỉnh đã xác định rõ quan điểm: Chuyển đổi số là nhiệm vụ quan trọng, là xu hướng tất yếu trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành phát triển kinh tế - xã hội của cấp ủy, chính quyền các cấp và hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư; đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, chỉ đạo điều hành của cơ quan nhà nước, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân nhằm phát triển môi trường số hiện đại, an toàn, nhân văn, rộng khắp, hướng tới xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số. Quá trình chuyển đổi số, phải lấy người dân và doanh nghiệp là trung tâm, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để thực hiện chuyển đổi số đồng bộ, toàn diện ở các cấp, ngành, địa phương, đơn vị, doanh nghiệp và người dân.
Sau 4 tháng triển khai xây dựng mô hình thí điểm chuyển đổi số tại xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn về phát triển Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số tại địa phương đã đem lại nhiều kết quả khả quan điều đó, không chỉ làm tăng hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền trong thực thi công vụ, mà còn tạo nền tảng cho tỉnh hướng tới xây dựng chính quyền số, phục vụ người dân, doanh nghiệp ngày một tốt hơn.
Đối với việc triển khai các ứng dụng phục vụ xây dựng Chính quyền số: Đã cấp 37/37 tài khoản cho lãnh đạo, cán bộ công chức xã, viên chức tại các trường học và trạm y tế tại xã phần mềm quản lý văn bàn điều hành (Voffice); Phần mềm quản lý văn bàn điều hành (Voffice) được tích hợp trên Trang thông tin điện tử của Xã; tổ chức Hội nghị tập huấn trực tiếp hướng dẫn cho 100% cán bộ, công chức, viên chức xã sử dụng các phần mềm dùng chung phục vụ công việc. Về triển khai dịch vụ công, đã cung cấp 100% dịch vụ công trực tuyến đủ điều kiện lên trực tuyến mức độ 4. UBND xã có Bộ phận phục vụ hành chính công riêng đáp ứng yêu cầu, đã triển khai và ứng dụng Cổng dịch vụ công và Hệ thống Một cửa điện tử của tỉnh để tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính, đi vào hoạt động từ tháng 6/2020 theo Đề án thành lập Trung tâm phục vụ Hành chính công tỉnh Yên Bái. Qua theo dõi: Năm 2019, UBND xã đã tiếp nhận và giải quyết 600 hồ sơ mức độ mức độ 3; Năm 2020 UBND xã đã tiếp nhận và giải quyết 879 hồ sơ mức độ 2 và 3; Năm 2021 UBND xã đã tiếp nhận và giải quyết 519 hồ sơ mức độ 2 và 3 trên hệ thống Một cửa điện tử, đặc biệt, hướng dẫn thực hiện chữ ký số văn bản cho các đồng chí lãnh đạo UBND xã Tú Lệ. Cấp 14 chữ ký số cho tổ chức, cá nhân (đối với tổ chức được cấp chữ ký số là 01, cá nhân được cấp chứng thư số là 13 tài khoản).
Đối với xây dựng hạ tầng số: Đã triển khai theo Đề án đô thị thông minh như lắp đặt và đưa vào sử dụng đường truyền số liệu chuyên dùng tại xã Tú Lệ, đường truyền internet cáp quang; lắp đặt hệ thống Hội nghị truyền hình tại xã Tú Lệ kết nối về tỉnh Yên Bái và liên thông từ xã tới trung ương. Viettel Yên Bái phủ sóng di động 2G: 9/9 thôn có sóng di động thoại tốt, tỷ lệ phủ dân đạt 100%; 8/9 thôn có dịch vụ cố định băng rộng đạt 89%; 1/9 thôn không có CĐBR chiếm 11%; Dịch vụ DATA (3G/4G/CĐBR): 9/9 thôn có dịch vụ DATA chất lượng tốt. VNPT Yên Bái phủ sóng di động 2G, 3G: 9/9 thôn có sóng di động thoại tốt, tỷ lệ phủ dân đạt 100%. Triển khai lắp đặt trang thiết bị hiện đại cho phòng điều hành (OC) đặt tại Trụ sở UBND xã như: Máy tính, ti vi, giá lắp, trang thiết bị phụ trợ…Xây dựng ứng dụng phục vụ tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế xã hội từ thôn/bản Tích hợp các hệ thống thông tin quản lý văn bản, giáo dục số, y tế số…lắp đặt hệ thống camera giám sát an ninh trên tuyến được Quốc lộ 32 gồm 04 điểm qua địa bàn xã Tú lệ: 01 điểm tại đầu xã Tú Lệ theo hướng từ thị xã Nghĩa Lộ đi vào; 02 điểm đặt tại Trụ sở UBND xã và 01 điểm cuối theo hướng từ huyện Mù Cang Chải đi về thị xã Nghĩa Lộ...
Đối với phát triển kinh tế số: Trang thông tin điện tử xã địa chỉ: http://tule.yenbai.gov.vn/ VNPT đã đưa thông tin 2 sản phẩm đặc sản là gạo nếp Tan và cốm Tú Lệ lên giúp người dân đưa các sản phẩm của mình đăng tải trên Trang và giới thiệu, quảng bá trên môi trường mạng. Bưu điện tỉnh đã triển khai đưa 15 sản phẩm nông sản địa phương tại xã Tú Lệ lên sàn thương mại điện tử Postmart. Hiện tại bản đồ số Bản đồ Vmap có khoảng 456.982 km dữ liệu đường, 23.4 triệu dữ liệu địa chỉ trên toàn quốc, trong đó địa bàn huyện Văn Chấn đã triển khai 34.385 địa chỉ và xã Tú Lệ là 1.338 địa chỉ. Tích hợp nền tảng bản đồ số, nền tảng địa chỉ số Vpostcode vào Hệ sinh thái hành chính công: ứng dụng Công dân số. Trực tiếp cài đặt giải pháp thanh toán tiền điện tử online Viettel Pay cho 23 công chức xã và 19/19 đoàn viên và 9/9 trưởng thôn. Phần thanh toán dịch vụ và chi trả lương và thanh toán các dịch vụ phí tại xã qua ứng dụng Viettelpay chưa thực hiện. Số lượng thuê bao đăng ký sử dụng dịch vụ Viettelpay 589 thuê bao, thuê bao Viettel Money 250 thuê bao. Các giao dịch thực hiện thanh toán tiền điện hàng tháng qua Viettelpay bình quân 120 thuê bao/tháng. Số lượng điển nạp và rút tiền tại xã hiện tại duy trì 4 điểm giao dịch 7/7 ngày trong tuần.
Đối với phát triển xã hội số: Viettel đã triển khai mở Cổng Thông tin điện tử webportal 3/3 trường học trên địa bàn xã, thực hiện duy trì thường xuyên đến nay. VNPT đã triển khai, sử dụng các nền tảng số phục vụ phát triển giáo dục. Hiện tại trên địa bàn xã có 1 trường tiểu học và 1 trường trung học cơ sở sử dụng hệ thống quản lý nhà trường quản lý thông tin học sinh và giáo viên kết quả cụ thể: Tiểu học bao gồm: 25 lớp học, 34 giáo viên và 713 học sinh đạt tỉ lệ 100%; Trung học cơ sở bao gồm: 11 lớp học, 22 giáo viên và 461 học sinh đạt tỉ lệ 100%; Hỗ trợ giáo viên trong công tác quản lý dạy học, phê duyệt giáo án, bài giảng trên môi trường điện tử. Bên cạnh đó đã triển khai hệ thống quản lý trạm y tế xã; Hỗ trợ cán bộ y tế xã triển khai phần mềm Y tế cơ sở HMIS: quản lý sức khỏe sinh sản, quản lý các loại bệnh, quản lý dinh dưỡng, quản lý tử vong, tai nạn, thương tích... VNPT Yên Bái đã triển khai được 104 thuê bao sử dụng dịch vụ truyền hình số cho người dân trên địa bàn xã. Tăng cường hỗ trợ trạm y tế xã thu thập thông tin sức khỏe cho toàn bộ người dân trong xã. Đến nay đã thu thập được: 5277 hồ sơ sức khỏe trên tổng số: 6249 đạt tỷ lệ 84.45%.
Yên Bái là một tỉnh miền núi với địa bàn phân tán trải rộng, điều kiện kinh tế còn khó khăn, việc thực hiện điện tử hóa, số hóa chính quyền là giải pháp hữu ích trong công cuộc cải cách hành chính hiện nay. Đây cũng là mong muốn thể hiện sự quyết tâm của Chính quyền tỉnh Yên Bái trong việc nâng cao công vụ của cán bộ công nhân viên chức, hướng tới mục tiêu phục vụ người dân và doanh nghiệp được tốt hơn, đồng thời đóng góp tích cực vào công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn là địa phương thí điểm chuyển đổi số, do đó lãnh đạo cấp ủy chính quyền địa phương cần nêu cao tinh thần gương mẫu, đi đầu trong ứng dụng CNTT, sử dụng thành thạo các nền tảng số; xác định cấp lãnh đạo là then chốt trong xây dựng chính quyền số; thường xuyên tổ chức kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo thực hiện; tăng cường tuyên truyền bằng nhiều hình thức khác nhau nhằm dần thay đổi nhận thức, thói quen của người dân trong giải quyết thủ tục hành chính; tăng cường truyền thông kỹ năng truy cập, sử dụng in-tơ-nét, thư điện tử, mua bán trực tuyến, thanh toán điện tử, dịch vụ công trực tuyến, bảo đảm an toàn thông tin, từ đó mới tạo nền tảng đẩy mạnh xây dựng chính quyền điện tử, xây dựng chính quyền số phục vụ tốt hơn cho các tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân trên địa bàn.
764 lượt xem
CTV: Trần Hùng
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Hiện nay, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra nhanh chóng, đã và đang tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực và đời sống nhân dân. Trong đó, cốt lõi là công nghệ số và chuyển đổi số đã mở ra nhiều cơ hội, tạo điều kiện để các địa phương nắm bắt, bứt phá vươn lên trong phát triển kinh tế - xã hội. Chuyển đổi số là xu thế tất yếu trên toàn cầu và là một giải pháp quan trọng, cấp thiết, làm cơ sở xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương, mỗi quốc gia. Thực hiện chủ trương của Đảng, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã giao Sở Thông tin và Truyền thông tham mưu xây dựng dự thảo nghị quyết chuyển đổi số tỉnh Yên Bái đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Sau một thời gian nghiên cứu, xây dựng, tại kỳ họp thứ 9 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã thông qua dự thảo nghị quyết và ngày 22/7/2021, Tỉnh ủy Yên Bái đã ban hành Nghị quyết số 51-NQ/TU về chuyển đổi số tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. Tỉnh đã xác định rõ quan điểm: Chuyển đổi số là nhiệm vụ quan trọng, là xu hướng tất yếu trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành phát triển kinh tế - xã hội của cấp ủy, chính quyền các cấp và hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư; đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, chỉ đạo điều hành của cơ quan nhà nước, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân nhằm phát triển môi trường số hiện đại, an toàn, nhân văn, rộng khắp, hướng tới xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số. Quá trình chuyển đổi số, phải lấy người dân và doanh nghiệp là trung tâm, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để thực hiện chuyển đổi số đồng bộ, toàn diện ở các cấp, ngành, địa phương, đơn vị, doanh nghiệp và người dân.
Sau 4 tháng triển khai xây dựng mô hình thí điểm chuyển đổi số tại xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn về phát triển Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số tại địa phương đã đem lại nhiều kết quả khả quan điều đó, không chỉ làm tăng hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền trong thực thi công vụ, mà còn tạo nền tảng cho tỉnh hướng tới xây dựng chính quyền số, phục vụ người dân, doanh nghiệp ngày một tốt hơn.
Đối với việc triển khai các ứng dụng phục vụ xây dựng Chính quyền số: Đã cấp 37/37 tài khoản cho lãnh đạo, cán bộ công chức xã, viên chức tại các trường học và trạm y tế tại xã phần mềm quản lý văn bàn điều hành (Voffice); Phần mềm quản lý văn bàn điều hành (Voffice) được tích hợp trên Trang thông tin điện tử của Xã; tổ chức Hội nghị tập huấn trực tiếp hướng dẫn cho 100% cán bộ, công chức, viên chức xã sử dụng các phần mềm dùng chung phục vụ công việc. Về triển khai dịch vụ công, đã cung cấp 100% dịch vụ công trực tuyến đủ điều kiện lên trực tuyến mức độ 4. UBND xã có Bộ phận phục vụ hành chính công riêng đáp ứng yêu cầu, đã triển khai và ứng dụng Cổng dịch vụ công và Hệ thống Một cửa điện tử của tỉnh để tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính, đi vào hoạt động từ tháng 6/2020 theo Đề án thành lập Trung tâm phục vụ Hành chính công tỉnh Yên Bái. Qua theo dõi: Năm 2019, UBND xã đã tiếp nhận và giải quyết 600 hồ sơ mức độ mức độ 3; Năm 2020 UBND xã đã tiếp nhận và giải quyết 879 hồ sơ mức độ 2 và 3; Năm 2021 UBND xã đã tiếp nhận và giải quyết 519 hồ sơ mức độ 2 và 3 trên hệ thống Một cửa điện tử, đặc biệt, hướng dẫn thực hiện chữ ký số văn bản cho các đồng chí lãnh đạo UBND xã Tú Lệ. Cấp 14 chữ ký số cho tổ chức, cá nhân (đối với tổ chức được cấp chữ ký số là 01, cá nhân được cấp chứng thư số là 13 tài khoản).
Đối với xây dựng hạ tầng số: Đã triển khai theo Đề án đô thị thông minh như lắp đặt và đưa vào sử dụng đường truyền số liệu chuyên dùng tại xã Tú Lệ, đường truyền internet cáp quang; lắp đặt hệ thống Hội nghị truyền hình tại xã Tú Lệ kết nối về tỉnh Yên Bái và liên thông từ xã tới trung ương. Viettel Yên Bái phủ sóng di động 2G: 9/9 thôn có sóng di động thoại tốt, tỷ lệ phủ dân đạt 100%; 8/9 thôn có dịch vụ cố định băng rộng đạt 89%; 1/9 thôn không có CĐBR chiếm 11%; Dịch vụ DATA (3G/4G/CĐBR): 9/9 thôn có dịch vụ DATA chất lượng tốt. VNPT Yên Bái phủ sóng di động 2G, 3G: 9/9 thôn có sóng di động thoại tốt, tỷ lệ phủ dân đạt 100%. Triển khai lắp đặt trang thiết bị hiện đại cho phòng điều hành (OC) đặt tại Trụ sở UBND xã như: Máy tính, ti vi, giá lắp, trang thiết bị phụ trợ…Xây dựng ứng dụng phục vụ tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế xã hội từ thôn/bản Tích hợp các hệ thống thông tin quản lý văn bản, giáo dục số, y tế số…lắp đặt hệ thống camera giám sát an ninh trên tuyến được Quốc lộ 32 gồm 04 điểm qua địa bàn xã Tú lệ: 01 điểm tại đầu xã Tú Lệ theo hướng từ thị xã Nghĩa Lộ đi vào; 02 điểm đặt tại Trụ sở UBND xã và 01 điểm cuối theo hướng từ huyện Mù Cang Chải đi về thị xã Nghĩa Lộ...
Đối với phát triển kinh tế số: Trang thông tin điện tử xã địa chỉ: http://tule.yenbai.gov.vn/ VNPT đã đưa thông tin 2 sản phẩm đặc sản là gạo nếp Tan và cốm Tú Lệ lên giúp người dân đưa các sản phẩm của mình đăng tải trên Trang và giới thiệu, quảng bá trên môi trường mạng. Bưu điện tỉnh đã triển khai đưa 15 sản phẩm nông sản địa phương tại xã Tú Lệ lên sàn thương mại điện tử Postmart. Hiện tại bản đồ số Bản đồ Vmap có khoảng 456.982 km dữ liệu đường, 23.4 triệu dữ liệu địa chỉ trên toàn quốc, trong đó địa bàn huyện Văn Chấn đã triển khai 34.385 địa chỉ và xã Tú Lệ là 1.338 địa chỉ. Tích hợp nền tảng bản đồ số, nền tảng địa chỉ số Vpostcode vào Hệ sinh thái hành chính công: ứng dụng Công dân số. Trực tiếp cài đặt giải pháp thanh toán tiền điện tử online Viettel Pay cho 23 công chức xã và 19/19 đoàn viên và 9/9 trưởng thôn. Phần thanh toán dịch vụ và chi trả lương và thanh toán các dịch vụ phí tại xã qua ứng dụng Viettelpay chưa thực hiện. Số lượng thuê bao đăng ký sử dụng dịch vụ Viettelpay 589 thuê bao, thuê bao Viettel Money 250 thuê bao. Các giao dịch thực hiện thanh toán tiền điện hàng tháng qua Viettelpay bình quân 120 thuê bao/tháng. Số lượng điển nạp và rút tiền tại xã hiện tại duy trì 4 điểm giao dịch 7/7 ngày trong tuần.
Đối với phát triển xã hội số: Viettel đã triển khai mở Cổng Thông tin điện tử webportal 3/3 trường học trên địa bàn xã, thực hiện duy trì thường xuyên đến nay. VNPT đã triển khai, sử dụng các nền tảng số phục vụ phát triển giáo dục. Hiện tại trên địa bàn xã có 1 trường tiểu học và 1 trường trung học cơ sở sử dụng hệ thống quản lý nhà trường quản lý thông tin học sinh và giáo viên kết quả cụ thể: Tiểu học bao gồm: 25 lớp học, 34 giáo viên và 713 học sinh đạt tỉ lệ 100%; Trung học cơ sở bao gồm: 11 lớp học, 22 giáo viên và 461 học sinh đạt tỉ lệ 100%; Hỗ trợ giáo viên trong công tác quản lý dạy học, phê duyệt giáo án, bài giảng trên môi trường điện tử. Bên cạnh đó đã triển khai hệ thống quản lý trạm y tế xã; Hỗ trợ cán bộ y tế xã triển khai phần mềm Y tế cơ sở HMIS: quản lý sức khỏe sinh sản, quản lý các loại bệnh, quản lý dinh dưỡng, quản lý tử vong, tai nạn, thương tích... VNPT Yên Bái đã triển khai được 104 thuê bao sử dụng dịch vụ truyền hình số cho người dân trên địa bàn xã. Tăng cường hỗ trợ trạm y tế xã thu thập thông tin sức khỏe cho toàn bộ người dân trong xã. Đến nay đã thu thập được: 5277 hồ sơ sức khỏe trên tổng số: 6249 đạt tỷ lệ 84.45%.
Yên Bái là một tỉnh miền núi với địa bàn phân tán trải rộng, điều kiện kinh tế còn khó khăn, việc thực hiện điện tử hóa, số hóa chính quyền là giải pháp hữu ích trong công cuộc cải cách hành chính hiện nay. Đây cũng là mong muốn thể hiện sự quyết tâm của Chính quyền tỉnh Yên Bái trong việc nâng cao công vụ của cán bộ công nhân viên chức, hướng tới mục tiêu phục vụ người dân và doanh nghiệp được tốt hơn, đồng thời đóng góp tích cực vào công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn là địa phương thí điểm chuyển đổi số, do đó lãnh đạo cấp ủy chính quyền địa phương cần nêu cao tinh thần gương mẫu, đi đầu trong ứng dụng CNTT, sử dụng thành thạo các nền tảng số; xác định cấp lãnh đạo là then chốt trong xây dựng chính quyền số; thường xuyên tổ chức kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo thực hiện; tăng cường tuyên truyền bằng nhiều hình thức khác nhau nhằm dần thay đổi nhận thức, thói quen của người dân trong giải quyết thủ tục hành chính; tăng cường truyền thông kỹ năng truy cập, sử dụng in-tơ-nét, thư điện tử, mua bán trực tuyến, thanh toán điện tử, dịch vụ công trực tuyến, bảo đảm an toàn thông tin, từ đó mới tạo nền tảng đẩy mạnh xây dựng chính quyền điện tử, xây dựng chính quyền số phục vụ tốt hơn cho các tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân trên địa bàn.