CTTĐT - Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Yên Bái vừa ban hành Công văn số 98/BCH-PCTT gửi thành viên Ban chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ động ứng phó rét đậm, rét hại khu vực tỉnh Yên Bái.
Ảnh minh họa
Công văn nêu rõ: Đây là đợt rét hại đầu tiên của mùa Đông 2021-2022 lại trùng vào đợt nghỉ lễ Giáng sinh và năm mới trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp. Để chủ động ứng phó với rét đậm, rét hại, Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh yêu cầu các thành viên Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ động triển khai các biện pháp ứng phó, tập trung vào các nội dung chính sau:
1. Thường xuyên cập nhật tình hình thời tiết, diễn biến không khí lạnh, rét đậm, rét hại; tăng cường thời lượng phát tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là hệ thống thông tin, truyền thông cơ sở để chính quyền các cấp, người dân, nhất là ở vùng cao biết, chủ động phòng chống.
2. Tập trung chỉ đạo triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho người già, trẻ nhỏ, học sinh, nhất là tại các trường nội trú như: hạn chế hoạt động dưới trời lạnh, mặc đủ ấm, không yêu cầu học sinh mặc đồng phục, không dùng bếp than để sưởi ấm trong phòng kín; che chắn, giữ ấm cho vật nuôi, cây trồng, nhằm giảm thiểu mức độ thiệt hại về sản xuất, chú trọng đàn đại gia súc và các cơ sở chăn nuôi tập trung ở khu vực đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Căn cứ tình hình thời tiết cụ thể tại địa phương chủ động cho học sinh nghỉ học.
3. Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn các hộ chăn nuôi vệ sinh, củng cố chuồng trại, che chắn giữ ấm, chủ động dự trữ thức ăn đảm bảo phòng chống đói, rét; triển khai phương án di chuyển gia súc chăn thả tự do về chuồng nuôi nhốt trong tình huống cần thiết để đảm bảo an toàn; hướng dẫn về công tác phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, thủy sản.
(Tham khảo tài liệu hướng dẫn, truyền thông trên trang thông tin điện tử của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai: http://phongchongthientai.mard.gov.vn/Pages/Ret-hai-suong-muoi.aspx)
4. Rà soát, cập nhật tổng hợp các đối tượng có nguy cơ ảnh hưởng của rét đậm, rét hại (có mẫu biểu kèm theo) và báo cáo kết quả triển khai thực hiện về Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy Phòng chống Thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh (báo cáo nhanh trước 16h00 ngày 24/12/2021 và báo cáo đầy đủ trước ngày 29/12/2021).
5. Chủ động thông báo, hướng dẫn cho khách vãng lai, khách du lịch; cắm biển cảnh báo trên các tuyến đường có khả năng xảy ra băng giá, trơn trượt để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông.
6. Tổ chức các đoàn công tác xuống cơ sở để kiểm tra, đôn đốc và hướng dẫn người dân các biện pháp phòng, tránh.
7. Tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên tổng hợp báo cáo về tình hình diễn biến thiên tai, thiệt hại về Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy Phòng chống Thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh (số điện thoại liên lạc 0216.3852.708; số fax 0236.3855.493) để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh có biện pháp chỉ đạo kịp thời.
647 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Yên Bái vừa ban hành Công văn số 98/BCH-PCTT gửi thành viên Ban chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ động ứng phó rét đậm, rét hại khu vực tỉnh Yên Bái.Công văn nêu rõ: Đây là đợt rét hại đầu tiên của mùa Đông 2021-2022 lại trùng vào đợt nghỉ lễ Giáng sinh và năm mới trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp. Để chủ động ứng phó với rét đậm, rét hại, Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh yêu cầu các thành viên Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ động triển khai các biện pháp ứng phó, tập trung vào các nội dung chính sau:
1. Thường xuyên cập nhật tình hình thời tiết, diễn biến không khí lạnh, rét đậm, rét hại; tăng cường thời lượng phát tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là hệ thống thông tin, truyền thông cơ sở để chính quyền các cấp, người dân, nhất là ở vùng cao biết, chủ động phòng chống.
2. Tập trung chỉ đạo triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho người già, trẻ nhỏ, học sinh, nhất là tại các trường nội trú như: hạn chế hoạt động dưới trời lạnh, mặc đủ ấm, không yêu cầu học sinh mặc đồng phục, không dùng bếp than để sưởi ấm trong phòng kín; che chắn, giữ ấm cho vật nuôi, cây trồng, nhằm giảm thiểu mức độ thiệt hại về sản xuất, chú trọng đàn đại gia súc và các cơ sở chăn nuôi tập trung ở khu vực đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Căn cứ tình hình thời tiết cụ thể tại địa phương chủ động cho học sinh nghỉ học.
3. Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn các hộ chăn nuôi vệ sinh, củng cố chuồng trại, che chắn giữ ấm, chủ động dự trữ thức ăn đảm bảo phòng chống đói, rét; triển khai phương án di chuyển gia súc chăn thả tự do về chuồng nuôi nhốt trong tình huống cần thiết để đảm bảo an toàn; hướng dẫn về công tác phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, thủy sản.
(Tham khảo tài liệu hướng dẫn, truyền thông trên trang thông tin điện tử của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai: http://phongchongthientai.mard.gov.vn/Pages/Ret-hai-suong-muoi.aspx)
4. Rà soát, cập nhật tổng hợp các đối tượng có nguy cơ ảnh hưởng của rét đậm, rét hại (có mẫu biểu kèm theo) và báo cáo kết quả triển khai thực hiện về Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy Phòng chống Thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh (báo cáo nhanh trước 16h00 ngày 24/12/2021 và báo cáo đầy đủ trước ngày 29/12/2021).
5. Chủ động thông báo, hướng dẫn cho khách vãng lai, khách du lịch; cắm biển cảnh báo trên các tuyến đường có khả năng xảy ra băng giá, trơn trượt để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông.
6. Tổ chức các đoàn công tác xuống cơ sở để kiểm tra, đôn đốc và hướng dẫn người dân các biện pháp phòng, tránh.
7. Tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên tổng hợp báo cáo về tình hình diễn biến thiên tai, thiệt hại về Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy Phòng chống Thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh (số điện thoại liên lạc 0216.3852.708; số fax 0236.3855.493) để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh có biện pháp chỉ đạo kịp thời.